Chính sách kiểm soát chất lượng không khí của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường giai đoạn 2001 2020 (Trang 99 - 106)

II. ĐỐI SÁCH CỦA CÁC NƯỚC VÀ VLT ĐÔNG BẮ CÁ 1 Đối sách của Nhật Bản

a. Chính sách kiểm soát chất lượng không khí của Nhật Bản

- Thực trạng môi trường không khí trong những năm 2000

Chất lượng không khí của Nhật đã liên tục được cải thiện từ sau năm 1980, đến những năm 2000 thì môi trường không khí ở Nhật Bản về cơ bản đã được kiểm soát. Bụi, khói và đặc biệt là khí sulfur dioxide đã giảm mạnh từ sau năm 1980. Năm 1998, chỉ có oxy quang hóa vượt tiêu chuẩn chất lượng môi trường và mức giảm của khí nitrogen dioxide chậm hơn do số lượng các phương tiện tham gia giao thông không ngừng tăng. So sánh quốc tế năm 2002 cho thấy Nhật Bản chỉ đứng sau Thụy Sĩ về cường độ phát thải khí SOx và NOx tính theo đơn vị GDP và bình quân theo người (Bảng 5).

Kể từ khi ban hành các Luật liên quan đến các biện pháp đặc biệt để giảm tổng lượng phát thải oxit nitơ và hạt đặc biệt từ ô tô trong khu vực quy định vào năm 2001, các chất gây ô nhiễm tiếp tục giảm thêm.

Nhật Bản xây dựng các trạm quan trắc ô nhiễm không khí ven đường (viết tắt là RAPMSs) và các trạm quan trắc ô nhiễm không khí môi trường xung quanh (viết tắt là APMSs) để đo nồng độ các loại khí và bụi gây ô nhiễm. Theo bảng 4 thì nồng độ NO2 ở ven đường đã giảm từ 0,035 ppm

năm 2001 xuống còn 0,028 ppm năm 2008, một mức giảm lên tới 20% trong vòng 7 năm. Còn nồng độ NO2 ở các nơi khác cũng đã giảm từ 0,024 ppm xuống còn 0,018 ppm, giảm 25% trong cùng giai đoạn. Bảng 7 cũng cho thấy mật độ các hạt đo được từ các trạm quan trắc đã giảm liên tục.

Bảng 5: So sánh quốc tế về cường độ phát thải khí SOx và NOx năm 2002

(Đơn vị: Kg/1.000USD của GDP và kg/người)

Mỹ Anh Pháp Đức Nhật Thụy Sĩ SOx trên GDP Trên đầu người 1,4 48 0,6 17 0,3 9 0,3 7 0,3 7 0,1 3 NOx trên GDP Trên đầu người 1,9 65 1,0 26 0.9 23 0,7 17 0,6 16 0,4 12

Nguồn: OECD Environmental Indicator 2005.

http://www.oecd.org/environment/environmentalindicatorsmodellingandoutlooks/37551 205.pdf

Bảng 6: Thay đổi nồng độ trung bình hàng năm của NO2 (ppm) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 RAPMS 0,035 0,034 0,034 0,032 0,032 0,032 0,029 0,028 APMS 0,024 0,023 0,022 0,021 0,021 0,021 0,019 0,018

Nguồn: The long-term changes in NO2 concentration is shown in the Annual Report on the Environment, the Sound Material-Cycle Society and the Biodiversity in Japan 2009 (p.58). http://www.env.go.jp/en/wpaper/2009/index.html

Bảng 7: Thay đổi mật độ trung bình hàng năm của các hạt (mg/ m3)

Năm 1974 1980 1990 2000 2005 2006 2007 2008 RAPMS 0,058 0,042 0,037 0,031 0,027 0,026 0,024 0,022 APMS 0,162 0,053 0,050 0,040 0,031 0,030 0,027 0,026 Nguồn: Ministry of the environment 2009.

