. Bộ môi trường Hàn Quốc Ecorea 2011, p
a. Chính sách kiểm soá tô nhiễm không khí
- Thực trạng ô nhiễm không khí ở Đài Loan
Chất lượng không khí ở Đài Loan trở nên tồi tệ hơn vì nhiều lý do như dân số đông, tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, số lượng các phương tiện giao thông tăng nhanh. Mật độ dân số và phương tiện giao thông của Đài Loan là lớn hơn khoảng 1,8 lần so với Nhật Bản, 2,6 lần so với Đức và Anh và 22 lần so với Mỹ. Ngoài ra, mật độ các nhà máy trên một đơn vị diện tích cũng lớn hơn nhiều lần (dao động từ 2,4 đến 69,5 lần) và lượng năng lượng tiêu thụ trên mỗi km2 là khoảng 1,7 đến 10,2 lần so với các nước trên thế giới.
Đài Loan đã thông qua Chỉ số chuẩn ô nhiễm (PSI) được Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA) Hoa Kỳ áp dụng theo ngưỡng an toàn và nguy hiểm đối với sức khỏe con người để đo chất lượng không khí. Giá trị PSI là một chỉ số thu được khi tính tới nhiều chỉ số ô nhiễm như tổng các hạt bụi lơ lửng (PM10), khí ozone (O3), sulfur dioxid (SO2), carbon monoxide (CO) và nitơ đioxit (NO2) được tính theo mg/m3/giờ hoặc trong 1 ngày.
Giá trị PSI từ 0-50 được xem là không khí có chất lượng tốt, 51-100 là mức trung bình không ảnh hưởng tới sức khỏe con người và từ 101 - 200 là
không tốt, từ 201-300 là rất không tốt, từ 301- 400 là nguy hiểm, làm phát sinh một số bệnh và nếu PSI trên 400 là rất nguy hiểm, có thể gây chết người.
Bảng 12: Chỉ số chuẩn ô nhiễm (PSI) ở Đài Loan (2000 – 2010)
PSI (ngày) Năm 0-50 51-100 101-200 201-300 ≥ 301 PSI >100 (%/ngày) 2000 9609 10101 1050 - - 5,1 2001 8985 11011 703 - - 3,4 2002 8738 11321 662 1 - 3,2 2003 8551 11117 527 - - 2,6 2004 7950 11700 948 - - 4,6 2005 8236 11554 921 2 - 4,5 2006 8578 11319 863 - - 4,2 2007 8444 11481 831 3 - 4,0 2008 8737 11425 615 1 1 3,0 2009 8262 11864 660 7 6 3,2 2010 9059 11262 380 14 56 2,2
Nguồn: Statistical yearbook of Taiwan 2010
Bảng 13: Những thay đổi trong ô nhiễm không khí ở Đài Loan (2000-2005) Năm SO2 (ppm) CO (ppm) O3 (ppm) PM10 (mg/m3) NO2 (ppm) NMHC (ppm) 2000 0,004 0,70 0,054 59,4 0,022 0,30 2001 0,004 0,73 0,057 57,8 0,021 0,37 2002 0,004 0,60 0,060 54,3 0,019 0,26 2003 0,003 0,62 0,060 55,0 0,019 0,39 2004 0,004 0,55 0,061 62,1 0,020 0,36 2005 0,005 0,54 0,057 62,8 0,018 0,27
Vấn đề ô nhiễm không khí chủ yếu gây ra giá trị PSI lớn hơn 100 ở Đài Loan là sulphur oxides, nitrogen oxides, hydrocarbons do các ngành công nghiệp thải ra và khí CO được thải ra từ các phương tiện giao thông. Hiện ở Đài Loan có hơn 10.000 nhà máy đang hoạt động, số lượng phương tiện xe cơ giới cũng đang tăng nhanh. Năm 1989, ở Đài Loan có 2,5 triệu xe ô tô và 6,7 triệu xe máy thì đến năm 2003 lượng xe ô tô đã tăng lên con số 6,1 triệu và xe máy là 12,3 triệu55.
- Chính sách và biện pháp giảm phát thải
Năm 2008, Bộ Kinh tế Thương mại Đài Loan (MOEA) đã phát hành “khung chính sách năng lượng bền vững của Đài Loan”, một tài liệu phác thảo một số biện pháp cam kết đối với mục tiêu ngắn hạn và trung hạn hiện đại nhất về hiệu quả năng lượng và giảm khí thải CO2. Chính phủ đã cam kết sẽ giảm cường độ năng lượng 20% từ mức của năm 2005 vào năm 2015 và 50% vào năm 2025. Hơn nữa, mục tiêu của Đài Loan nhằm công bố lượng khí thải CO2 với mức của năm 2008 từ 2016 đến 2020 và mức của năm 2000 vào năm 2025. Đài Loan cũng đã cam kết tăng gấp đôi thị phần năng lượng tái tạo từ 8% đến16% vào năm 2025. Đài Loan đã phát triển hầu hết các địa điểm thủy điện phù hợp, do đó, phần lớn sự phát triển năng lượng tái tạo sẽ đến từ nhân tố năng lượng gió và mặt trời.
