Các hình ảnh, màu sắc, chi tiết dưới góc nhìn của một họa sĩ

Một phần của tài liệu Luận văn: Tản văn viết về Hà Nội của Đỗ Phấn (Trang 105 - 112)

PHƯỢNG ƠI VÀ ÔNG NGOẠI HAY CƯỜ

3.3.3. Các hình ảnh, màu sắc, chi tiết dưới góc nhìn của một họa sĩ

Đỗ Phấn viết văn có một lợi thế hơn hẳn người khác là khả năng quan sát sự vật, hiện tượng rất nhanh nhạy và tinh tế. Có thể cùng một sự vật, hiện tượng đang diễn ra, đang phơi bày trước mắt chúng ta nhưng không phải ai cũng nhận ra và nắm bắt được ý nghĩa của chúng. Nhưng với con mắt của một người họa sĩ, với khả năng bao quát sự vật, nhà văn Đỗ Phấn đã vẽ lại n bức tranh đời sống Hà Nội thật đa dạng, muôn màu muôn vẻ.

Hình ảnh, chi tiết trong tản văn có một tầm quan trọng đặc biệt. Nếu như trong tiểu thuyết, nhân vật và cốt truyện là yếu tố tiên quyết thì tản văn toàn bộ trọng lực của nó nằm ở chi tiết và hình ảnh. Nếu ở tiểu thuyết, hệ thống hình ảnh chi tiết hết sức phong phú, bề bộn có khả năng lột tả nhiều mặt cuộc sống xã hội thì ở tản văn, hình ảnh và chi tiết lại hết sức tinh lọc, đó là những tín hiệu nghệ thuật chứa đựng mã tinh thần. Vậy nên nó hàm sức và giàu sức gợi. Sự hàm súc trong các hình ảnh, chi tiết khiến cho tản văn cô đúc song lại có sức lan tỏa rất lớn giống như hình ảnh và chi tiết của thơ vậy. Qua đây có thể khẳng định, hình ảnh, chi tiết làm nên hơi thở và sức sống của một bài tản văn, và giúp khu biệt với các thể loại khác. [27]

Một người viết tản văn có đặc sắc hay không phụ thuộc rất nhiều những hình ảnh và chi tiết mà người nghệ sĩ phát hiện, lựa chọn và xây dựng. Đỗ Phấn đã rất thành công khi xây dựng những hình ảnh và chi tiết trong các tác phẩm của mình. Các hình ảnh, chi tiết đó đều rất phong phú. Có khi được lấy ra từ chính cuộc sống đang diễn ra hàng ngày trên mảnh đất Hà Nội, nhưng cũng có lúc hình ảnh thuộc về quá khứ, hồi ức, có những hình ảnh lại dựa trên sự liên tưởng tưởng, tượng phong phú của người nghệ sĩ. Nhưng không phải hình ảnh nào, sự kiện, chi tiết nào cũng

được nhà văn đưa vào các bài viết của mình. Công việc của người họa sĩ là phải biết chắt lọc trong muôn vàn hình ảnh để lựa chọn một hình ảnh tinh túy nhất, có sức gợi cao nhất với người thưởng thức. Có thể chỉ bằng vài nét vẽ nhưng phải phác họa, lột tả được chân dung thần cốt của đối tượng. Công việc này không hề đơn giản chút nào và chỉ có những người nghệ sĩ thực sự tài năng mới có thể làm được. Đỗ Phấn là một họa sĩ có danh tiếng. Ông có biệt tài trong việc quan sát và nắm bắt đối tượng từ những chi tiết nhỏ nhất. Đó là một ưu điểm khiến cho các bài viết của ông như những tập tranh màu vô cùng phong phú về màu sắc hình ảnh. Và ở bức họa nào cũng truyền tải một thông điệp có ý nghĩa với cuộc sống. Những hình ảnh đó đôi khi được tác giả lấy nguyện vẹn từ cuộc sống và đặt lên trang giấy của mình nhưng cũng có lúc hình ảnh ấy được tinh lọc qua con mắt người nghệ sĩ trở nên rực rỡ và có sức sống hơn. Dù là hình ảnh nào cũng mang lại những xúc cảm khó phai trong lòng người đọc.

