Bức tranh Hà Nội xưa qua màu của nỗi nhớ và hoài niệm

Một phần của tài liệu Luận văn: Tản văn viết về Hà Nội của Đỗ Phấn (Trang 47 - 55)

BỨC TRANH HÀ NỘI QUA NHỮNG NÉT VẼ NGÔN TỪ CỦA HỌA SĨ – NHÀ VĂN ĐỖ PHẤN

2.1.2. Bức tranh Hà Nội xưa qua màu của nỗi nhớ và hoài niệm

Tìm đến tản văn của Đỗ Phấn, người đọc sẽ nhận ra một nỗi buồn xuyên suốt các tác phẩm. Nếu không buồn vì cảnh vật đổi thay, cuộc sống, con người đổi thay thì cũng buồn vì chưa thể chấp nhận yêu một hà Nội hiện tại với trăm thứ bộn bề ngổn ngang. Phải chăng vì Đỗ Phấn vẫn luôn ôm ấp, hoài niềm về hình ảnh một Hà Nội xưa cũ? Ở đó cuộc sống êm đềm, bình dị biết bao. Dù cuộc sống hiện tại cho ông sự tiện nghi, đủ đầy nhưng lại lấy đi của ông những kí ức đẹp về Hà Nội một thời. Điều đó lí giải vì sao mà trong các bài tản văn của ông ta thường bắt gặp một hình ảnh Hà Nội xưa và Hà Nội nay đặt đối sánh với nhau.

Hà Nội cũ gắn với tuổi thơ, tuổi trẻ của nhà văn. Nó thật bình dị và êm đềm và nay xa rồi thì để lại biết bao nhung nhớ trong lòng văn nhân Đỗ Phấn. Ông luôn

hoài niệm về một Hà Nội chưa xa lắm nhưng nay đã là dĩ vãng, muốn sống lại như trước đây là điều không tưởng nên chỉ có thể hồi tưởng lại và sống trong sự nhớ thương ấy mà thôi. Vào những ngày xuân không thể không nhắc tới những cành đào và không khí đón tết của mọi nhà. Hà Nội là trung tâm văn hóa của cả nước, kinh tế phát triển hơn nên những ngày đầu xuân năm mới cũng có phần rộn ràng, tập nập hơn. Dù là người Hà Nội xưa hay nay, khi tết mọi người đều đổ ra chợ để...chơi: “Người Hà Nội đi chợ Tết không chỉ để mua bán. Người đi chơi bao giờ cũng nhiều hơn. Xưa đã thế và nay vẫn vậy” [35, 18]. Người thành phố quanh năm bận bịu với công việc nên tết là dịp để mọi người xả hơi, rong chơi. Và so với ngày nay, Tết xưa ở Hà Nội có phần giản dị và eo hẹp hơn: “cả gia đình chỉ cần một người ra Bách hóa Tổng Hợp xếp hàng mua túi hàng Tết theo tiêu chuẩn…”. Sống trong những ngày thiếu thốn là vậy nhưng niềm vui thì chưa bao giờ thiếu. Cứ tết đến là chồng com lê vợ áo dài tha thướt đi chúc Tết họ hàng bạn bè suốt ngày, cỗ bàn linh đình mâm trên mâm dưới. Tết nhất là dịp mà từ người lớn tới trẻ con, ai cũng háo hức, đợi chờ với tất cả nỗi niềm sâu kín. Người ở xa mong ngày Tết được trở về đoàn tụ với gia đình. Người bán hàng mong Tết đến để bán được nhiều hàng hơn. Vui nhất là trẻ nhỏ. Bởi vì Tết đến “trước hết là được nghỉ học đi chơi. Được ăn uống tùy ý quá với khẩu phần ăn hàng ngày. Có thể còn được mặc quần áo mới. và dĩ nhiên trong túi quần lúc nào cũng hãnh diện có hơn thằng bạn mươi quả pháo tép…” [35, 19].