Mật độ các hạt đo được trong môi trường không khí của năm 1974 là 0,162 mg/m3 giảm còn 0,026 mg/m3 vào năm 2008, giảm gần 7 lần. Tốc độ giảm diễn ra nhanh nhất trong giai đoạn 1974-1980, từ 0,162 mg/m3 xuống còn 0,053 mg/m3, có lẽ đây là thời kỳ Luật kiểm soát chất lượng không khí bắt đầu phát huy tác dụng. Những năm sau đó mật độ các hạt tiếp tục giảm. Số lượng các hạt đo được ở ven đường thấp hơn so với số lượng đo được ở môi trường không khí các nơi khác. Mật độ các hạt do RAPMS đo trung bình hàng năm có giá trị 0,058 mg/m3 vào năm 1974, giảm xuống còn 0,022 mg/m3 vào năm 2008, mức giảm chỉ là gần 3 lần. Và rút ngắn khoảng cách về mật độ các hạt giữa môi trường ven đường với các nơi khác, chỉ số không còn chênh lệch nhiều, chỉ là 0,022 mg/m3 so với 0,026 mg/m3.

Có vẻ như quá trình kiểm soát chất lượng không khí của Nhật Bản tương ứng với đường cong Kuznet về môi trường. Thời kỳ đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng trưởng kinh tế tăng đi kèm với sự ô nhiễm tăng, rõ rệt nhất là thời kỳ tăng trưởng nhanh cũng là thời kỳ số người mắc các bệnh do ô nhiễm môi trường tăng lên nhanh chóng. Nhưng từ sau khi Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế số hai trên thế giới thì việc đầu tư cho các vấn đề môi trường đã được chú trọng hơn.

Các tiêu chuẩn về chất lượng không khí: Kiểm soát ô nhiễm không khí là một vấn đề lớn trên cả cấp độ quốc gia và địa phương tại Nhật Bản. Bảng 8 cho chúng ta thấy quá trình ban hành các tiêu chuẩn để kiểm soát chất lượng không khí của Nhật Bản.

Bảng 8: Tiêu chuẩn chất lượng môi trường của không khí Chất Điều kiện môi trường

SO2 (sulfur dioxide)

CO(Carbon monoxide) SPM (bụi lơ lửng) NO2 (nitơ dioxide)

Trung bình hàng ngày cho các giá trị theo giờ không được vượt quá 0,04 ppm, và giá trị hàng giờ không được vượt quá 0,1 ppm (tháng 5- 1973)

Trung bình hàng ngày cho các giá trị theo giờ không được vượt quá 10 ppm, và trung bình của các giá trị hàng giờ cho bất kỳ khoảng thời gian 8 giờ liên tiếp không được vượt quá 20ppm (tháng 5-1973) Trung bình hàng ngày cho các giá trị giờ không được vượt quá 0,10 mg/m3, và giá trị hàng giờ không được vượt quá 0,20 mg/m3 ( 5-

Ox (oxy quang hóa) Benzene Trichloroethylene Tetrachloroethylene Dichloromethane Dioxin (như PCDDs, PCDFs) Bụi cực nhỏ (PM2.5) 1973)

Trung bình hàng ngày cho các giá trị giờ phải nằm trong vùng 0,04- 0,06 ppm hoặc thấp hơn mức đó (tháng 5-1973)

Giá trị hàng giờ không được vượt quá 0,06 ppm (tháng 5-1973) Trung bình hàng năm không vượt quá 0,003 mg/ m3 (tháng 2-1997) Trung bình hàng năm không vượt quá 0,2 mg/ m3 (tháng 2-1997) Trung bình hàng năm không vượt quá 0,2 mg/ m3 (tháng 2-1997) Hàng năm trung bình không vượt quá 0,15 mg/ m3 (tháng 4-2001) Trung bình hàng năm không vượt quá 0.6pg-TEQ/ m3 (tháng 12-1999) Trung bình hàng năm không vượt quá 15 μg/m3 (tháng 9 -2009) Nguồn: Ministry of the Environment. Environmental Quality Standards in Japan - Air Quality. 2010, from http://www.env.go.jp/en/air/aq/aq.html

Ghi chú: pg đọc là picogram= 10-12 gram hay một phần nghìn tỷ của gram, còn có thể viết là ppt: part per trillion. TEQ: Toxic Equivalent, theo WHO 2002 thì mức phơi nhiễm Dioxin cho phép qua thức ăn của mỗi người mỗi ngày là từ 1-10pg lượng độc tương đương (TEQ).

