bài toán trong dạy học toán
Theo chúng tôi khi thiết kế, sử dụng hệ thống câu hỏi cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
1.5.4.1. Nguyên tắc 1: Tính có vấn đề
Hệ thống câu hỏi phải hướng tới giải quyết một vấn đề nào đó, do đó cần có câu hỏi tạo tình huống gợi vấn đề, câu hỏi trọng tâm, nhằm giúp học sinh xác định kiến thức cần đạt được.
1.5.4.2. Nguyên tắc 2: Tính vừa sức
Hệ thống câu hỏi đặt ra cần phải phù hợp với đối tượng học sinh, tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều có khả năng suy nghĩ trả lời câu hỏi hoặc hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi. Mặt khác, câu hỏi vừa sức cũng giúp đảm bảo yếu tố tâm lý, làm cho học sinh có tâm trạng thoải mái, không căng thẳng khi suy nghĩ trả lời đồng thời cũng tạo được hứng thú cho học sinh khi tìm ra câu trả lời.
1.5.4.3. Nguyên tắc 3:Tính khả thi
Để có thể thực hiện mục tiêu dẫn dắt học sinh tiếp cận tri thức, tiến tới chiếm lĩnh tri thức thì trước hết cần xác định được khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh từ đó thi t kế ế hệ thống câu hỏi tương ứng với trình độ kiến thức học sinh, câu hỏi đặt ra phải thu được câu trả lời và cũng chỉ có thể trả lời được câu hỏi thì học sinh mới từng bước đi tới yêu cầu kiến thức cần đạt trong bài học. Do đó, câu hỏi đưa ra phải có tính khả thi, không đặt câu hỏi quá khó theo kiểu đánh đố học sinh hoặc câu hỏi mà người hỏi chưa trả lời được.
1.5.4.4. Nguyên tắc 4: Tính lôgic
Hệ thống câu hỏi phải được tương ứng với quá trình giải quyết vấn đề theo các cấp độ nhận thức từ thấp đến cao, từ dễ đến khó và phải có sự liên hệ, hỗ trợ cho nhau để đạt được mục đích của bài học.
Hệ thống câu hỏi đặt ra để dẫn dắt học sinh phải thực hiện theo các mức độ: Biết, nhớ lại, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá,...Việc chiếm lĩnh tri thức mới phải dựa trên quá trình nhận biết và huy động kiến thức đã học, vận dụng kiến thức cũ để tiếp nhận kiến thức mới rồi xem xét vấn đề trên cơ sở tri thức mới.
1.5.4.5. Nguyên tắc 5: Tính mở
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học là việc đổi mới cách truyền thụ của giáo viên và cách tiếp nhận tri thức của học sinh, quá trình dạy học phải lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, độc lập, chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh được hoạt động nhiều hơn, được thể hiện chính kiến của mình nhiều hơn, được trao đổi, thảo luận theo quan điểm, lập trường của mình qua đó chủ động tiếp nhận kiến thức. Do đó, hệ thống câu hỏi cần thể hiện tính “mở” nhằm giúp học sinh phát huy khả năng khai thác, sáng tạo các tri thức đã được nhận được.