Hà Nội thì không có tuyết, Phượng ơi và Ông ngoại hay cười trong mảng tản văn viết về Thăng Long – Hà Nộ

Một phần của tài liệu Luận văn: Tản văn viết về Hà Nội của Đỗ Phấn (Trang 30 - 33)

mảng tản văn viết về Thăng Long – Hà Nội

Tản văn viết về Hà Nội đã xuất hiện từ lâu trong nền văn học nước nhà. Cùng với những cơn biến thiên của lịch sử, mảng văn học này đã trải qua không ít những thăng trầm, có lúc đạt thành tựu rực rỡ, có khi chỉ là những sáng tác nhỏ lẻ nhưng cũng đã đặt tiền đề cho các giai đoạn sau. Dù là thịnh hay suy, thăng hay trầm có thể nhận thấy tản văn về Hà Nội chưa bao giờ thiếu vắng trên văn đàn. Công trình nghiên cứu “Nghìn năm ký, tản văn về Thăng Long – Hà Nội” của Nguyễn Đăng Điệp sẽ cung cấp cho chúng ta cái nhìn toàn diện về ký – tản văn Hà Nội qua các thời kỳ. Công trình này cũng cho thấy văn học Thăng Long - Hà Nội, trong đó có tản văn đã phát triển liên tục, góp phần khẳng định vị trí trung tâm văn hóa, văn học của nước Việt ngàn năm văn hiến.

Từ thế kỷ X - XV: Thành tựu và vẻ đẹp riêng, độc đáo

Suốt thời Lý - Trần, tản văn Thăng Long xuất hiện dưới dạng các tác phẩm mang chức năng hành chính và nghi lễ tôn giáo, trong đó chủ yếu là các tác phẩm thuộc loại văn khắc và một số tác phẩm có tính chất truyện ký, tiểu truyện. Tuy thiên về văn học chức năng, nhưng tản văn giai đoạn này cũng có những thành tựu và vẻ đẹp riêng, độc đáo. Có thể nói, tản văn Thăng Long trong năm thế kỷ đầu dựng đô không chỉ thể hiện vẻ độc đáo của văn hóa - lịch sử đương thời mà còn đặt nền móng cho sự phát triển vượt bậc của thể loại trong các giai đoạn tiếp theo.

Thế kỷ XVI - cuối thế kỷ XIX: lặng lẽ tạo nền móng cho sự phát triển của tản văn nghệ thuật ở giai đoạn sau.

Thời Lê - Mạc, tản văn Thăng Long - Hà Nội tuy không có nhiều thành tựu nổi bật nhưng lại lặng lẽ tạo nền móng cho sự phát triển của tản văn nghệ thuật ở giai đoạn sau. Đời sống có quá nhiều xáo động của kinh đô từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh trở đi đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển và nở rộ của thể tản văn. Những nhà văn bắt đầu mang trong mình ý thức cá nhân không thể không phản ánh thế cuộc bể dâu bằng cái nhìn thế sự. Tuy chưa chú ý nhiều đến con người cá nhân như truyện ngắn, cũng ít khi tái hiện cuộc sống ở góc nhìn đại quan như

tiểu thuyết chương hồi, tản văn Thăng Long giai đoạn này chủ yếu quan tâm đến những vấn đề thế sự. Qua các bài tạp thuật những điều tai nghe mắt thấy của xã hội Việt Nam xưa hiện lên hết sức phong phú và sống động. Tuy nhiên, phía sau những đoạn trường, những biến đổi sâu sắc về giá trị, trong các trang văn, ta vẫn nhận thấy hình ảnh một đế đô Thăng Long hào hoa, thanh lịch.

Từ đầu thế kỷ XX đến 1945: đậm nét trữ tình và đầy chất hiện thực

Hội nhập với văn hóa Pháp và văn minh Âu Tây, văn hóa Việt Nam từng bước hòa nhập vào quỹ đạo văn hóa thế giới. Hà Nội được trả lại vị trí xứng đáng là trung tâm văn hóa chính trị của cả nước. Tản văn với đặc tính năng động và khả năng bám sát đời sống, trong một môi trường văn hóa rộng mở, đã nhanh chóng tìm được chỗ đứng và trở thành thể loại tiên phong của nền văn học mới.

Tản văn Thăng Long - Hà Nội giai đoạn này có hai nguồn cảm hứng: một bên đậm chất trữ tình và bên kia, đầy chất hiện thực.

Giai đoạn 1945 - 1975: hào hùng, phơi phới niềm tin Cách mạng Tháng Tám thành công, Hà Nội trở thành thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Văn học Hà Nội trở thành tiếng nói tiêu biểu của người dân tự do, của dân tộc độc lập. Nhiều nhà văn, nhà báo trong và ngoài nước hồ hởi ghi hình, chép tin, bày tỏ cảm tưởng của mình về Hà Nội. Song ngay sau niềm vui mừng thủ đô được giải phóng, tản văn Hà Nội đã dồn sức miêu tả vẻ đẹp của cuộc sống mới, con người mới. Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Tuân,… đều có những tác phẩm ghi lại được không khí dựng xây chế độ mới ở Hà Nội lúc bấy giờ. Tản văn Hà Nội giai đoạn này, bên cạnh âm hưởng hào hùng, phơi phới niềm tin, thi thoảng đây đó, vẫn vương nét u buồn.

