II. ĐỐI SÁCH CỦA CÁC NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ ĐÔNG BẮC Á
2. Đối sách của Hàn Quốc a Nghiên cứu dự báo
a. Nghiên cứu dự báo
Công tác nghiên cứu dự báo những diễn biến và tác động của biến đổi khí hậu ở Hàn Quốc cũng rất được chú trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2011, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng một chương trình nghiên cứu quy mô lớn cấp quốc gia về biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp. Dưới đây là tóm tắt một số điểm chính trong Báo cáo tổng hợp về các kết quả nghiên cứu trong hai năm đầu của chương trình này.
Thứ nhất, Viện Nghiên cứu khí tượng Quốc gia Hàn Quốc (National Institute of Meteorological Research - NIMR) dự báo rằng nhiệt độ trung bình sẽ tăng thêm 1,5 độ C trong năm 2020, 3,0 độ C vào năm 2050 và 5,0 độ C vào năm 2080 so với mức trung bình của 30 năm từ 1971 đến 2000.
11
Nguồn tài nguyên sinh học và tái tạo, ngoại trừ nguồn tài nguyên hóa thạch. Chất thải sinh khối bao gồm giấy thải, chất thải động vật, chất thải thực phẩm, chất thải xây dựng có nguồn gốc từ gỗ, nước đen và bùn cặn của nước thải.
Họ cũng dự báo rằng lượng mưa sẽ tăng 5% vào năm 2020, 7% vào năm 2050 và 15% vào năm 2080.
Thứ hai, do nhiệt độ tăng lên từ hiện tượng nóng lên toàn cầu, khu vực thích hợp cho canh tác đang có sự dịch chuyển và các loại côn trùng gây hại mới phát sinh, được dự báo sẽ dẫn đến một sự thay đổi về các loại cây trồng và lan tỏa các thiệt hại cho cây trồng. Đặc biệt là các loại táo, đào, nho và đậu được dự báo sẽ bị thiệt hại lớn hơn do loài châu chấu màu nâu, và lĩnh vực này bị hư hỏng bởi loại virus vằn lúa sẽ di chuyển về phía Bắc, trong khi thiệt hại đã được mở rộng trên toàn quốc.
Thứ ba, kết quả của phân tích về biến đổi khí hậu do thiên tai gây thiệt hại cho cây trồng đã cho thấy, thiệt hại do bão lớn, gió bão và tuyết đã tăng mạnh do nhiệt độ trung bình hàng năm tăng, trong khi thiệt hại của sóng địa chấn, gió bão, bão tuyết cũng tăng lên do sự gia tăng chênh lệch nhiệt độ ở các cực. Phân tích này cũng cho thấy rằng, khi lượng mưa tăng, thiệt hại do mưa lớn tăng lên, trong khi thiệt hại do mưa đá, sét và gió bão giảm, và thiệt hại do mưa lớn và bão tăng lên khi cường độ mưa tăng lên.
Thứ tư, kết quả của phân tích về các yếu tố góp phần làm trì trệ sản lượng gạo trong giai đoạn 2002 - 2003 và 2006 - 2007 cho thấy rằng, yếu tố thời tiết có tác động mạnh mẽ hơn rất nhiều đến sản lượng gạo so với yếu tố 'công nghệ'. Trong giai đoạn 2002 - 2003, yếu tố thời tiết đóng góp 76,4% trong khi yếu tố công nghệ đóng góp 23,6%. Trong giai đoạn 2006 - 2007, yếu tố thời tiết đóng góp 66,5% trong khi yếu tố công nghệ đóng góp 33,5%. Trong cả hai giai đoạn này, thời tiết đã có một tác động lớn hơn đáng kể so với công nghệ.
Thứ năm, một phân tích mô phỏng cây trồng đã được nỗ lực tiến hành nhằm kiểm tra ảnh hưởng của các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, và kết quả của phân tích này đã cho thấy là nhiệt độ khí quyển
tăng làm cho sản lượng gạo giảm khi thời vụ canh tác là cố định. Nhưng khi thời vụ canh tác được điều chỉnh thì sản lượng gạo tăng khá nhanh. Kết quả này ngụ ý rằng, trong trường hợp của ngành nông nghiệp, rủi ro có thể được giảm thiểu bằng cách thay đổi thời vụ và phát triển các công nghệ sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thứ sáu, sự chuyển dịch của các vùng sản xuất lớn do biến đổi khí hậu đã được nhận thấy rất rõ ở Hàn Quốc. Trong trường hợp của các loại táo, đào, nho và cây ăn quả có múi 'Hallabong', các khu vực canh tác đã dịch chuyển về phía Bắc trong khi các vùng trồng táo và nho được mở rộng trên toàn quốc. Và trong trường hợp của các loại cây trồng nhiệt đới, một số lượng đáng kể các mặt hàng trái cây nhiệt đới đã có thể được trồng trên đảo Jeju trong một số năm.
