Nội dung thực nghiệm * Thực nghiệm 1:

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng kiểu bài toán của Pisa vào dạy học môn toán ở trường THPT theo định hướng tăng cường các bài toán thực tiễn (Trang 137)

211 208 205 202 199 196 Nhịp tim tối đa được khuyến cáo mớ

4.2.2.Nội dung thực nghiệm * Thực nghiệm 1:

* Thực nghiệm 1:

Chúng tôi bổ sung các ví dụ Dùng thuốc, Sự tăng trưởng và Bán

hàng đặc sản...vào các nội dung Hàm số, Hàm số y = ax +b của chương II-

Hàm số (Chương trình Đại số lớp 10 – Chương trình chuẩn). Các bài tập khác trong SGK vẫn được giữ nguyên. Việc bổ sung không làm ảnh hưởng nhiều đến tổng số bài tập của mỗi tiết.

Sau khi học hết nội dung thực nghiệm, các lớp thực nghiệm và đối chứng cùng làm chung bài kiểm tra.

Bài kiểm tra làm trong 30 phút, nội dung bài kiểm tra như sau: Bài toán: Nhịp tim

Vì lý do sức khỏe, người ta nên hạn chế những nỗ lực của họ, ví dụ như trong thể thao để không vượt quá tần số nhịp tim nhất định. Trong nhiều năm qua mối quan hệ giữa tỷ lệ khuyến cáo giữa nhịp tim tối đa và độ tuổi của một người được mô tả bởi công thức sau :

Nhịp tim tối đa được khuyến cáo = 220 – tuổi

Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng công thức này nên được sửa đổi một chút. Công thức mới như sau:

Nhịp tim tối đa được khuyến cáo = 208 – (0.7 x tuổi)

Bảng 4.1: Bảng nhịp tim đối đa được khuyến cáo

Tuổi (theo năm) 9 12 15 18 21 24

Nhịp tim tối đa được khuyến cáo cũ

(công thức cũ)

211 208 205 202 199 196

Nhịp tim tối đa được khuyến cáo mới

(công thức mới)

201,7 197,5 195,4 191,2

Câu hỏi 1: Hoàn thiện bảng 4.1 về nhịp tim tối đa được khuyến cáo:

Câu hỏi 2: Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa nhịp tim được khuyến cáo và độ tuổi ( hoành độ là độ tuổi, tung độ là nhịp tim được khuyến cáo) theo hai công thức tính.

Câu hỏi 3: Ở tuổi nào thì công thức cũ và mới cho chính xác cùng một giá trị và giá trị đó là bao nhiêu?

Câu hỏi 4: Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tập thể dục có hiệu quả nhất khi nhịp tim là 80% của nhịp tim tối đa được khuyến cáo theo công thức mới. Hãy viết và rút gọn công thức cho nhịp tim hiệu quả nhất để tập thể dục theo tuổi.

Câu hỏi 5: Công thức mới đã làm thay đổi nhịp tim khuyến cáo theo độ tuổi như thế nào? Hãy giải thích câu trả lời của bạn một cách rõ ràng.

* Thực nghiệm 2: Tiết lí thuyết bài “Cấp số cộng” (Đại số và Giải tích

lớp 11)

Đây là tiết dạy trong phạm vi chương III – Dãy số- Cấp số cộng và cấp số nhân (Đại số và Giải tích lớp 11) với mục đích nhằm cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về cấp số cộng: định nghĩa, công thức số hạng tổng quát các tính chất.

Tổ chức dạy học

Phương pháp: Dạy học thông qua trò chơi, hoạt động theo nhóm

Phương tiện: Máy chiếu, bảng phụ học sinh, phiếu học tập. Hình thức tổ chức dạy học: Học tại lớp, thời gian 45 phút. Tiến trình bài học:

Hoạt động 1: Định nghĩa cấp số cộng

- Giáo viên chiếu bài toán “Ai là người thắng cuộc”, cho học sinh suy nghĩ trong 3 phút. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Gợi ý cho học sinh chơi 1 trò chơi tương tự như trò chơi trên. Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử một đại diện tham gia trò chơi sau: “Hành trình đến số 26”. Quy định chơi như sau: Người thứ nhất có quyền nói 1 hay 2. Người tiếp theo chỉ có thể nói một số bằng số của người thứ nhất vừa nói cộng thêm 1 hoặc 2. Người nào nói số 26 là người thắng cuộc khi nói số nào thì viết số đó lên bảng)

- Các nhóm trả lời các câu hỏi của bài toán “ Ai là người thắng cuộc” - Hai đại diện về nhóm thảo luận rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho trò chơi tiếp theo.

- Nhóm thắng cử 1 đại diện thi đấu với giáo viên. Trò chơi “Hành trình đến số bạn thích” (Lưu ý số bạn thích phải nằm trong phạm vi từ 30 đến 100). Người thứ nhất có quyền nói 1, 2 hoặc 3. Người tiếp theo nói một số bằng số của người thứ nhất cộng thêm 1, 2 hoặc 3. Người nào nói được số bạn thích là người chiến thắng.

- Giáo viên cho học sinh chọn 1 trong 2 phương án: 1, Chọn số bạn thích

2, Chọn thứ tự nói trước hoặc sau Giáo viên sẽ chọn phương án còn lại.

- Hai nhóm thảo luận và rút kinh nghiệm trong 3 phút.

- Các nhóm thảo luận và trình bày chiến thuật chơi để luôn thắng.

- Các nhóm ghi lại dãy số chiến thắng trong các trò chơi thứ nhất và thứ 2. - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét đặc điểm của các dãy số thu được từ đó hình thành khái niệm cấp số cộng.

Hoạt động 2: Xác định công thức số hạng tổng quát của cấp số cộng - Giáo viên nêu bài toán: “Bỏ ống tiết kiệm” (câu hỏi 1) để gợi động cơ tìm công thức số hạng tổng quát của cấp số cộng.

- Xây dựng công thức - Quay trở lại giải câu hỏi 1

Hoạt động 3: Xác định tính chất các số hạng của cấp số cộng

- Chia học sinh thành 2 nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ sau: Nhóm 1: Tính Uk−1, Uk, Uk+1 của một cấp số cộng theo U1 và d

( k ∈N, k > 1). Rút ra mối liên hệ giữa các số hạng trên ?

Nhóm 2: Tính Uk−1, Uk+1 theo Uk (k ∈N, k > 1). Rút ra mối liên hệ giữa các số hạng trên ?

- Rút ra tính chất các số hạng của cấp số cộng Hoạt động 4: Tổng n số hạng đầu của cấp số cộng.

- Giáo viên nêu câu hỏi 2 của bài toán “Bỏ ống tiết kiệm” để gợi động

cơ tìm công thức tính tổng n số hạng đầu của một cấp số cộng - Xây dựng công thức tính tổng.

- Giải bài toán trên.

Hoạt động 5: Củng cố bài học

- Giáo viên nhắc lại những kiến thức cơ bản của bài học.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng kiểu bài toán của Pisa vào dạy học môn toán ở trường THPT theo định hướng tăng cường các bài toán thực tiễn (Trang 137)