. Bộ môi trường Hàn Quốc Ecorea 2011, p
c. Đối sách đối với vấn đề sa mạc hóa
Sa mạc hoá là một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng mang tính toàn cầu. Hiện nay, thế giới có hơn 100 quốc gia với hơn một tỷ người đang đứng trước mối đe dọa của sa mạc hoá đất đai. Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Nhà nước Trung Quốc, ông Chúc Liệt Khắc cho biết, Trung Quốc là quốc gia có diện tích sa mạc hoá lớn nhất trên thế giới, cả nước
48
Lưu Quân Hội, Vương Giai. 2010. Môi trường Trung Quốc. Nxb Truyền Bá Ngũ Châu, Bắc Kinh Trung Quốc. Bản dịch Trương Gia Quyền. Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10- 2011.tr.93.
vẫn còn 310 nghìn km2 đất đai có chiều hướng bị sa mạc hoá. Hơn thế nữa, do tác động chung của các nhân tố như chăn thả quá mức, khai hoang bừa bãi, sử dụng nguồn nước không hợp lý và lượng mưa ít, tình hình sa mạc hoá đất đai cục bộ tại vùng tây bắc Tứ Xuyên, vùng hạ lưu sông Ta-li-mu ở Trung Quốc vẫn đang có chiều hướng mở rộng. Khoảng 27% tổng diện tích của Trung Quốc, tức khoảng 2,6 triệu km2, được xem là đất bị sa mạc hóa, trong khi 18% diện tích đất đai khác bị cát làm cho xói mòn. Theo China Daily, lưu vực sông Hoàng Hà, con sông lớn thứ hai ở Trung Quốc, hiện được xem là một trong những nơi bị xói mòn nghiêm trọng nhất thế giới, với 62% diện tích bị ảnh hưởng49.
Hiện tượng sa mạc hóa có ở 498 địa phương thuộc 18 tỉnh với những mức độ khác nhau. Các vùng có mức độ sa mạc hóa cực kỳ nghiêm trọng chiếm 22,24%; sa mạc hóa nghiêm trọng chiếm 16,44; sa mạc hóa ở mức độ vừa phải chiếm 37,38% và ở mức độ nhẹ là 23,94%50.
Chính sách quy hoạch, cùng sự hình thành số lượng khổng lồ các khu công nghiệp, đã làm ảnh hưởng mạnh đến tổng thể môi trường. Nhiều thập niên xâm lấn vào rừng khiến sinh thái bị ảnh hưởng đã dẫn đến sự thay đổi khí hậu nghiêm trọng. Sa mạc Gobi đang mở rộng ở phía tây và phía bắc Trung Quốc, với tốc độ (sa mạc hóa) gần 5.000km2/năm- một diện tích xấp xỉ kích thước của bang Connecticut của Mỹ. Viện Worldwatch, một cơ quan giám sát môi trường và tổ chức nghiên cứu cho biết canh tác nông nghiệp quá nhiều, đặc biệt là chăn thả quá mức, là một trong những nguyên nhân hàng đầu của sa mạc hóa. Chính sách từ những năm 1950 đến đầu những năm 1980 đã khuyến khích nông dân chăn thả súc vật trên đồng cỏ. Nạn chặt phá rừng tràn lan đã làm số lượng của những cơn bão cát giữa
49
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20110105/trung-quoc-bi-sa-mac-hoa-nghiem- trong.aspx
50
Wang Shili. 2006. Coping Strategies with Desertification in China. China Meteorological Administration.
năm 2000 và 2009 tăng gấp bốn lần so với thập kỷ trước. Từ đầu thập kỷ 90, trung bình khoảng 2.460 km2 đất nông nghiệp và đất đồng cỏ biến thành sa mạc mỗi năm và chỉ 10% đất sa mạc nằm trong tầm kiểm soát51.
Trồng rừng, tái tạo rừng là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu để ngăn chặn tình trạng sa mạc hóa. Theo Tân hoa xã ngày 26 tháng 4 năm 2001, chưa bao giờ, công nghệ chống sa mạc hoá lại cần thiết như lúc này đối với các vùng miền Bắc xa xôi của Trung Quốc khi sa mạc hoá đã trở thành mối đe dọa chính với người dân nơi đây. Các quan chức lâm nghiệp đã lên kế hoạch thành lập một số làng kiểu mẫu áp dụng công nghệ chống sa mạc hoá, các mô hình sống tiên tiến, chọn lựa các loại cây phù hợp nhất với môi trường. Một vành đai xanh dài 4.500 km đã được tạo ra ở miền Bắc Trung Quốc với khoảng 35 tỷ cây. Các vạt cây có chiều rộng 1,8 km và tỉ lệ cây sống được chiếm 70%52.
