. Bộ môi trường Hàn Quốc Ecorea 2011, p
b .Chính sách và iện pháp kiểm soá tô nhiễm nước
- Tăng cường tính pháp lý cho các chính sách bảo vệ môi trường nước
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và sự gia tăng dân số đã làm tăng nhanh nhu cầu về nước sạch trong khi đó các nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm. Luật bảo vệ chất lượng nước ra đời năm 1990 nhưng sự cố sông Nakdong bị ô nhiễm phenol nghiêm trọng vào năm 1991đã làm dấy lên một phong trào đòi chính phủ phải chú trọng đến chất lượng nước. Trước tình hình đó MOE đã đưa ra “Những biện pháp toàn diện về cung cấp nước sạch” vào năm 1993 nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng và tạo ra môi trường nước trong sạch. Đồng thời một loạt những luật liên quan tới việc cung cấp nước cho dân chúng đã được đưa ra như Luật liên quan tới việc cải thiện chất lượng nước sông Hàn và hỗ trợ cộng đồng ra đời năm
1999, 3 Luật về quản lý lưu vực sông Nakdong, sông Guem, sông Yeongsan và hỗ trợ cộng đồng cùng được ban hành vào năm 2002. Hàn Quốc không ngừng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho chính sách bảo vệ môi trường nước.
- Tăng cườnghệ thống quản lý môi trường nước
Hệ thống quản lý môi trường nước trước đây cần phải thay đổi để thích ứng với những thay đổi về môi trường kinh tế xã hội (như chuyển sang xã hội già hóa, tỉ lệ dân số đô thị hóa tăng, mức sống tăng…). Khi nhu cầu cải thiện môi trường sống và chất lượng môi trường tăng thì sẽ có nhiều yêu cầu không chỉ về môi trường nước sạch mà còn là sự sử dụng linh hoạt chủ động. Cho đến những năm 1980 chính sách quản lý ô nhiễm nước của Hàn Quốc chủ yếu nhấn mạnh tới việc phát triển nguồn nước để đáp ứng nhu cầu về nước ngày một tăng. Nhưng từ cuối những năm 1980 sự chú ý đã chuyển sang kiểm soát chất lượng nước với sự đầu tư lớn của chính phủ vào các cơ sở xử lý nước. Hàn Quốc đã tập trung vào ba nhóm giải pháp lớn để quản lý môi trường nước: phòng ngừa ô nhiễm môi trường nước (quy hoạch sử dụng nước, mục tiêu chất lượng nước, thẩm định đánh giá công nghệ sản xuất, khả năng chịu tải của nguồn nước…); phát hiện, ngăn chặn và xử lý (quan trắc chất lượng nước và nguồn thải, thu gom và xử lý nước thải, xử lý đối tượng gây ô nhiễm môi trường nước..); phục hồi khu vực bị ô nhiễm và đền bù thiệt hại do ô nhiễm (tiêu chí xác định môi trường nước bị ô nhiễm, điều tra xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm…).
MOE đã thiết lập lại chỉ tiêu chất lượng nước với trọng tâm là 16 hồ chứa và khôi phục 4 dòng sông lớn, cải thiện chỉ số chất lượng nước từ BOD đến COD, và tổng các bon hữu cơ (TOC: Total Organic Carbon)-một chỉ tiêu được sử dụng ở nhiều nước phát triển. Tùy vào tỉ lệ các chất gây ô nhiễm có trong nước mà đánh giá chất lượng nước theo cấp độ khác nhau.
Ở cấp độ 1, nước có chất lượng tốt nhất và ở cấp độ 5 chất lượng nước là kém nhất, nói cách khác là đã bị ô nhiễm.
