II. ĐỐI SÁCH CỦA CÁC NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ ĐÔNG BẮC Á
4. Đối sách của Đài Loan
Cũng như nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á, Đài Loan đang phải đối mặt với những hệ lụy của tình trạng ấm lên của trái đất, khan
hiếm nguồn nước, và những thách thức về suy thoái môi trường do phát triển kinh tế. Đài Loan phụ thuộc tới gần 99% vào các nguồn năng lượng nhập khẩu, với gần 90% khí thải nhà kính là Co2 do sử dụng năng lượng hóa thạch. Tốc độ tăng hàng năm về phát thải khí nhà kính đã giảm trong những năm gần đây, với tốc độ âm lần đầu tiên vào năm 2008 (khoảng - 4%). Mặc dù không tham gia ký kết Hiệp định khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), song Đài Loan đã tự cam kết chia sẻ nghĩa vụ chung đối với cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo những nguyên tắc cơ bản của UNFCCC. Nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh và tránh phải tiêu dùng năng lượng giá cao, Chính phủ Đài Loan đã thực hiện nhiều chính sách và giải pháp quan trọng cho sự phát triển bền vững của quốc đảo này. Bảo tồn năng lượng và giảm các-bon không phải là khẩu hiệu mà là một hành động thực sự.
Về các cam kết quốc tế, Đài Loan đã tích cực hưởng ứng tầm nhìn toàn cầu về giảm phát thải khí nhà kính. Quốc đảo này đã áp dụng nguyên tắc 3 điểm trong việc giảm phát thải khí nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Đó là “có thể đo được, có thể báo cáo được, và có thể kiểm chứng được”. Tổng thống Mã Anh Cửu đã ban hành “Khung chính sách năng lượng bền vững” và cơ quan hành pháp của Chính phủ đã xây dựng các mục tiêu biện pháp cụ thể và thời gian biểu cho việc giảm phát thải khí CO2 của Đài Loan. Theo đó, việc phát thải này trong ngắn hạn sẽ trở về mức của năm 2008 vào năm 2016; trong trung hạn sẽ về mức của năm 2000 vào năm 2025; và trong dài hạn sẽ bằng 50% mức của năm 2000 vào năm 2050.
Về mặt thể chế, Chính phủ Đài Loan đã cho soạn thảo Luật giảm phát thải khí nhà kính. Bản thảo của Luật này chỉ rõ trách nhiệm và mục tiêu của các bộ, các cơ chế, và các công cụ nhằm thực hiện việc giảm phát thải khí nhà kính. Bản thảo này đang được xem xét ở cơ quan lập pháp và
khi được thông qua, sẽ trở thành văn bản pháp lý cho việc thực hiện cắt giảm phát thải khí nhà kính của Đài Loan trong những thập kỷ tới.
Cùng với việc soạn thảo Luật giảm phát thải khí nhà kính, Chính phủ Đài Loan cũng đã ban hành các quy định và các giải pháp nhằm thực hiện giảm phát thải khí nhà kính như “Xây dựng ngân sách phát triển năng lượng tái tạo”, “Luật quản lý năng lượng”, và “Thuế năng lượng”. Trong khuôn khổ của Luật giảm phát thải khí nhà kính (dự thảo), Đài Loan đã soạn thảo Chương trình giảm phát thải khí nhà kính quốc gia với 5 mục tiêu chủ yếu là: xây dựng thể chế, giảm quan liêu, bảo vệ môi trường, đẩy mạnh giáo dục, và ứng phó với những tác động từ biến đổi khí hậu.
Về các giải pháp chính sách cụ thể nhằm giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, Đài Loan đã thực hiện khá nhiều giải pháp chính sách đối với từng lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Phần dưới đây sẽ đề cập đến các giải pháp chính sách này.
a. Lĩnh vực năng lượng
Tháng 5 năm 2008, Đài Loan đã thông qua Khung khổ chính sách năng lượng bền vững với 4 tiêu chí trong đó có hai tăng trong lĩnh vực sản xuất và hai giảm trong lĩnh vực tiêu dùng. Đó là (i) tăng hiệu quả sử dụng năng lượng; (ii) tăng giá trị gia tăng trong mỗi đơn vị năng lượng được sử dụng; (iii) giảm phát thải khí nhà kính; và (iv) giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng không tái tạo. Các mục tiêu cụ thể của khung chính sách này là:
(1) Tăng hiệu quả sử dụng năng lượng hơn 2% trong 8 năm tiếp theo, giảm phát thải khí nhà kính ít nhất 20% vào năm 2015 và giảm hơn 50% vào năm 2025 so với năm 2005 bằng cách áp dụng công nghệ tiên tiến và các giải pháp thích hợp.
và giảm tiêu hao năng lượng nhằm đạt mục tiêu giảm phát thải trên một đơn vị năng lượng ít nhất 30% vào năm 2025.
