Các biện pháp chính sách kiểm soát chất lượng môi trường nước

Một phần của tài liệu Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường giai đoạn 2001 2020 (Trang 106 - 112)

II. ĐỐI SÁCH CỦA CÁC NƯỚC VÀ VLT ĐÔNG BẮ CÁ 1 Đối sách của Nhật Bản

b. Các biện pháp chính sách kiểm soát chất lượng môi trường nước

tránh khỏi25.

Hội đồng Môi trường Trung ương của Bộ Môi trường nói rằng nếu không có điện hạt nhân, khí thải CO2 sẽ chỉ giảm từ 2 đến 11% so với mức của năm 1990 vào năm 2020. Nếu các nhà máy điện hạt nhân được hoạt động trở lại, Nhật Bản có thể cắt giảm lượng khí thải CO2 lên đến 27% vào năm 2030.

b. Các biện pháp chính sách kiểm soát chất lượng môi trường nước nước

Ảnh hưởng do ô nhiễm nguồn nước của Nhật Bản được biết đến khi bệnh Minamata bùng nổ vào năm 1956. Đây là bệnh xảy ra sau khi người dân ăn một lượng lớn cá đã tiêu hóa và tích lũy thuỷ ngân do các nhà máy hóa chất thải các độc tố vào vịnh Minamata. Trong những năm 1960, các vấn đề ô nhiễm môi trường nước ngày một tăng lên. Chẳng hạn như ô nhiễm cadmium ở sông Jinzu gây ra căn bệnh làm cho xương giòn. Ngoài ra, sự gia tăng chất hữu cơ giảm làm giảm nồng độ ô xy ở nhiều con sông, vịnh, hồ làm cho sinh vật phù du và vi khuẩn độc hại tăng nhanh, gây ảnh hưởng bất lợi cho người dân địa phương như tạo ra mùi hôi, làm giảm quần thể cá. Luật Kiểm soát ô nhiễm nước được ban hành vào năm 1970, tiếp theo đó là Luật tạm thời về Bảo tồn Môi trường biển nội địa Seto ra đời vào năm 1973. Biển nội địa Seto là vùng biển nằm giữa đảo chính Honshu và các đảo Shikoku, Kyushu, lúc đó bị quá nhiều nhà máy xả thải trực tiếp ra, vì thế cần có biện pháp đặc biệt để hạn chế tổng lượng các chất ô nhiễm. Luật này đã trở thành Luật chính thức vào năm 1978. Để giảm thiểu ô

25

Michael Marshall. Japan to renege on carbon emissions cuts.

http://www.newscientist.com/article/dn21889-japan-to-renege-on-carbon-emissions- cuts.html

nhiễm tại các hồ như hồ Biwa- nơi cung cấp nước cho rất nhiều cư dân kể cả những người sống ở Kyoto và Osaka, Luật về các biện pháp đặc biệt cho Bảo vệ chất lượng nước hồ được ban hành vào năm 1984. Chất lượng nước được kiểm soát thông qua các biện pháp như đưa ra tiêu chuẩn cụ thể, giám sát và công bố công khai chất lượng nước, có chính sách quản lý nước sông, nước hồ riêng biệt.

- Những qui định về các chất gây ô nhiễm

Chính quyền trung ương và chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ để bảo vệ chất lượng nước theo những Luật đã ban hành, trong đó có quy định về mức độ chất ô nhiễm trong nước thải. Những người quản lý nhà máy và các cơ sở thương mại xả chất gây ô nhiễm có nghĩa vụ đo mức độ chất gây ô nhiễm trong nước thải và lưu giữ hồ sơ theo qui định của Bộ Môi trường. Bộ trưởng Bộ Môi trường, tỉnh trưởng, thị trưởng của các thành phố yêu cầu các các nhà máy và các cơ sở thương mại báo cáo về chất thải và tiến hành kiểm tra thực địa khi cần thiết, nếu cơ sở vi phạm bất cứ tiêu chuẩn nào thì sẽ bị trừng phạt. Ngoài ra, còn có những qui định đối với việc sửa đổi xây dựng các cơ sở hoặc phương pháp xử lý nước thải.

Theo Luật kiểm soát ô nhiễm nước, Bộ Môi trường đặt ra các tiêu chuẩn cho nước thải từ các nhà máy và các cơ sở thương mại khi xả thải vào các khu vực nước công cộng. Có hai loại tiêu chuẩn nước thải. Một loại có liên quan đến việc bảo vệ sức khỏe con người, bao gồm các tiêu chuẩn về các chất có thể gây bệnh như thủy ngân và cadmium. Một loại khác có liên quan đến việc bảo vệ môi trường sống, bao gồm các tiêu chuẩn về chất lượng nước ô nhiễm hữu cơ như nhu cầu oxy sinh học (BOD) và nhu cầu oxy hóa học (COD). Nồng độ chất hữu cơ cao có thể gây ra tình trạng thiếu ôxy trong nước. Các chất hữu cơ bao gồm cả nitơ và phốt pho- được dùng như phân hóa học, đã làm tăng bất thường số sinh vật phù du và tảo. Những tiêu chuẩn khắt khe hơn được áp dụng cho một số khu vực. Ví dụ như

ngoài nồng độ, còn có qui định về tổng khối lượng của một số chất gây ô nhiễm đối với Vịnh Tokyo, Vịnh Ise và biển nội địa Seto. Ngoài ra, một vài chính quyền địa phương còn đưa ra tiêu chuẩn nước thải nghiêm ngặt hơn so với các tiêu chuẩn chung của nhà nước.