Bảng 11. Chỉ số đánh giá chất lượng nước từ năm 2010
Cấp độ pH BOD (COD) Chất rắn lơ lửng Ô xy hòa tan Số trực khuẩn Tổng lượng Phốt pho (T-P) Tổng lượng Ni tơ( T-N) 1 6,5-8,5 < 1 (1) < 25 (1) trên 7,5 < 50 < 0,01 < 0,02 2 6,5-8,5 < 3 (3) <25 (5) trên 5 < 1.000 < 0,03 < 0,04 3 6,5-8,5 < 6 (6) <25 (15) trên 5 < 5.000 < 0,05 < 0,06 4 6,5-8,5 < 8 (8) <100 (15 trên 2 < 0,10 < 10 5 6,5-8,5 < 10 (10) Ko có rác trên 2 < 0,15 < 15
Ghi chú: Đơn vị là mg/l cho tất cả các chất
BOD là chỉ số cho các dòng chảy; COD: chỉ số cho các hồ và đầm lầy Trong ( ) và T-P, T-N áp dụng cho hồ và đầm lầy
MOE đã sắp xếp lại và bổ sung các mạng lưới kiểm soát chất lượng nước, đặt nhiều cảm biến để biết rõ hơn những thay đổi về chất lượng nước ở 16 hồ chứa. Ngoài ra một chế độ dự báo chất lượng nước sẽ được áp dụng. Bên cạnh việc cải thiện chất lượng nước, Hàn Quốc sẽ cố gắng bảo tồn tính đa dạng thủy sinh học để động vật và thực vật phát triển được trong môi trường tự nhiên của chúng, tiếp tục mở rộng các dự án để khôi phục dòng chảy sinh học, khôi phục lại những dòng chảy đã bị ô nhiễm hoặc bị hủy hoại ở các đô thị. Số lượng các chất ô nhiễm bị kiểm soát nghiêm ngặt sẽ tăng từ 25 chất hiện nay lên 35 vào năm 2015 để đạt tiêu chuẩn của rất nhiều nước phát triển.
Năm 2007 đã có 1.476 trạm kiểm soát chất lượng nước hoạt động trên cả nước, trong đó 697 trạm cho các sông, 185 trạm cho các hồ, 474 trạm cho các vùng nông nghiệp và 120 trạm cho các khu vực khác. Có 34 hạng mục cần kiểm soát đối với nước sông, 35 hạng mục với nước hồ và đầm lầy. Đặc biệt có 49 trạm kiểm soát tự động. Chất lượng nước được kiểm soát bằng những hạng mục chung như DO, TOC, PH, VOC…Có 2.499 trạm kiểm soát nước ngầm dùng để đánh giá chất lượng nước qua 20 hạng mục và việc kiểm tra mẫu được làm 2 lần trong một năm.
Để đạt được 86% nước ở 4 dòng sông lớn có chất lượng tốt (có lượng BOD thấp hơn 3mg/lít) vào năm 2012 thì 79,4% các dự án cải thiện chất lượng nước và hệ sinh thái dưới nước phải hoàn thành vào năm 2011. Đặc biệt là 86% các dự án (191 các cơ sở) xử lý phốt pho từ nước cống, hoặc nhà máy xử lý nước thải nhằm ngăn chặn sự nở hoa của tảo sẽ xây dựng xong vào tháng 9 năm 2011. Xây dựng các hồ chứa, tăng mức nước chảy vào cùng với các dự án cải thiện chất lượng nước đã đem lại rất nhiều thay đổi cho môi trường nước, vì vậy cần phải điều chỉnh Kế hoạch tổng thể về quản lý môi trường nước năm 2006. Dựa vào đánh giá giữa kỳ và kết quả hoạt động, những điều chỉnh sẽ phản ánh điều kiện môi trường nước đã thay đổi và thiết lập mới các tiêu chuẩn chất lượng nước và các vùng để chứa nước.
- Dự án khôi phục 4 dòng sông
Bốn dòng sông lớn là sông Hàn, sông Nakdong, sông Geum và sông Yongsan (còn gọi là sông Sumjin). Đây là một dự án có tầm quan trọng đặc biệt trong việc quản lý nước của Hàn Quốc vì nhu cầu về nước của hơn 40 triệu người dân Hàn Quốc là do 4 sông này cung cấp. Các biện pháp chính sách chủ yếu khi thực hiện dự án này gồm chế độ quản lý tổng mức ô nhiễm nước, các vùng đệm ven sông, mua đất gần sông, thu phí sử dụng nước và các biện pháp giúp đỡ cư dân. Trong thời kỳ 1998-2000, MOE đã áp dụng “Các biện pháp quản lý nước toàn diện cho 4 dòng sông lớn”. Để đảm bảo việc thực thi thuận lợi các biện pháp này “Điều luật quản lý lưu vực sông và giúp đỡ cộng đồng” đã được thực hiện cho mỗi dòng sông từ năm 1999 đến năm 2002.