(3) Tích cực phát triển các nguồn năng lượng tái tạo với mục tiêu đạt 15% tổng năng lượng tiêu thụ vào năm 2025, tăng cường sử dụng khí tự nhiên (16 triệu tấn vào năm 2025), và đẩy nhanh việc thay thế các nhà máy điện cũ bằng năng lượng điện hạt nhân với mục tiêu đạt tỉ lệ năng lượng ít các bon trong toàn bộ nguồn năng lượng vào năm 2025 là 55% so với 40% hiện nay.
- Luật Ngân sách phát triển năng lượng tái tạo
Luật này được thông qua vào ngày 12/6/2009, cho phép chính phủ tăng ngân sách chi tiêu cho việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, khí sinh học, địa nhiệt, năng lượng đại dương, năng lượng gió, thủy điện không sử dụng bơm, và chất thải sử dụng trực tiếp hoặc qua chế biến. Theo kế hoạch, Đài Loan sẽ nâng công suất sử dụng năng lượng tái tạo lên 6,5 triệu KW, và tổng lũy kế đạt 10 triệu KW trong 20 năm tới.
- Luật quản lý năng lượng (sửa đổi)
Luật này được thông qua ngày 9/6/2009, yêu cầu việc sử dụng các sản phẩm năng lượng và xe cơ giới phải đáp ứng các tiêu chuẩn về hiệu quả. Những người sử dụng năng lượng phải đáp ứng các yêu cầu bảo tồn năng lượng. Hơn nữa, những người tiêu thụ năng lượng lớn phải chịu sự quản lý sớm. Trong tương lai, các sản phẩm năng lượng hoặc xe cơ giới nhập khẩu đòi hỏi phải được cấp dấu tiêu dùng năng lượng hiệu quả, cung cấp cho người tiêu dùng nhiều hơn các thông tin về năng lượng tiêu thụ, và đảm bảo tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính. Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất hoặc nhập khẩu sản xuất hoặc nhập về các sản phẩm sử dụng năng lượng có hiệu quả cao.
- Chương trình khoa học và công nghệ năng lượng quốc gia
Chương trình này được bắt đầu vào ngày 10/6/2009. Chính phủ Đài Loan sẽ đầu tư 30,3 tỉ Đài tệ cho chương trình này trong thời gian 5 năm (2009 - 2014) cho 4 lĩnh vực chính là (i) chính sách khoa học và công nghệ năng lượng; (ii) công nghệ năng lượng; (iii) bảo tồn năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính; và (iv) phát triển nguồn nhân lực về năng lượng. Chương trình này cũng nhằm mục đích giải quyết các vấn đề về năng lượng và môi trường như tỉ trọng nhập khẩu năng lượng cao vào Đài Loan, duy trì mối liên hệ giữa tỉ lệ tiêu thụ năng lượng trên đầu người và GDP, xu hướng tăng lên hàng năm về lượng phát thải khí nhà kính, và hỗ trợ các ngành công nghiệp năng lượng xanh đạt được chỉ tiêu phát triển.
b. Khu vực công nghiệp
- Chương trình phát triển công nghiệp năng lượng xanh, được bắt đầu vào ngày 23/4/2009 bao gồm các ngành như: pin mặt trời, chiếu sáng LED, năng lượng gió, năng lượng sinh học, năng lượng nước nặng (hydrogen) và tế bào nhiên liệu, thông tin và trao đổi năng lượng, và xe cơ giới chạy điện. Chính phủ sẽ đầu tư 25 tỷ Đài tệ nhằm hỗ trợ và thực hiện các biện pháp phát triển năng lượng thay thế và tiết kiệm năng lượng tiêu thụ; và 20 tỷ Đài tệ cho nghiên cứu và phát triển (R&D) trong 5 năm tiếp theo. Kế hoạch này hy vọng sẽ thu hút khoảng 200 tỷ Đài tệ trong lĩnh vực đầu tư tư nhân theo ước tính dựa vào quy mô sản xuất. Giá trị sản lượng ước tính sẽ đạt 1,58 ngàn tỉ Đài tệ vào năm 2015, chiếm 6,6% tổng sản lượng công nghiệp chế tạo, tăng từ 160,3 tỷ Đài tệ chiếm 1,2% tổng sản lượng công nghiệp chế tạo vào năm 2008. Chương trình này sẽ cung cấp khoảng 110.000 việc làm, và dần dần hướng Đài Loan tới một xã hội các bon thấp.
tháng 7/2007. Theo chương trình này, Bộ Môi trường đã thành lập cơ quan kiểm tra phát thải khí nhà kính và công bố các dữ liệu thu thập được. Theo kế hoạch, các báo cáo chi tiết về 300 nhà máy, với lượng phát thải khí nhà kính chiếm hơn 80% con số phát thải của toàn ngành công nghiệp và năng lượng, sẽ được hoàn thành trong 3 năm.
- Trung tâm dịch vụ tiết kiệm năng lượng Tất cả trong một (All-in- one), được bắt đầu từ tháng 10/2008. Việc thành lập hệ thống các trung tâm này sẽ cung cấp dịch vụ tính toán năng lượng tiết kiệm cho khoảng 4.712 nhà sản xuất công nghiệp, giúp tiết kiệm cho thiết bị máy móc khoảng 525.000 kilolit dầu tương đương 10,7 tỷ Đài tệ.