Còn Tết ngày nay ở Hà Nội đã nhạt nhẽo và nhàm chán hơn rất nhiều mặc dù mọi thứ đều tiện lợi và sẵn có đầy đủ, dư thừa. Siêu thị ngập tràn đồ ăn thức uống, hoa quả chỉ cần dạo một vòng là có đủ thứ mình muốn nhưng “Rất khó để nhìn thấy không khí Tết bởi hàng hóa và cách thức bán mua không khác gì ngày thường. Tự nhặt những thứ mình cần cho vào giỏ. Xếp hàng trả tiền…” [35, 18]. Những tưởng khi cuộc sống đủ đầy, tiện lợi thì Tết cũng hoành tráng, rôm rả và vui vẻ hơn nhưng không phải như vậy. Những người cần gặp và những món cần ăn ngày thường đã thưởng thức hết rồi nên Tết đến cũng chẳng thiết tha gì mấy. Mọi ngày phố xá tấp nập, ồn ào là thế nhưng khi Tết đến những con phố vắng hoe, vắng hoắt: “Thành

phố vắng đi hơn nửa số người ngụ cư hàng ngày lại càng vắng hơn khi người thành phố cũng rời căn hộ của mình đi tìm những không gian khác với bốn bức tường”. Có vẻ như ý kiến “Tết đoàn viên, Tết xum họp” không mấy phù hợp với người dân thành phố hiện nay bởi họ thường tranh thủ những ngày nghỉ Tết xả hơi sau một năm tất bật làm việc. Ngày trước vì còn kham khổ nên chỉ mong chờ đến Tết để được thưởng thức những món ăn ngon, được chơi pháo hoa, còn “bây giờ bánh chưng cúng mua hai chiếc nhiều năm để quên mốc thếch. Pháo hoa giao thừa cứ việc “nổ” trên TV” [35, 51]. Mọi thứ đều công nghiệp hóa, đều dư thừa như vậy nên chẳng mấy ai háo hức tết nhất. Có chăng vui tết vì có thêm vài ngày được nghỉ ngơi, thư giãn. Không khí Tết tẻ nhạt, tầm thường không khác ngày thường là mấy.

Nói về ngày Tết không thể thiếu những cành đào khoe sắc thắm chào ngày xuân. Nhà nào cũng chuẩn bị cho mình một cành đào nho nhỏ để trang trí căn nhà thêm ấm cúng và có thêm chút không khí. Cả Hà Nội khi xưa chỉ có một chợ hoa Cống Chéo duy nhất cung cấp hoa cho thành phố. Và một vườn đào khéo lắm mới chọn được hơn chục cành. Ra phố ngày Tết khi ấy sẽ bắt gặp hình ảnh những chen chúc áo quần trong tiết trời thầm thì mưa bụi. Những mặt người mặt hoa rạng rỡ hòa quyện vào nhau: “màu hoa đào hồng lên má người con gái đương thì hay môi cười hàm tiếu thiếu nữ Hà Nội đậu trên những cành đào nâu sạm màu sương gió cũng khó lòng phân biệt”[35, 38]. Dường như Tết đem lại niềm vui và cả sự duyên dáng cho người Hà Thành. Người Hà Nội trước đây vốn nổi tiếng là thanh lịch và tao nhã, mỗi khi xuân về thêm niềm vui đón chào năm mới, sắc hồng hoa đào lẫn môi cười duyên dáng của người thiếu nữ Hà Thành làm cho không khí Tết càng rạo rực, tươi vui hơn.