Trong vòng 5 năm (1998-2003) chính phủ đã chi 11,1 nghìn tỷ won (9,65 tỷ USD) cho các dự án xây dựng các vùng đệm ở các bờ sông, hệ thống cống để có thể kiểm soát nước thải. Tính đến năm 2006 đã có 85,5% dân số được kết nối với hệ thống cống. Vùng đệm trên thượng nguồn của 4 con sông cũng được xây dựng. Vùng đệm ven sông là vùng cách mép nước
từ 300 đến 1000 mét. Việc khai thác gỗ, xây dựng khu công nghiệp, khách sạn nhà hàng, chăn nuôi trong khu vực này bị hạn chế nghiêm ngặt. Hiện nay đã xây dựng được 1.130 km2 vùng đệm ven sông. Ngoài ra chính phủ còn mua 3.300 km2 để ngăn chặn ô nhiễm nước từ các điểm tự do (không qua hệ thống cống). Đồng thời tăng cường quản lý các nguồn ô nhiễm rải rác. Theo dự đoán, đến năm 2020 tỉ lệ ô nhiễm rải rác trong tổng ô nhiễm nước sẽ chiếm 68-75%32. Vì vậy trọng tâm của các biện pháp quản lý chất lượng nước sẽ phải tập trung làm giảm ô nhiễm từ các nuồn rải rác.
- Chính sách mức thải tối đa
Chính sách Mức thải tối đa hàng ngày (Total Maximum Daily Load, viết tắt là TMDL) được bắt đầu từ chất thải BOD, sẽ được áp dụng cho phốt pho- chất gây ra sự nở hoa của tảo. Với 102 cơ sở thải nhiều phôt pho, thì hạn mức ô nhiễm sẽ áp dụng cho từng cơ sở, và mức độ xả thải chất gây ô nhiễm này sẽ được quản lý thông qua hệ thống giám sát từ xa (Tele- monitoring System: TMS). Tuy nhiên những biện pháp này sẽ chưa thể áp dụng đối với sông Hàn cho đến năm 2013. 3 sông lớn khác đã thực hiện chế độ TMDL từ năm 2010.
Như là một phần của kế hoạch khôi phục 4 dòng sông chính Hàn Quốc đã đầu tư 3,9 nghìn tỷ won vào việc xây dựng 1.281 nhà máy xử lý nước thải. Trong đó có 233 cơ sở xử lý tổng lượng phốt pho, 676 nhà máy xử lý nước cống, 39 cơ sở xử lý nước thải công nghiệp, và 21 nhà máy quản lý chất thải chăn nuôi. Hàn Quốc cũng đã thành lập Trung tâm ứng phó với ô nhiễm nước để ngăn chặn những sự cố ô nhiễm nước. Năm 2010 nhân sự ở Trung tâm này đã tăng lên 143 người, và có chế độ theo dõi 24h/ngày thông qua 57 mạng lưới tự động theo dõi lượng nước thải, các chất thải độc hại. Năm 2010 MOE đã thực thi Điều luật về giữ gìn chất lượng nước và hệ sinh thái để tăng cường cho các chính sách quản lý nước
32
công nghiệp. Hệ thống quản lý việc xả thải các chất độc hại đối với hệ sinh thái được áp dụng vào năm 2011.
Hệ thống dự báo chất lượng nước sẽ thông báo nồng độ Chlorophyll(Chl-a) và nhiệt độ nước 2 ngày cho đến một tuần một lần bằng việc tận dụng biện pháp mô hình dự báo chất lượng nước 3 chiều với những thông tin trực tuyến về lưu lượng nước, thay đổi khí hậu, số liệu TMS của các cơ sở môi trường cơ bản và những nơi làm việc rộng lớn, các biện pháp đo ô nhiễm nước, địa lý quốc gia.