Thứ bảy, để phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp, phép hồi quy hạt đã được áp dụng cho bốn loại cây trồng: lúa, bắp cải, củ cải và táo. Kết quả của phân tích hồi quy này cho thấy rằng, trong trường hợp của cây lúa, nhiệt độ tăng 1 độ C thì sản lượng tăng khoảng 24,4kg với mỗi 10a khi nhiệt độ trung bình trong giai đoạn canh tác thấp hơn 19 độ C do các yếu tố khí hậu. Khi nhiệt độ trung bình cao hơn 20 độ C, sản lượng giảm xuống khoảng 6,2kg với mỗi 10a. Trong trường hợp của củ cải, cải bắp và táo, ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đến năng suất khá đa dạng về hạng mục và khu vực.
Thứ tám, để phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài sản nông nghiệp, mô hình Ricardo (Ricardian model) đã được áp dụng, và theo phân tích này, giá mỗi ha đất nông nghiệp giảm khoảng 14,55 - 19,24 triệu won khi nhiệt độ trung bình hàng năm (12,4 độ C) tăng thêm 1 độ C . Một phân tích khác đã được tiến hành để xác định ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tổng thu nhập nông nghiệp bằng cách áp dụng mô hình Ricardo.
Kết quả phân tích cho thấy, khi nhiệt độ tăng thêm 1 độ C sẽ làm giảm tổng thu nhập nông nghiệp 2,6 – 4,0 triệu won mỗi ha, lớn hơn so với ảnh hưởng đến giá đất nông nghiệp.
Thứ chín, kết quả của một cuộc khảo sát cho thấy rằng, nhận thức của nông dân về biến đổi khí hậu khá cao và họ cảm nhận được những thay đổi bất thường của thời tiết cũng như sự gia tăng dịch bệnh và các loại côn trùng có hại. Kết quả khảo sát này cũng cho thấy rằng nông dân quan tâm sâu sắc đến các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Họ thể hiện một sự sẵn sàng cao để tham gia trong kế hoạch thích ứng ở cấp độ nông hộ trong tương lai, nhưng có những vướng mắc như thiếu kỹ thuật và kiến thức, thông tin không đầy đủ và thiếu lao động.
Thứ mười, mô hình tiện ích (Expectation Utility Model) đã được sử dụng để phân tích những lợi ích của việc áp dụng các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2011 - 2040. Sự khác biệt về thu nhập dự kiến sẽ phụ thuộc vào việc áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp thích ứng đã được tìm thấy, và phân tích này cho thấy rằng sẽ có một sự khác biệt về thu nhập khoảng 790 nghìn won ở Gwangju, 1,2 triệu won ở Milyang và 1,4 triệu won ở Jeonju. Xác suất của việc nông dân áp dụng các biện pháp thích ứng được tính toán dựa trên mô hình này mặc dù không phải là một cách tính toán trực tiếp. Theo cách tính toán này, người ta dự đoán rằng khoảng 65% nông dân áp dụng các biện pháp thích ứng. Điều này cho thấy rằng nông dân quan tâm sâu sắc đến việc thích ứng với biến đổi khí hậu và khả năng của họ trong việc thích ứng với công nghệ phù hợp là khá cao.
Cuối cùng, kết quả của việc đánh giá các ưu thế của các biện pháp thích ứng trong lĩnh vực nông nghiệp cho thấy rằng, phát triển công nghệ và quản lý cơ sở hạ tầng nông nghiệp là biện pháp thích ứng quan trọng
nhất. Điều này cho thấy việc cải tiến giống cây trồng được ưu tiên hàng đầu, quản lý nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp là ưu tiên thứ hai, và phát triển công nghệ sản xuất được ưu tiên thứ ba trong tất cả các trường hợp quy hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.