Đọc những khúc đoạn ông viết về thiên nhiên, cây cỏ thì đó là những hình ảnh thơ mộng nhất, đẹp đẽ và tinh khôi nhất. Còn khi ông vẽ về bức tranh phố phường Hà Nội ngày nay thì đó là những hình ảnh gồ ghề xù xì, lột tả đúng thực chất bộn bề, nhôm nhoam của thành phố. Hình ảnh trong tản văn của ông chân thực tới mức như những bức ảnh được chụp cận cảnh, sắc nét từng chi tiết. Xem một tấm ảnh, một bức tranh như vậy, người đọc không khỏi ngỡ ngàng và giật mình trước những đổi thay của thành phố và cảm phục con mắt, tài năng của người nghệ sĩ. Đỗ Phấn từng chia sẻ hội họa đã giúp ông rất nhiều trong việc viết văn: giúp ông có khả năng quan sát hình ảnh, chi tiết một cách kĩ lưỡng, thấu triệt; cảm nhận sự vật một cách nhạy bén, tinh tế; hay rung cảm trước những bức họa đẹp của cuộc sống và còn cho ông khả năng biết phối hợp các gam màu, hình ảnh để tạo nên bức tranh toàn hảo nhất… Không thể phủ nhận những gì mà hội họa đã góp phần làm nên thành công của cây viết Đỗ Phấn. Sự hòa hợp hai con người nghệ sĩ trong một bản thể giúp Đỗ Phấn phát huy tối đa thế mạnh của mình và nhờ đó mà ông cũng thành công hơn dù hoạt động trong nghề cầm cọ hay nghề cầm bút.

Có bột mới gột nên hồ, Đỗ Phấn không chỉ có một kho bột đầy ắp mà còn là thứ bột chất lượng được nhào nặn kĩ lưỡng bởi đôi tay khéo léo của ngưòi nghệ sĩ. Chất liệu đặc sắc cộng với một tâm hồn giàu xúc cảm yêu thương, luôn khắc khoải,

suy tư trước cuộc sống đã tạo nên sức sống, sức hấp dẫn cho các trang tản văn của Đỗ Phấn. Cùng viết về đề tài Hà Nội sự trùng lặp về các hình ảnh, chi tiết ở các tác phẩm, các tác giả là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, mỗi nhà văn vẫn có thể làm nên dấu ấn riêng của mình bằng cách làm mới thứ chất liệu sẵn có. Đỗ Phấn đã làm được điều đó, bởi vậy các sáng tác của ông vẫn là những khám phá mới mẻ, thú vị cho những ai yêu mến và muốn tìm hiểu về Hà Nội. Đọc các tập tản văn của ông, người đọc không chỉ được chiêm ngưỡng lại vẻ đẹp thâm trầm của Hà Nội nghìn năm mà còn cảm nhận được hơi thở cuộc sống của Hà Thành những giây phút hiện tại. Tất cả đều chân thực như những gì đang diễn ra trước mắt chúng ta.

Mỗi nhà văn có một văn phong, cách thể hiện cảm xúc riêng, và để tạo nên ấn tượng tốt đẹp với độc giả, nhà văn đó phải có những nét mới mẻ, những bước đột phá trong sáng tác. Đỗ Phấn viết về đề tài không mới nhưng chính cách viết, cách thể hiện cảm xúc mới lạ đã tạo nên vị trí, tên tuổi của ông trên văn đàn và trong lòng bạn đọc. So với các nhà văn khác, khi viết về Hà Nội ông đã khéo léo tái hiện bức tranh Hà Nội trong cả quá khứ lẫn hiện tại, đặc biệt là một Hà Nội thực tại với bộn bề phiền muộn trước sự đổi thay thần tốc, khác hẳn với những suy nghĩ trong tiềm thức của mọi người khi nghĩ về Hà Nội thời chưa xa. Và để bức tranh ấy chiếm lĩnh được trái tim độc giả, khơi dậy ý thức về cuộc sống, Đỗ Phấn đã kết hợp sử dụng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau. Khi là ngôn từ mượt mà, giàu hình ảnh, có khi lại trầm buồn, sâu lắng, lúc tung tẩy, hài hước. Tương ứng với mỗi loại ngôn ngữ là một sắc thái giọng điệu: khi tiếc nuối, lúc châm biếm sâu cay, khi triết luận sâu sắc… Đặc biệt, nhà văn đã sử dụng những chất liệu nghệ thuật độc đáo như: chất dân gian thành thị phong phú, chất tự truyện gợi tính chân thực, gần gũi như lời sẻ chia tâm tình, kết hợp với cái nhìn sắc sảo, tinh tế của người họa sĩ khiến cho mọi vật như được đánh thức, bức tranh thêm sinh động và hấp dẫn bạn đọc. Dù ở phương diện nào nội dung, tư tưởng hay nghệ thuật thể hiện, Đỗ Phấn đều biết cách làm mới mình, tạo hướng đi riêng và ngày càng khẳng định vị trí trong trái tim độc giả.