Để đạt được các mục tiêu này, chính phủ đã tung ra một số chính sách mới. Tiêu biểu là Luật Phát triển năng lượng tái tạo (REDA) được thông qua vào tháng bảy năm 200956. Reda kêu gọi tăng khả năng tái tạo năng lượng từ 6,5 gigawatt (GW) lên 10 GW trong vòng 20 năm. Reda đã đề ra một biểu thuế điện được tạo ra bởi năng lượng tái tạo đối với ngành chăn nuôi và buộc các cơ sở chăn nuôi phải mua nó. Luật này cũng tạo ra
55
Jack F. Williams & Ch’ang-yi David Chang (2008), Taiwan’s Environmental Struggle: Toward a Green Sillicon Island, trang 36.
56
một quỹ phát triển năng lượng tái tạo đã cung cấp một phần tiện ích sử dụng nhiên liệu hóa thạch và sản xuất điện hạt nhân. Ngoài ra, cơ quan này cũng đã thông qua một loạt các biện pháp nhằm biến Đài Loan thành một quốc gia ít các-bon vào năm 202057. Chính phủ đã kêu gọi trong vòng hai năm tới mỗi thành phố có hai quận thực hiện thí điểm khí các-bon thấp tới 50% năng lượng được cung cấp bởi nguồn năng lượng tái tạo. Trong 5 năm, mục tiêu của Đài Loan là đạt được 6 thành phố có khí các-bon thấp.
Để hỗ trợ luật mới ban hành, Đài Loan đã chứng minh cam kết của mình thông qua hỗ trợ tài chính cho một số sáng kiến. Từ năm 2010 đến năm 2015, chính phủ đang chuẩn bị đầu tư 1,47 tỷ USD để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển hệ thống năng lượng tái tạo. Kế hoạch của chính phủ được kỳ vọng sẽ tận dụng thêm 200 tỷ USD trong đầu tư tư nhân trong khi đó tiết kiệm hàng tỷ đô la chi phí năng lượng cho đất nước và tạo ra hàng ngàn việc làm cho người dân58. So với cùng kỳ năm trước, năm 2010, Bộ Nội vụ đã công bố đầu tư 100 triệu USD trong kiến trúc xanh. Kế hoạch được ước tính để tạo ra 243.000 việc làm trong các lĩnh vực liên quan trong khi giảm được 3,82 triệu tấn CO2. Chính phủ cũng đã đầu tư 260 triệu USD để phát triển đảo Penghu (Bành Hổ) thành khu vực đầu tiên của Đài Loan thực hiện thí điểm khí các-bon thấp. Đến năm 2015, hơn một nửa năng lượng sơ cấp của đảo Bành Hổ sẽ được tạo ra bởi các nguồn năng lượng tái tạo, cắt giảm 50% lượng khí thải CO2 từ mức của năm 200559. Chiến lược đầu tư của chính phủ Đài Loan trong các lĩnh vực như năng lượng mặt trời, đèn LED, và các loại xe điện là một phần của một chiến lược kinh tế lớn hơn để mở rộng sản xuất công nghiệp khí các-bon thấp từ 5 tỷ USD lên 35
57
http://www.taipeitimes.com/News/taiwan/archives/2009/07/30/2003449934
58
Investment Plan by Taiwan. Biofuelswatch.com Retrieved March 21, 2011, trên trang web http://www.biofuelswatch.com/investment-plan-by-taiwan
59
Penghu to be green energy testing ground‖ The China Post. Retrieved on March 24, 2011, trên trang web
tỷ USD trong vòng 5 năm và tạo ra 110.000 việc làm. Như vậy, mục tiêu năng lượng vừa phải thúc đẩy việc tạo ra đầu tư, đổi mới, và tạo việc làm sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh kinh tế của Đài Loan trong tương lai và điều quan trọng hơn đó là giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường sinh thái.
Bên cạnh đó, chính phủ cũng khuyến khích các nhà sản xuất và chế tạo xe cơ giới tiết kiệm nhiên liệu và hạn chế thải CO2 vào môi trường. Đồng thời tăng cường xây dựng các chương trình phát triển phương tiện giao thông đường sắt để sử dụng các loại tầu điện ngầm và tầu tốc hành. Khuyến khích người dân sử dụng các nguồn năng lượng ít gây ra hiệu ứng nhà kính; sản xuất và sử dụng năng lượng mặt trời, thủy điện và phát triển năng lượng điện hạt nhân. Ngoài ra, Đài Loan cũng đã ban hành đạo luật bảo vệ tầng ozon và giảm lượng mưa acid. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng các loại sản phẩm có thể phát thải khí SO2, CO, NO2.