Đầu những năm 1960, số lượng bệnh nhân hen suyễn tăng lên ở một số khu vực gần các nhà máy hóa dầu lớn. Nguyên nhân tìm được cho thấy không khí ở các khu vực lân cận bị ô nhiễm bởi khí SOx. Để đối phó với các vấn đề ô nhiễm không khí, Luật Kiểm soát ô nhiễm không khí đã được ban hành vào năm 1968. Luật quy định các biện pháp kiểm soát đối với việc phát thải bồ hóng, khói và bụi từ các nhà máy, nhưng phải đến tháng 5 năm 1973 tiêu chuẩn cụ thể trong việc phát thải một số loại khí và bụi mới được thực hiện. Kể từ đó trở đi các tiêu chuẩn về chất lượng không khí đã không ngừng được bổ sung, chẳng hạn như tiêu chuẩn phát thải đối với benzen, trichloethylene được bắt đầu thực hiện vào năm 1997, dichloromethane vào năm 2001. Đặc biệt là tháng 12 năm 1999, Nhật Bản đã đưa ra tiêu chuẩn cho việc phát thải các chất dioxin như PCDD, PCDF với mức trung bình hàng năm không vượt quá 0.6pg-TEQ/ m3. Và mới đây nhất, tháng 9 năm 2009 Nhật Bản đã thực hiện tiêu chuẩn với các hạt bụi cực nhỏ với mức trung bình hàng năm không vượt quá 15 μg/m3.

- Biện pháp kiểm soát phát thải từ các nguồn: Xác định nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là từ các nhà máy và xe cơ giới, Luật kiểm soát ô nhiễm

không khí đã đưa ra những điều khoản cho việc thực thi. Những cơ sở phát thải bồ hóng và khói phải đo và giữ lại số liệu về khối lượng, nồng độ bồ hóng và khói theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ môi trường. Nếu lãnh đạo các tỉnh thấy phát thải có khả năng tiếp tục vượt quá tiêu chuẩn, họ có thể yêu cầu cơ sở đó cải thiện phương pháp hoạt động.

Theo khảo sát của Bộ Môi trường năm 2008, có 220.008 cơ sở phát thải bồ hóng và khói, trong đó 64,4% cơ sở là sử dụng nồi hơi, 15,1% là động cơ diesel, và 4,0% tuabin chạy bằng khí ga. Thanh tra tại chỗ được tiến hành ở 25.506 cơ sở, và chỉ có 9 cơ sở bị Bộ môi trường ra văn bản yêu cầu phải đảm bảo các tiêu chuẩn và cải thiện môi trường23. Ngay cả trong ngành điện cũng có các điều khoản yêu cầu đảm bảo lượng khí thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch trong các nhà máy điện không vượt quá giới hạn nhất định.

Giới hạn tối đa cho phép lượng khí thải từ các phương tiện cơ giới đã hạ thấp dần. Ví dụ, quy định về hàm lượng lưu huỳnh trong xăng đã được thay đổi qua từng thời kỳ (Bảng 9)

Bảng 9: Quy định về nồng độ lưu huỳnh trong xăng dầu

Năm 1976 1992 1997 2004 2007

Nồng độ Sulfur (ppm)

5.000 2.000 500 50 10

Để tiếp tục giảm nhẹ phát thải từ xe ô tô, tháng 6 năm 2001, Quốc hội ban hành một đạo luật riêng cho việc kiểm soát nitrogen dioxide và các hạt đặc biệt với xe chạy bằng dầu diesel tại các khu vực đô thị lớn. Luật được áp dụng cho 6 tỉnh và thành phố gồm Tokyo, Saitama, Chiba,