1. Hà Nội là địa phương giàu di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc. Hà Nội là cả một kho tàng cổ tích, thần thoại…in đậm trong ký ức dân tộc và mỗi người Việt Nam. Hà Nội hội tụ và lan tỏa, là nguồn cảm hứng bất tận của người cầm bút. Mảnh đất kinh kì cũng mang lại những cảm xúc độc đáo cho học sĩ, nhà văn Đỗ Phấn. Đỗ Phấn cho rằng cả đời ông chỉ viết một cuốn sách, đó là cuốn sách về Hà Nội. Ông viết về Hà Nội khéo léo và tài tình đến mức trong mỗi câu chuyện không có một chữ nào nói tới Hà Nội nhưng người đọc vẫn cảm nhận rõ từng hơi thở của thành phố nghìn năm lịch sử này. Khảo sát các tập tản văn của Đỗ Phấn ta nhận ra một tình yêu chân thành, tha thiết của nhà văn dành cho mảnh đất thủ đô. Các bài viết của ông giống như một tập tranh đủ các gam màu, hình ảnh của phố phường Hà Nội. Và nó cũng sinh động như chính cuộc sống đang diễn ra từng ngày. Trong bức tranh ấy, có những khung cảnh thiên nhiên thật thơ mộng, lãng mạn cả trong kí ức, hiện tại và còn có một Hà Nội ngổn ngang trăm bề của ngày hôm nay. Người Hà Nội từ sinh hoạt đến phong cách sống, phong cách ứng xử, những thú chơi, văn hóa ẩm thực…tất cả đều có những đổi thay cùng sự thay da đổi thịt từng ngày của thành phố. Để phác họa lại bức tranh sống động ấy, Đỗ Phấn đã phát huy tối đa khả năng cảm nhận tinh tế của con mắt hội họa với những rung động của một trái tim giàu xúc cảm. Khảo sát các tập tản văn của ông sẽ thấy đậm đặc yếu tố tả và kể như hai gam màù chính trong bố cục của bức tranh ấy. Từng chi tiết và hình ảnh đều sắc nét như bức hình chụp cận cảnh.

2. Tản văn của Đỗ Phấn như một tập tranh màu về Hà Nội xưa cũng như nay. Ở đó ta bắt gặp một Hà Nội êm đềm, bình dị thơ mộng lắng đọng trong kí ức và ta còn bắt gặp một Hà Nội ngổn ngang trăm bề, phiền muộn trước sau. Mỗi khi phác họa bức tranh ấy, nhà văn không khỏi không trăn trở, ưu tư. Hà Nội ngày nay thay đổi đến chóng vánh, không chỉ có phố xá thay hình đổi dạng mà ngay cả cuộc sống của con người cũng khác trước rất nhiều. Sẽ không có gì đáng nói nếu Hà Nội phát triển nhưng vẫn giữ được những nét đẹp từ bao đời chắt lọc, nhưng một Hà Nội nền nã, thanh lịch giờ đã chỉ còn là kí ức. Đỗ Phấn không tiếc nuối những giá trị êm đềm xưa kia bị mất đi mà ông chỉ trăn trở trước văn hóa ứng xử của người Hà Nội.

Đó là những đứt gãy vĩnh viễn để lại niềm tiếc nuối trong ông và để lại những ưu phiền trên từng trang giấy. Trong bức tranh về Hà Nội được phác họa bằng ngôn từ của nhà văn Đỗ Phấn ta thấy một Hà Nội toàn diện từ phong cảnh cho đến cuộc sống sinh hoạt của con người. Một Hà Nội với tất cả các sắc thái như nó vốn có. Chính vì vậy khi đọc tản văn của Đỗ Phấn, người đọc sẽ được cảm nhận một thành phố Hà Nội thật đến từng chi tiết. Sẽ biết thêm về một Hà Nội đáng yêu nhưng cũng đáng lo âu, suy nghĩ của ngày hôm nay.