Ký, tản văn Thăng Long - Hà Nội từ 1975 đến nay: cảm hứng sử thi đã dần nhường chỗ cho cái nhìn thế sự - đời tư.

Sau 1975, tương ứng với sự thay đổi của lịch sử và đời sống xã hội, văn học có những thay đổi hết sức căn bản. Cảm hứng sử thi đã dần nhường chỗ cho cái nhìn thế sự - đời tư. Đây là giai đoạn tản văn, tạp văn xuất hiện nhiều và đều đặn trên báo chí. Với dung lượng ngắn gọn, loại văn này phù hợp với đời sống hiện đại,

nó như một phút suy cảm đầy ưu thời mẫn thế về cuộc sống của nhà văn. Nhìn một cách tổng thể, mặc dù số lượng tản về Hà Nội sau 1975 khá phong phú nhưng dấu ấn cá nhân của nhà văn trong đời sống văn học chưa thật sắc nét. Trong số đó, đáng chú ý hơn cả là Đỗ Chu, Lê Minh Khuê, Nguyễn Bắc Sơn, Chu Lai, Hồ Anh Thái, Mai Ngữ, Mai Thục, Băng Sơn, Đỗ Phấn… Có thể nói, trong suốt chiều dài lịch sử, rất nhiều thế hệ nhà văn đã gửi tình yêu và niềm tự hào về Thăng Long - Hà Nội qua những trang ký, tản văn tài hoa và tinh tế của họ.

Tiếp nối mạch cảm hứng viết về Thăng Long – Hà Nội ngìn năm văn hiến, Đỗ Phấn đã trải lòng mình về Hà Nội với nhiều trăn trở, suy tư trong các tập tản văn như Hà Nội thì không có tuyết, Phượng ơi, Ông ngoại hay cười… Các sáng tác của ông không đơn thuần là ngợi ca thủ đô ngàn năm văn hiến với những nét trang nhã, thanh lịch mà còn có cả nỗi niềm băn khoăn trước sự còn mất của các giá trị văn hóa, về đời sống nhân tình thế thái giữa lòng thủ đô, về muôn mặt của đời sống đang diễn ra trên mảnh đất thân yêu này. Đọc tản văn của Đỗ Phấn ta vẫn nhận ra một Hà Nội với vẻ đẹp thâm trầm, sâu lắng của ngói nâu tường cũ, sự duyên dáng mộng mơ của những những hàng cây, của tiếng ve xáo động những trưa hè…và hơn cả là một tình yêu chân thành tha thiết của người con với quê hương thủ đô. Nét đặc trưng làm nên phong cách riêng của tản văn Đỗ Phấn chính là sự pha trộn hai mảng màu sáng – tối, một Hà Nội xưa và nay. Khi viết về những kí ức của hà Nội cách đây vài chục năm với tất cả sự bình yên, êm đềm, thơ mộng…đó là những mảng màu tươi sáng, đẹp đẽ nhất. Còn đối lập với nó là những sắc màu u xám đến tái tê khi ông vẽ lại tất cả sự nhôm nhoam, bừa bãi, thô kệch của Hà Nội hôm nay… Thành phố êm đềm khi xưa dường như đã bị cơn lốc đô thị hóa nuốt chửng không thương tiếc. Bức tranh Hà Nội đôi lúc được vẽ bằng những con chữ óng chuốt nhất, có khi lại thủ thỉ tâm tình như tiếng nói của trái tim, nhưng cũng có khi ông mặc cho sự bực tức, gằn gọng của mình phô phang trên trang giấy… Một bức tranh như vậy khó có thể đưa ra lời nhận xét chỉ biết rằng từng câu, tững chữ đều chất chứa những suy tư về sự đổi thay dâu bể cuộc đời. Các trang tản văn của Đỗ Phấn man mác một nỗi buồn. Dường như ông đang muốn níu giữ thời gian ở lại để những kỉ

niệm đẹp đẽ khi xưa không còn tan biến. Nhưng có ai ngăn được bước đi của thời gian, có ai giữ mãi một chân dung diện mạo? Hà Nội của ông đang và sẽ thay đổi hơn nữa. Đó là một quy luật tất yếu. Lão cao bồi già như Đỗ Phẫn khi tự mình nhận thấy không thể hòa tan vào biển người của thời đại mới thì chỉ còn biết lắc đầu ngán ngẩm, thu mình lại cho khỏi lạc lõng. Ông cũng muốn hòa tan vào dòng người đông đúc ấy mà không thể?...

Một phần của tài liệu Luận văn: Tản văn viết về Hà Nội của Đỗ Phấn (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w