23

Ministry of the Environment. The press release on air pollution on 11 December 2009, retrieved in February 2010

Kanagawa, Hyogo và Osaka. Riêng Hội đồng thành phố Tokyo còn thông qua một sắc lệnh cấm các xe chạy dầu diesel lưu hành trên đường phố Tokyo nếu vượt quá giới hạn về phát thải các hạt nguy hiểm. Kế hoạch bắt đầu vào tháng 12 năm 2000, và có hiệu lực đầy đủ vào tháng 10 năm 2003. Năm 2006 nhà nước có thêm thêm quy định mới về hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs).

- Giám sát và công khai chất lượng không khí:

Chất lượng không khí được đo tại các trạm quan trắc chủ yếu do chính quyền địa phương đảm nhiệm. Tính đến tháng 3 năm 2009 Nhật Bản đã sử dụng 438 trạm quan trắc ô nhiễm không khí ven đường (RAPMS) và 1.549 trạm quan trắc ô nhiễm không khí môi trường xung quanh (APMS). Bộ Môi trường công bố những dữ liệu về chất lượng không khí thông qua trang chủ của hệ thống quan sát môi trường không khí khu vực. Hệ thống này có tên là "Soramame-kun", một cái tên dễ thu hút sự quan tâm của công chúng.

Thông qua các biện pháp đã đề cập ở trên, nồng độ các chất ô nhiễm không khí đã giảm mạnh, đặc biệt là nồng độ khí SO2 trong không khí đã giảm rất nhanh trong những năm 1970 và đầu những năm 1980 (Đồ thị 5). Số lượng các cơ sở sản xuất có thiết bị khử lưu huỳnh tăng nhanh, năm 1970 mới chỉ có 102 cơ sở, tăng lên 1.329 trong năm 1980, và 1.914 trong năm tài chính năm 199024. Ngoài các quy định về môi trường, các cơ quan chính phủ cũng chú ý cung cấp các khoản vay cho đầu tư môi trường, khuyến khích các nhà máy lắp đặt các thiết bị khử ô nhiễm.

Nếu trước những năm 1990, ô nhiễm không khí chủ yếu do các nhà máy và khu vực dân cư gây ra thì sau năm 1990, ô nhiễm không khí phát

24

Ministry of the Environment 2007. Annual Report on the Environment and the Sound Material-Cycle Society in Japan 2007. retrieved in February 2010 from

sinh chủ yếu từ khu vực giao thông vận tải. Việc giảm tổng lượng khí thải NOx vẫn là một thách thức quan trọng ở các khu vực đô thị lớn. Cơ quan Môi trường Nhật Bản tiếp tục các biện pháp để giảm ô nhiễm không khí đô thị, cắt giảm lượng khí thải từ các nhà máy và doanh nghiệp, thực thi các quy định đối với khí thải ô tô, và khuyến khích xe có lượng khí thải thấp.

Đồ thị 5. Thay đổi trong nồng độ SO2 trung bình hàng năm (FY1970-2001)

Nguồn: MOE. 2010, from

http://www.env.go.jp/en/statistics/air/index.html#a_30

Đối với các khí gây hiệu ứng nhà kính, năm 2009, Thủ tướng Yukio Hatoyama đã cam kết Nhật Bản sẽ cắt giảm lượng khí thải CO2 tới 25% so với mức năm 1990 vào năm 2020. Nhưng việc đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản sau trận động đất và sóng thần tháng 3 năm 2011 đã khiến Nhật Bản phải quay lại sử dụng nhiên liệu hóa thạch để bù vào nguồn điện hạt nhân. Theo Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, trong bốn tháng đầu năm 2012 sử dụng dầu, than đá và khí đốt của Nhật Bản đã

tăng 40% so với cùng kỳ năm 2011. Như vậy sự gia tăng phát thải các loại

Một phần của tài liệu Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường giai đoạn 2001 2020 (Trang 99 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)