Gia tăng hoạt động giáo dục môi trường nhằm cải thiện môi trường sống cho người dân

Một phần của tài liệu Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường giai đoạn 2001 2020 (Trang 155 - 156)

. Bộ môi trường Hàn Quốc Ecorea 2011, p

e. Gia tăng hoạt động giáo dục môi trường nhằm cải thiện môi trường sống cho người dân

trường sống cho người dân

Chính phủ Đài Loan rất coi trọng việc giáo dục môi trường cho các lứa tuổi học đường.Giáo dục môi trường không chỉ cung cấp các kiến thức cần thiết về môi trường cho mọi người, mà nó còn tạo cơ hội cho con người biết sống hoà hợp với môi trường. Cũng giống như một số nước tiên tiến như Mỹ và Nhật Bản, ngay từ khi Luật bảo vệ môi trường được thực thi, Đài Loan đã áp dụng luật này vào các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu về môi trường cho học sinh, sinh viên. Luật này cũng yêu cầu mỗi cá nhân cần tham gia tích cực vào quá trình giáo dục môi trường. Giáo dục về môi trường được thực hiện theo hình thức “học suốt đời” kể từ khi cắp sách đến trường, cho đến lúc lớn lên và cả khi đã ở tuổi già. Và cách thức giáo dục về môi trường cũng rất phong phú và đa dạng như học ở trường, ở nhà, ở cộng đồng và ở nơi làm việc. Và người ta khuyến cáo rằng, để giải quyết vấn đề môi trường ở quốc đảo này, thì điều vô cùng quan trọng là mỗi người phải tự giác nâng cao ý thức tự học tập và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, các hoạt động tự nguyện bảo vệ môi trường bao gồm cả ủng hộ tài chính của mỗi người dân, của các tổ chức, doanh nghiệp và của chính quyền các địa phương cũng được sự quan tâm của toàn xã hội.

Chương 3

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỔI BẬT VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH TRƯỜNG Ở VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, phát triển bền vững ở Việt Nam đang được tập trung vào 9 lĩnh vực cơ bản. Đó là: sử dụng hợp lý, bền vững và chống thoái hóa tài nguyên đất; bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên khoáng sản; bảo vệ môi trường biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển; bảo vệ và phát triển rừng; giảm thiểu ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp; quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại; bảo tồn đa dạng sinh học và giảm nhẹ biến đổi khí hậu63.

Hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong những năm qua ngày càng sôi động, đi vào chiều sâu và có hiệu quả hơn. Điều này được thể hiện ở việc ban hành các chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến môi trường; xây dựng và phát triển các tổ chức quản lý môi trường; thực hiện các hoạt động ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường; và đầu tư ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, tình trạng suy thoái môi trường và ô nhiễm môi trường tại nhiều nơi ở Việt Nam vẫn có xu hướng trầm trọng hơn. Đặc biệt là môi trường không khí và môi trường nước. Tình trạng suy thoái đất, đa dạng sinh học và thiên tai ngày càng khốc liệt. Vấn đề xử lý các chất thải rắn ngày càng trở nên bức xúc.

Biến đổi khí hậu, có thể nguyên nhân sâu xa của nó chưa có sự đóng góp đáng kể của Việt Nam, song nó đã và đang có những tác động tiêu cực hết sức nghiêm trọng đến đời sống kinh tế, xã hội của Việt Nam. Những hệ

63

Một phần của tài liệu Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường giai đoạn 2001 2020 (Trang 155 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)