Giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường giai đoạn 2001 2020 (Trang 47)

II. ĐỐI SÁCH CỦA CÁC NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ ĐÔNG BẮC Á

b. Giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu

Năm 1997, Nhật Bản là nước chủ nhà của Hội nghị lần thứ ba các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto được thông qua. Nghị định thư Kyoto đưa ra một số mục tiêu giảm phát thải với các nước trong giai đoạn 2008-2012 so với mức của năm 1990. Nhật Bản có mục tiêu giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính là 6%.

Năm 1998, Luật liên quan đến việc thúc đẩy các biện pháp để đối phó với sự nóng lên toàn cầu đã được ban hành. Luật qui định trách nhiệm của chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và công dân để đối phó với sự nóng lên toàn cầu. Để nâng cao nhận thức về sự nóng lên toàn cầu trong công chúng, Bộ Môi trường Nhật Bản đã tiến hành các chiến dịch quốc gia và kêu gọi hành động. Ví dụ, một chiến dịch quảng bá lối sống để giảm lượng khí thải CO2 được gọi là "Team Minus 6%" bắt đầu vào năm 2005, kêu gọi giảm sử dụng máy điều hòa không khí và khuyến khích lái xe sinh thái. Chiến dịch này khuyến khích “COOL BIZ”, có nghĩa là có thể làm việc thoải mái trong văn phòng ở nhiệt độ 28 oC.

Báo cáo hàng năm về Môi trường và Xã hội tuần hoàn vật chất tại Nhật Bản năm 2008 đã đưa ra một số ví dụ của xã hội các-bon thấp như giao thông vận tải bền vững thân thiện với môi trường, phát triển và phổ

biến các công nghệ tăng hiệu quả nhiệt của nhà máy điện. Hiện nay hiệu suất nhiệt của các nhà máy điện ở Nhật Bản là trên 40%, cao hơn nhiều so với mức 30% ở hầu hết các nước đang phát triển8.

"Kế hoạch hành động cho một xã hội-bon thấp" được Nội các thông qua vào tháng 7 năm 2008 bao gồm: Sản xuất năng lượng mặt trời, lấy lại vị trí tốt nhất trên thế giới với mục tiêu tăng gấp 10 lần vào năm 2020, 40 lần vào năm 2030. Phát triển thế hệ xe mới, tăng 50% khối lượng bán của các loại xe mới vào năm 2020. Thay thế các bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn huỳnh quang về cơ bản vào năm 2012.

Nhận thức rõ phát thải khí nhà kính CO2 chủ yếu là từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, vì vậy việc giảm sử dụng các nhiên liệu hóa thạch và tiết kiệm năng lượng là để giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu. Nhật Bản từ lâu đã có chính sách sử dụng năng lượng hiệu quả.

Đồ thị 1: So sánh về năng lượng sơ cấp cần cho một đơn vị GDP (2006)

Nguồn:IEA , 2008. Energy Balances of OECD/Non-OECD Countries.

Ghi chú: Đo bằng tấn dầu tương đương cho 1000 USD của GDP, tính theo giá và tỷ giá hối đoái của năm 2000

8

Ministry of the Environment (2008). Annual Report on the Environment and the Sound Material-Cycle Society in Japan 2008 (pp.43-50.

Năm 1979, trong cuộc khủng hoảng dầu lửa lần thứ hai, Nhật Bản đã ban hành Luật về sử dụng hợp lý năng lượng, và sử dụng năng lượng trên một đơn vị GDP ở Nhật Bản luôn thấp hơn so với các nước khác. Nhìn vào Đồ thị 1 có thể thấy mức tiêu hao năng lượng của Nhật Bản năm 2006 cho 1.000 USD của GDP là thấp nhất trong tất cả các nước với 0,1 tấn dầu tương (TOE), bằng ½ so với các nước EU và Mỹ, 1/3 mức bình quân của thế giới, bằng 1/8 mức tiêu hao năng lượng của Trung Quốc và 1/18 của Nga. Tiết kiệm năng lượng không chỉ có lợi trong việc giảm khí nhà kính, mà còn bảo vệ nền kinh tế và người dân khi giá năng lượng tăng.

Nhật Bản đang thúc đẩy sản xuất và sử dụng năng lượng phi hóa thạch, bao gồm năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân, góp phần vào việc giảm lượng khí thải CO2. Để khuyến khích việc sử dụng năng lượng tái tạo từ các hộ gia đình, tháng 11 năm 2009, chế độ mua điện mặt trời mới được thực thi. Chế độ bắt buộc các công ty điện mua điện dư thừa được tạo ra từ các thiết bị phát điện bằng năng lượng mặt trời với giá quy định. Chẳng hạn như điện được mua từ các hộ gia đình với giá 48 yên/kWh, nhưng chỉ là 24 yên/kWh từ các cơ sở không phải là hộ gia đình9. Chính phủ cũng thúc đẩy sử dụng năng lượng hạt nhân an toàn.

Ngoài những chính sách kiểm soát môi trường, Nhật Bản đã thay đổi mô hình tăng trưởng, với việc chú trọng nhiều hơn đến các ngành công nghiệp phục vụ cho môi trường. Qui mô thị trường của ngành công nghiệp môi trường của Nhật Bản trong năm 2010 là khoảng 69 nghìn tỷ yên (US $ 873 tỷ), tăng 4% so với năm 2009, đây là số liệu do Bộ Môi trường Nhật Bản công bố ngày 15 tháng 5 năm 2012. Báo cáo cũng cho thấy việc làm trong ngành công nghiệp môi trường đạt 1,85 triệu trong năm 2010, tăng

9

Ministry of Economy, Trade and Industry (2009). Retrieved in December 2009, from http://www.meti.go.jp/english/press/data/20090831_02.html

3% so với năm 200910. Một số yếu tố góp phần vào sự tăng trưởng này, bao gồm công nghệ, mô hình kinh doanh, chất lượng và chi phí cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực, hợp tác với bên ngoài và mạng liên kết mạnh. Các yếu tố từ mặt cầu như thay đổi trong nhận thức và hành vi đối với các sản phẩm xanh, đối với sự thay đổi môi trường kinh tế và sự gia tăng nhu cầu nước ngoài.

Để duy trì sự tăng trưởng của ngành công nghiệp môi trường, Nhật Bản đã hỗ trợ các nhà cung cấp bằng cách thúc đẩy phát triển công nghệ, có các chương trình khuyến khích tài chính, khuyến khích việc sử dụng các nguồn lực địa phương, mở rộng thị trường quốc tế, và phi tập trung hóa ngành công nghiệp. Nhật Bản cũng khuyến nghị thúc đẩy nhu cầu thông qua các quy định và tiêu chuẩn ưu tiên cho các sản phẩm và dịch vụ môi trường, trợ cấp và ưu đãi thuế cho việc mua bán xanh, tiếp cận, tiếp thị, và hỗ trợ mua sắm công.

Một phần của tài liệu Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường giai đoạn 2001 2020 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)