3. Mặc dù Đỗ Phấn trong làng văn là một cái tên nghe còn mới, nhưng ngay từ những trang viết đầu tiên ông đã khiến độc giả yêu mến bởi một lối viết độc đáo. Không hẳn là một lối viết tả chân, thật thà, có sao viết vậy. Nhưng cũng không phải là một lối viết sáo rỗng, vô nghĩa, vô hồn. Các tác phẩm của ông được viết theo kiểu “vừa nhớ vừa bịa” đấy, nhưng không phải là sự bịa đặt hoàn toàn mà mỗi trang văn đều là một mảnh cuộc sống, mang hơi thở của chính mảnh đất Hà Thành. Đọc sáng tác của Đỗ Phấn, người đọc thấy thích thú với pho từ ngữ vô cùng phong phú của nhà văn. Câu chữ được dùng rất chuẩn, mượt mà và giàu hình ảnh. Giọng điệu trong từngsáng tác của ông cũng rất phong phú, đa sắc chứ không hề đơn điệu, tẻ nhạt. Khi là giọng điềm nhiên nhưng cũng có khi là giọng “tung tẩy”, dí dỏm đầy bất ngờ. Câu chuyện của ông không phải cái gì đó cao siêu, xa vời mà nó gần gũi, bình dị như chính cuộc sống của mỗi người dân thành phố. Nó gắn liền với chuyện phố, chuyện phường; chuyện mưa, chuyện nắng; chuyện thế sự, tình riêng...của bất cứ người nào. Tất cả được tác giả vẽ lại bằng những con chữ có hồn, đủ mọi cung bậc cảm xúc, phong phú như các gam màu trong ngành hội họa. Và dù câu văn có mượt mà, trau chuốt hay bình dị, chân phương thì cũng đều là những dòng tâm trạng, những xúc cảm chân thành của người con đất thủ đô. Đọc tản văn của Đỗ Phấn, ta còn thấy ở đó có sự quyện hòa của hai con người nghệ sĩ: một họa sĩ với cách quan sát tỉ mỉ, sắc nét đến từng chi tiết và một nhà văn nồng nàn xúc cảm, khéo léo trong lựa chọn ngôn từ. Trong cách viết của một văn nhân có cái nhìn của một họa sĩ, trong nét vẽ bằng con chữ của người họa sĩ có trái tim của một văn nhân giàu tình cảm. Đó là sự thăng hoa tuyệt vời mà nghệ thuật đã ban tặng cho Đỗ Phấn hay

chính Đỗ Phấn đã tạo nên sự thăng hoa tuyệt vời ấy? Chính cách viết đó đã tạo nên một dấu ấn riêng cho nhà văn Đỗ Phấn và cũng tạo ra một vị trí riêng trong lòng độc giả. Các tác phẩm của ông thực sự là miền đất hứa cho bất cứ ai có niềm đam mê với văn chương, hội họa. So với các nhà văn từng viết về Hà Nội như Tô Hoài, Thạch lam, Nguyễn Tuân, Băng Sơn…, nét mới của Đỗ Phấn là cho ta thấy bức tranh toàn diện về Hà Nội xưa cũng như nay. Người đọc thích thú với một Hà Nội êm đềm một thuở trong kí ức của nhà văn và thấy trăn trở, lo âu cùng tác giả trước một Hà Nội bộn bề của ngày hôm nay. Sự xuất hiện của Đỗ Phấn như một mạch nguồn mới đã góp thêm một cái nhìn, cách viết mới mẻ cho dòng văn học viết về Hà Nội. Và hơn cả nhờ những trang viết ấy mà diện mạo, chân dung Hà Nội xưa cũng như nay được tạc hình, ghi dấu mãi với thời gian.

4. Có thể ví các nhà văn tài năng giống như những đóa hoa thơm góp hương sắc cho đời, làm cho cuộc đời tươi đẹp hơn. Đỗ Phấn là một trong những nhà văn như vậy. Tìm hiểu về những bông hoa ấy, nhà văn ấy là công việc thiết thực với những ai yêu mến văn chương và yêu mến cái đẹp. Có rất nhiều cách nghiên cứu khác nhau khi tìm hiểu về sự nghiệp sáng tác của một nhà văn. Lựa chọn Đỗ Phấn và nghiên cứu các tập tản văn của ông dưới góc độ đề tài, cảm hứng chính, chúng tôi hy vọng với bước đi đó sẽ góp phần tạo nên một cái nhìn sâu sắc hơn về các sáng tác của Đỗ Phấn nhất là đối với thể loại tản văn. Có thể khẳng định các tập tản văn về Hà Nội của Đỗ Phấn chính là kết tinh của tài năng nhiều mặt. Trong đó có sự góp phần không nhỏ của tư duy, thẩm mĩ hội họa trong cách viết của Đỗ Phấn. Hội họa là một loại hình nghệ thuật, một chất liệu góp phần tạo nên sự thành công của người nghệ sĩ Đỗ Phấn. Nói như nhà nghiên cứu Trần Thiện Đạo trong cuốn sách

Cửa sổ văn chương thế giới: “Có yêu thích hội họa, có chung đụng một khoảng thời gian cần thiết với bầu khí hội họa, có tiếp xúc thường xuyên với màu sắc và nét vẽ, có kết thân với tâm tính bất thường của một họa sĩ xưa và nay – tất cả những điều mắt thấy tai nghe ở các môi trường này gộp thành cái vốn sống nòng cốt để tác giả có thể tạo nên một tác phẩm xác thật, thì mới hòng xây dựng được một tác phẩm xác thật như The Moon and Sixpence” (Mặt trăng và đồng xu). Có sự trải

nghiệm và thành công trong lĩnh vực hội họa thì chúng ta mới có một nhà văn Đỗ Phấn giàu mẫn cảm như ngày hôm nay và độc giả mới có cơ hội thưởng thức các

Một phần của tài liệu Luận văn: Tản văn viết về Hà Nội của Đỗ Phấn (Trang 105 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w