Tết xưa hân hoan, rộn ràng là vậy. Còn ngày nay, những vườn đào xác xơ vẫn đấy nhưng không có một cành nào ra hồn, muốn kiếm tìm chút hương sắc tinh tế cho ngày Tết cũng khó. Người Hà Nội bây giờ chơi hoa cũng không còn cầu kì, kĩ tính như trước đây, chỉ cần to và khỏe là được, “có lẽ nếu bán theo cân thì sinh lợi lớn”. Những người mặn nồng với thú chơi đào của mười năm về trước như Đỗ Phấn chỉ còn biết “bâng khuâng đứng bên hồ lắng nghe trong gió những cánh đào

xưa cũ vẫn ẩn hiện đâu đó rất gần. Chỉ thế thôi cũng đủ là…” [35, 35]. Họ khắc khoải nhớ nhung những hình ảnh đẹp đẽ xưa kia đã bị tan loãng, họ tiếc nuối hình ảnh tinh túy một thời, giờ đây chỉ còn biết vọng về một nỗi nhớ thương, tiếc nuối khôn tả.

Ngày xuân, mưa phùn giăng trắng xóa như màn sương mờ ảo. Cây cối cựa quậy những mầm xanh chuẩn bị nhú lên, vạn vật sinh sôi nảy nở, duy chỉ có trời nồm là khó chịu. Thế nhưng câu chuyện đời thường ấy cũng có sự đón nhận khác nhau ở mỗi thời: “Ngày xưa mình ở căn nhà ba chục mét vuông có tám con người. Những hôm trời nồm anh em mình ra phố chơi cả ngày. Hạn chế bước chân về nhà để giữ cho sàn đá hoa sạch sẽ còn chỗ trải chiếu ngồi ăn cơm. Rất may là đường phố ngày ấy còn rộng rãi vắng vẻ” [35, 44]. Trời nồm khi ấy dù khó chịu một chút nhưng lại là một cơ hội tốt cho những cô bé, cậu bé được tung tăng bay nhảy cả ngày trên phố. Họ đón nhận nó như một điều tự nhiên và bình thường trong cuộc sống. Phải chăng tính khí ôn hòa, thanh lịch tao nhã của người dân thị thành khi ấy đã tạo nên nếp sống như vậy? Cách ứng xử với cuộc sống của người Hà Nội khi đó là niềm ngưỡng mộ của biết bao miền quê khác. Miền Bắc cứ mỗi khi xuân về trời thường nồm nàm, ẩm ướt. Trước kia cũng vậy và bây giờ vẫn thế, chỉ khác ở thái độ đón nhận. Trước đây người ta thản nhiên chấp nhận nó như một hiện tượng thời tiết bình thường còn ngày nay họ thấy khó chịu và cấm cảu, không muốn tiếp đãi ai vào những ngày ấy. Đáng thương nhất là lũ trẻ. Vào những ngày ẩm trời, chúng “bị nhốt trong nhà, trong lớp học. Nghĩ cũng thương. Không phải trải chiếu xuống đất ngồi ăn cơm thì cũng là lúc không còn vỉa hè cho trẻ con chạy nhảy” [35, 44]. Muốn được ra ngoài vui chơi cả ngày như trẻ con cách đây vài chục năm là điều cũng không được phép nghĩ. Cả ngày bị nhốt trong bốn bức tường chật chội nhưng như thế biết đâu còn an toàn hơn để chúng ra phố phường lộn xộn, ầm ào.

Hạ sang, không còn những ngày ẩm ướt, nồm nàm khó chịu nữa cũng là lúc trẻ con được tự do vui chơi. Ngày thơ bé Đỗ Phấn cũng có thật nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Mùa hè là thường là mùa của những giải bóng đá. Nhưng cách đây vài chục năm đâu phải nhà nào cũng có vô tuyến truyền hình để mà thỏa niềm đam mê theo

dõi những trận đấu lớn. Khi đó “cả xóm chỉ có một chiếc TV, bóng đá quốc tế được xem bởi đầy đủ thành phần trong con ngõ ấy”. Thiếu thốn nhưng chưa bao giờ tắt nụ cười. Cả xóm cùng xem, cùng reo hò, cổ vũ náo nhiệt như xem trực tiếp trên sân đấu. Khi cái nắng hầm hập đổ xuống từng nóc nhà, những bản đàn ca của những chú ve cũng vang lên không ngớt, lũ trẻ cách đây vài chục năm được mặc sức trổ tài bắt ve. Chúng “làm những chiếc đèn dầu chụp ống bơ tối tối đi soi ve. Nhặt que kem trên bờ Hồ buộc lại thành những chiếc lồng ve xinh xắn” [35, 127]. Bắt ve cũng là một nghệ thuật và những chú bé ngày ấy là những người nghệ sĩ tài ba. Chưa thấy con ve nào lọt được những chiếc lồng xinh xắn của các bé.