Khảo sát việc thực thi của ba luật bảo vệ môi trường nước của Bộ Môi trường trong năm tài chính 2008 cho thấy có 277.000 cơ sở cần phải kiểm soát nước thải, bao gồm cả 68.000 khách sạn và nhà trọ. Bộ đã kiểm tra trực tiếp khoảng 44.000 cơ sở với việc ban hành hướng dẫn hành chính cho khoảng 7.600 trường hợp, ban hành 23 qui định cải thiện tình trạng xả thải, một qui định cho việc đình chỉ hoạt động, và bắt giữ 13 trường hợp vi phạm nghiêm trọng tiêu chuẩn nước thải26.

Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình như nấu ăn, giặt ủi, và tắm rửa đã là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước công cộng. Để xử lý nước thải từ các hộ gia đình, chính phủ đã thúc đẩy việc xây dựng hệ thống thoát nước, kết quả là 71,7% dân số đã được tiếp cận hệ thống thoát nước trong năm tài chính 2007. Ở những khu vực không có hệ thống thoát nước như các khu vực miền núi, các vùng có mật độ dân số thấp, các cơ sở xử lý nước thải của cộng đồng nông thôn và hộ gia đình với tên gọi "johkaso", đã được phát triển với sự trợ cấp của chính quyền địa phương, việc làm này đã nâng tỷ lệ dân số được tiếp cận với các cơ sở xử lý nước thải lên 83,7% trong năm 200727.

Để giảm thiểu ô nhiễm từ các hộ gia đình, Bộ Môi trường và các chính quyền địa phương đẩy mạnh việc phổ biến thông tin về chất lượng nước và nâng cao nhận thức của công chúng như cung cấp ấn phẩm và

26

Ministry of the Environment, 2010. Enforcement Status of the Water Pollution- related Laws in FY2008,

from http://www.env.go.jp/en/headline/headline.php?serial=1204

27

Ministry of the Environment (2009). Annual Report on the Environment, the Sound Material-Cycle Society and Biodiversity in Japan . Retrieved in January 2010 from http://www.env.go.jp/policy/hakusyo/h21/pdf/2-2.pdf

trang mạng khác nhau, kêu gọi mọi người sử dụng nước thân thiện với môi trường hơn. Cùng với việc nâng cao nhận thức của cộng đồng, các nhà sản xuất chất tẩy rửa cũng đã chuyển đổi sang những sản phẩm ít có hại cho môi trường hơn. Ví dụ như chất tẩy rửa không có phốt pho đã được phát triển vào cuối những năm 1970, và cho đến nay hầu hết các chất tẩy rửa ở Nhật Bản không có phốt pho.

- Giám sát và công bố chất lượng nước

Chính quyền địa phương giám sát chất lượng nước ở biển, sông, hồ, và nước ngầm, theo các mục chung và các phương pháp do Bộ Môi trường đưa ra. Bộ Môi trường sẽ thu thập và công khai các kết quả, các thông tin có liên quan đến chất lượng nước để nâng cao nhận thức của công chúng và khuyến khích hành động hơn nữa để bảo vệ môi trường.

Đối với các hạng mục liên quan đến bảo vệ sức khỏe con người, tỷ lệ tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng môi trường là 99,0% trong năm 2008. Hầu hết các chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người đã được quản lý trong thế kỷ 20, và số còn lại chủ yếu được tìm thấy là do từ các nguồn tự nhiên như nồng độ asen cao trong đá hoặc đất gần những nơi kiểm tra. Các biện pháp đã được thực hiện cho các điểm tìm thấy các chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn và tiếp tục theo dõi các điểm trong đó nguyên nhân có chất gây ra ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn mà chưa được xác định.

Đối với các hạng mục liên quan đến môi trường sống, tỉ lệ đạt chuẩn đã tăng, nhưng vẫn thấp hơn so với những hạng mục liên quan đến bảo vệ sức khỏe con người. Trong năm tài chính 2008, tỉ lệ tuân thủ tiêu chuẩn về ô nhiễm hữu cơ là 87,4%, một tỉ lệ cao chưa từng có. Nhưng tỷ lệ đạt chuẩn đối với các hồ và hồ chứa vẫn còn thấp, chỉ khoảng 53%. Tỷ lệ tuân thủ tiêu chuẩn về tổng lượng nitơ và phốt pho trong các hồ và các hồ chứa cũng thấp, ở mức 50%.