Nhà nước Trung Quốc đã tích cực thúc đẩy trồng rừng, tái tạo rừng với mục tiêu vừa bảo vệ môi trường, vừa nâng cao thu nhập của nông dân. Với chương trình trồng rừng được triển khai năm 2004 một số nông dân ở khu vực phía tây Trung Quốc đang giàu lên nhờ trồng cây ở vùng sa mạc trong những năm gần đây. Theo Cơ quan quản lý rừng Trung Quốc (AGF), nhờ vào chính sách thuế ưu đãi, các khoản trợ giúp cho các công ty tư nhân và cá nhân trong lĩnh vực tái tạo rừng ở những vùng bị tác động của tình trạng sa mạc hóa, thu nhập và ý thức của nông dân trong vùng về hiệu quả của rừng đã tăng lên rõ rệt, và tạo cơ sở để Nhà nước thực hiện chính sách phát triển bền vững.
Việc chống sa mạc hóa bằng tái tạo rừng còn thúc đẩy sự phát triển của du lịch sinh thái ở rừng. Trong năm 2003, khoảng 300 triệu khách du lịch Trung Quốc đã đến với rừng hay các công viên rừng được trồng lại. Cơ
51
http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Trung-Quoc-no-luc-chong-sa-mac-hoa/10720682/188/
52
quan du lịch lâm nghiệp trực thuộc AGF cho biết doanh số từ du lịch sinh thái rừng năm 2003 đạt 600 triệu USD so với 12 triệu USD vào năm 1992, trong đó công lớn thuộc về các thành phần tư nhân tham gia chương trình tái tạo rừng. Hiện nay, với 1.658 công viên rừng (chiếm 19 triệu ha) và 1.757 khu bảo tồn thiên nhiên (150 triệu ha), Trung Quốc đang đứng đầu thế giới về lĩnh vực này53. Ngoài việc chống sa mạc hóa, trồng cây gây rừng còn tạo ra bể chứa và hấp thụ khí các bon, ngăn chặn lũ quét, lũ xoáy, xói mòn. Một vành đai cây xanh khác cũng được trồng ở Tây nam Trung Quốc như là một biện pháp chống bão. Thông qua việc trồng cây, Trung Quốc hy vọng sẽ có tỉ lệ rừng bao phủ khoảng 20% vào năm 2010.
Ngoài những chính sách cụ thể đối với từng vấn đề môi trường, còn có những chính sách chung. Mới đây, theo thông tin từ Tạp chí Global Times, năm 2015, Trung Quốc sẽ bắt đầu áp dụng Luật thuế môi trường mới hay còn gọi là "thuế xanh", đây là công cụ kinh tế quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu cắt giảm phát thải khí các bon. Theo ông JiaKang, Giám đốc Viện Khoa học Tài chính Trung Quốc, Luật "thuế xanh" không những giúp tăng thêm nguồn thu cho Trung Quốc mà còn làm cho một số luật thuế khác cũng phải sửa đổi và điều chỉnh theo. Việc nghiên cứu các quy định cụ thể liên quan đến luật thuế môi trường mới của Trung Quốc đã được tiến hành từ nhiều năm qua, tuy nhiên chưa được thông qua. Chính phủ Trung Quốc sẽ sớm thông qua các quy định này sau khi đã xem xét đến tình hình thực tế của đất nước54. Theo đánh giá của các chuyên gia, những động thái của Chính phủ Trung Quốc trong việc ban hành "thuế xanh" thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ nước này nhằm đảm bảo các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường được đề ra trong Kế hoạch phát triển đất nước 5 năm lần thứ 12 (2011 - 2015). 53 http://vietbao.vn/The-gioi/Trung-Quoc-nong-dan-tham-gia-chong-sa-mac- hoa/40038166/159/ 54 http://vietnamese.cri.cn/621/2009/10/14/1s130296.htm
4. Đối sách của Đài Loan
Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20, Đài Loan đã tạo ra cái gọi là “sự thần kỳ Đài Loan” và chuyển theo hướng hiện đại hóa, từ một nước đang phát triển thành một nước công nghiệp hóa mới. GNP đã tăng lên trong suốt giai đoạn này, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế đã gây ra một số vấn đề môi trường nghiêm trọng như sự suy giảm chất lượng không khí, ô nhiễm nước sông, rác thải… Chúng ta sẽ cùng xem Đài Loan đã có những đối sách gì để kiểm soát các vấn đề trên.