Hà Nội không quá rộng lớn nhưng hiểu hết về mảnh đất này thì không phải ai cũng hiểu, nhất là từng con đường, góc phố trước đây đã được hình thành và thay đổi như thế nào để có được diện mạo như ngày hôm nay. Độc giả sẽ rất thú vị khi ông cho biết thêm nhiều điều về vỉa hè của Hà Nội những năm 60 của thế kỉ trước: Vỉa hè Hà Nội được chia ra làm ba loại rõ ràng. Những tuyến phố cũ trước hòa bình lát gạch chỉ khía vạch chéo chống trơn đỏ au sau mỗi trận mưa rào. Bờ hè được cạp bằng đá xanh… Giờ đây những vỉa hè như vậy không còn nhiểu. Tất cả đã được cải tạo và xây mới để phù hợp với quang cảnh của một đô thị hiện đại. Vỉa hè thân thương năm xưa giờ chỉ còn tồn tại trong kí ức của một số người Hà Nội cũ. Nó giản đơn, cũ kĩ nhưng đã có biết bao kỉ niệm về cuộc sống êm đềm khi xưa diễn ra ở đó. Thương nhớ vỉa hè không phải là tiếc nuối hình ảnh xưa cũ, những năm tháng trước đây mà chỉ là nhung nhớ những gì đã diễn ra, nhớ thương một cuộc sống bình dị êm đềm không chen lấn xô bồ như ngày nay. Thương nhớ vỉa hè còn là nỗi niềm nhung nhớ với mảnh đất, hồn cốt của quê hương đọng lại trong từng viên gạch năm ấy. Người đọc thực sự ngỡ ngàng trước trí nhớ và tài quan sát của Đỗ Phấn. Chi tiết và tỉ mỉ, nhưng không rườm rà, ông phác họa ra thật sinh động thế giới vỉa hè Hà Nội gần nửa thế kỷ trước. Rồi ông bâng khuâng khi nói đến “hình hài cái vỉa hè đã muôn phần đổi khác” hôm nay.

Mùa thu là mùa nhung nhớ, dễ gợi lên trong lòng người những dòng suy nghĩ miên man. Có lẽ vì thế mà khi thu sang nỗi nhớ về Hà Nội một thuở trong Đỗ Phấn

càng da diết hơn. Đầu tiên là nhớ tiếng guốc rao đêm lắng đọng hồn phố xa xưa bền bỉ: “Trẻ con thành phố ngày ấy đến trường cũng phần lớn đi guốc. Cả trai và gái. Guốc trẻ gái quai chéo sơn màu sặc sỡ vẽ hoa năm cánh chấm tròn như đầu đũa nhưng quai thì vẫn chỉ là lốp ôtô hỏng lạng mỏng ra đóng vào. Trẻ trai thì đeo guốc mộc quai ngang” [35, 208]. Ngày nay không còn mấy ai đi guốc mộc, chợt thấy cái cảm giác phố đêm thanh vắng cũng hư hao đi rất nhiều. Tiếng guốc tuy mộc mạc, thô tháp nhưng đó là thứ âm thanh đặc biệt, là nét đặc trưng của thành phố yên tĩnh trước đây. Còn Phố phường Hà Nội ngày nay đêm cũng như ngày ồn ào, xáo động không ngớt tiếng người. Muốn có những giây phút yên tĩnh, lắng đọng thật khó. Tiếng ồn đã trở thành một đặc trưng cho những thành phố lớn. Vậy nên, ước mong được tận hưởng những giây phút bình yên, tĩnh lặng giữa lòng thành phố hiếm khi thực hiện được. Chỉ có thể lần tìm những điều thiêng liêng ấy trong kí ức mà thôi. Không biết nên vui hay nên buồn khi thành phố ngày nay có diện mạo ồn ào, náo nhiệt hơn hẳn trước đây?