Nhằm khuyến khích những nỗ lực cải thiện chất lượng nước hơn nữa, Bộ môi trường đã đánh giá, xếp hạng chất lượng nước của tất cả các con sông và hồ, 5 con sông và hồ sạch nhất và bẩn nhất do ô nhiễm hữu cơ đã được xác định. Bảng xếp hạng được công khai để nâng cao nhận thức về môi trường nước. Ngoài ra, năm con sông và hồ có những cải thiện lớn nhất về chất lượng nước cũng được công bố. Không chỉ cư dân địa phương mà các doanh nghiệp tổ chức du lịch trên sông và hồ cũng rất quan tâm đến việc xếp hạng chất lượng nước vì đây cũng là những điểm đến cho du khách của họ.

Vào đầu mùa hè mỗi năm, chất lượng nước của các bãi tắm biển được phân loại và công bố công khai. Nếu bất kỳ bãi biển nào không đáp những tiêu chuẩn thấp nhất thì không được phép bơi lội. Trong năm 2009, 850 bãi biển đã được xếp hạng và 542 bãi có chất lượng nước thuộc loại AA, chất lượng tốt nhất; có 5 bãi có chất lượng nước thuộc loại C, tiêu chuẩn thấp nhất để có thể cho bơi lội, và không có bãi biển nào xếp hạng chất lượng nước dưới C. Năm 2006, Bộ Môi trường lựa chọn 100 bãi biển tốt nhất và công bố công khai thông tin liên quan đến môi trường, cách tiếp cận thông qua trang chủ của họ, chỉ cần nhấp chuột trên màn hình máy tính là có thể thấy rõ những chỉ số của bãi biển mình cần biết.

Đối với nước ngầm, đo lường thường xuyên được thực hiện bởi các tỉnh, các kết quả và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường được Bộ Môi trường công bố công khai. Trong năm tài chính 2008, nước ngầm từ 4.290 giếng đã được đo, trong đó có 295 giếng (6,9% trong tổng số) có chất vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Trong số 6,9%, thì 4,4%, có nitơ nitrat hoặc nitrit vượt quá tiêu chuẩn. Những giếng như vậy thường được tìm thấy trong các khu vực sử dụng một số lượng lớn phân hóa học hay phân hữu cơ từ việc chăn nuôi không được xử lý đúng cách. Nước thải hộ gia đình cũng gây ô nhiễm tương tự. Trẻ em uống nước có quá nhiều nitrate

nitrogen hoặc nitrite có thể sẽ mắc bệnh thiếu máu, do vậy cần quản lý tốt việc phát thải ni tơ, đặc biệt trong nông nghiệp và chăn nuôi để bảo vệ nguồn nước ngầm.

- Chính sách quản lý các nguồn nước thải rải rác, nước sông và nước uống

Các biện pháp được đề cập ở trên đã có hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng nước ở các sông nhưng ở một số hồ là không đạt yêu cầu (hình 2). Năm 2005, Luật về các biện pháp đặc biệt cho Bảo vệ chất lượng nước hồ đã được sửa đổi, bao gồm các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các nguồn rải rác như nông nghiệp. Ví dụ, sử dụng phân bón thích hợp hơn được khuyến khích ở một số khu vực để giảm lượng nitơ và phốt pho vào hồ. Luật sửa đổi cũng bao gồm các biện pháp bảo vệ thảm thực vật ven hồ, một biện pháp cải thiện chất lượng nước hiệu quả.

Đồ thị 6: Xu hướng đạt chuẩn đối với BOD và COD

Từ Đồ thị 6 có thể thấy mức độ đạt chuẩn về BOD (nhu cầu ô xy sinh hóa) ở các sông có xu hướng tăng và năm 2003 đạt đến hơn 80%. Trong khi đó mức độ đạt chuẩn về COD (nhu cầu ô xy hóa học) ở các hồ

chỉ đạt khoảng 50%. Để có thể giảm nồng độ BOD, COD trong nước sông hồ và các vùng ven biển, một số dự án đã được thực hiện để cải thiện chất lượng nước và bảo vệ môi trường tự nhiên. Ví dụ, nước ở một số hồ có đập được lọc bằng cách thông khí (trộn không khí vào nước), khuyến khích và hỗ trợ các địa phương, các cơ sở sản xuất lắp đặt các thiết bị xử lý nước thải. Bên cạnh đó những nỗ lực của các tổ chức, bộ ngành khác cũng rất quan trọng. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi công bố công khai hoạt động quản lý chất lượng nước của các địa phương để bảo vệ nguồn nước uống.

Một phần của tài liệu Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường giai đoạn 2001 2020 (Trang 106 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)