Nhớ lại tuổi thơ, hình ảnh người mẹ tảo tần trên những con dốc năm xưa của Đỗ Phấn vẫn luôn hiện hữu. Như một phần không thể thiếu trong kí ức, những con dốc cũng luôn xuất hiện trong tâm trí của nhà văn: “Con dốc gần ngã năm Bà Triệu không cao lắm ngay gần nhà là nơi mẹ tôi phải qua lại mỗi ngày bốn lượt…cái vĩ đại trong cuộc đời công chức của mẹ không chỉ là nuôi nấng đàn con sáu đứa nên người mà còn ở chỗ dắt xe đạp lên con dốc ấy mấy vạn lần bất kể nắng mưa bão lụt” [35, 217]. Sao có thể đếm được những bước chân mà người mẹ ấy đã đi về suốt một đời để nuôi những đứa con khôn lớn trưởng thành. Nỗi nhọc nhằn theo chân mẹ và in hằn lên những con dốc đó là những hình ảnh xúc động nhất khi ông nhớ về những con dốc và nhất là nhớ về người mẹ thân yêu của mình. Con dốc còn là nơi mà “đám trẻ choai choai ngày ấy tối thứ Bảy mượn được xe đạp người lớn hay rủ nhau đạp thi ngược dốc Hàng Đậu lên cầu vòng sang Gia Lâm quay về đổ xuống dốc Trần Nhật Duật” [35;218]. Đó là một trong những thú vui nho nhỏ của những chú bé ngày xưa. Cảm giác được chinh phục các con dốc khó nhằn và được tự do bay bổng, được thử những cảm giác phiêu lưu, mạo hiểm khi lao xuống những con

dốc là niềm say mê của một thời niên thiếu. Hà Nội ngày nay không thiếu những con dốc nhưng “nhôm nhoam bén già như tôi phải ì ạch dắt xe máy cả lên và xuống. Lúc ấy chỉ mơ một chiếc xe đạp. Dĩ nhiên để dắt…”. Năm tháng qua đi, tuổi tác đã để lại dấu ấn trên mái đầu pha sương thì đó là lúc người ta chỉ có thể nghĩ về những trò chơi có phần mạo hiểm trong kí ức tươi đẹp mà thôi. Và cũng chỉ cần có mảng kí ức đó thôi người ta cũng thấy cuộc đời mình không quá tẻ nhạt, vô vị…

Đỗ Phấn còn dành tình yêu tha thiết cho từng hàng cây của thành phố. Cây Hà Nội không giống với bất cứ nơi đâu trên đất nước. Những gốc cây mang đầy thương tích, đại diện cho cả nước đã và đang chịu đựng sức tàn phá của con người. Đó là “những gốc sấu già nua sần sùi u cục trên đường Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo. Những cây me già rỗng ruột phong phanh mưa nắng đầu đường Bà Triệu, Lê Thái Tổ… Những con phố lớn hầu như được trồng một loại cây làm ta dễ dàng mường tượng hình ảnh của nó mỗi khi đi xa” [35;259]. Ngày nay, các con phố trở nên lạ lẫm với đủ các loại cây. Thành phố vào giai đoạn cao trào của “đại dịch” bằng lăng. Tái tê tím suốt đầu hạ trên gần như tất cả các con phố. Bằng lăng trồng cạnh phượng vĩ như ông nói có thể nói là vô duyên hết cỡ “cứ như là cave có mặt trong hội nghị khoa học”… Từng hàng cây, đặc điểm hình thù nó ra sao, màu sắc như thế nào ông đều nhớ rất rõ, và kí ức về những hàng cây năm xưa chưa hề phôi

Một phần của tài liệu Luận văn: Tản văn viết về Hà Nội của Đỗ Phấn (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w