- Khuyến khích tự nguyện giảm phát thải khí nhà kính
Hưởng ứng các chính sách và giải pháp của chính phủ, nhiều công ty của Đài Loan đã tự nguyện cắt giảm phát thải khí nhà kính trong các kế hoạch sản xuất của mình. Trong đó, Hiệp hội công nghiệp bán dẫn Đài Loan (TSIA) và Hiệp hội công nghiệp sản xuất màn hình tinh thể lỏng (TFT-LCD) là những ví dụ điển hình. Các công ty trong các hiệp hội này đã cam kết tự nguyện giảm phát thải PFC vào năm 2010 thấp hơn 90% mức trung bình của giai đoạn 1997-1999. Các ngành công nghiệp bán dẫn và kính điện tử cũng đã tham gia hội những ngành công nghiệp tự nguyện giảm phát thải khí nhà kính, với mức giảm phát thải PFC tương đương 24 triệu tấn CO2 vào năm 2010.
c. Khu vực xây dựng
Trong lĩnh vực xây dựng, Đài Loan đã thực hiện chương trình
100.000 mái nhà có năng lượng mặt trời. Trong đó, 20.000 tấm năng lượng mặt trời sẽ được lắp đặt hoàn thành vào năm 2012 với tổng công suất 60MW sản sinh ra 72 triệu KWH điện từ năng lượng mặt trời mỗi năm, tương đương với mức giảm 46.000 tấn CO2. Chính phủ Đài Loan dự kiến
chi khoảng 9 tỷ Đài tệ để hỗ trợ cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực này với kỳ vọng sẽ thu được 18 tỷ Đài tệ giá trị sản lượng điện.
- Chương trình hỗ trợ xây dựng những ngôi nhà xanh trong các thành phố sinh thái được bắt đầu vào ngày 17/12/2007. Trong 3 năm 2008-2011, Chính phủ đã hỗ trợ tài chính 2 tỷ Đài tệ cho các dự án đầu tư xây dựng những ngôi nhà xanh và củng cố việc quản lý xây dựng và hiệu quả sử dụng năng lượng, hướng dẫn các ngành công nghiệp xây dựng trong thời kỳ quá độ chuyển sang phát triển thị trường công nghiệp xanh và đạt mục tiêu bảo đảm bền vững đất đai.
- Phát triển vật liệu xây dựng xanh
Để đảm bảo sự thoải mái và sức khỏe cho người dân, khuyến khích việc nâng cấp các loại vật liệu xây dựng truyền thống, Bộ Nội vụ Đài Loan đã xây dựng Hệ thống vật liệu xây dựng xanh năm 2004. Tháng 8/2007, 74 loại chứng chỉ về vật liệu xây dựng xanh đã được phát hành. Các loại chứng chỉ này được sử dụng cho 563 loại sản phẩm giúp người tiêu dùng dễ dàng xác định và tìm được những nhà sản xuất vật liệu xây dựng tốt ở địa phương mình.
- Khuyến khích thiết kế nhà xanh và nhãn hiệu nhà xanh
Có thể nói Đài Loan là vùng lãnh thổ đầu tiên trên thế giới thực hiện việc kiểm soát nhà nước về thiết kế nhà xanh. Khu vực nhà nước đi đầu trong lĩnh vực này để khuyến khích khu vực tư nhân làm theo. Theo đó, 1.464 chứng chỉ về tiêu chuẩn nhà xanh hoặc áp dụng cho nhà xanh đã được cấp vào tháng 8/2007.
- Khu vực vận tải
Kể từ ngày 15/8/2008, Đài Loan đã thực hiện bán dầu diesel chứa 1% dầu thực vật cho các phương tiện xe cơ giới. Việc làm này đã giúp giảm tiêu
thụ 38,5 triệu lít nhiên liệu diesel hóa thạch mỗi năm, tương đương với 1 triệu thùng dầu nhập khẩu, và giảm phát thải 12.000 tấn CO2 mỗi năm.
- Chương trình khuyến khích sử dụng xe cơ giới sử dụng năng lượng hỗn hợp (dầu/khí ga, dầu/điện) được bắt đầu vào ngày 21/1/2008, với mục tiêu 150.000 xe cơ giới hỗn hợp và 150 trạm cấp nhiên liệu trong 5 năm; khuyến khích các xe taxi sử dụng khí ga thay cho xăng dầu. Chương trình cũng đặt mục tiêu khuyến khích sử dụng xe máy chạy ăc-quy và ô tô hỗn hợp (xăng/điện).
- Thiết lập các hệ thống vận tải xanh: Hệ thống vận tải xanh được thực hiện bằng cách xây dựng các mạng lưới vận tải công cộng thuận tiện, những con đường dành riêng cho xe đạp và người đi bộ tại các khu đô thị, tăng cường cơ sở hạ tầng Hệ thống vận tải thông minh (ITS), và khuyến khích các hình thức di chuyển sinh thái như đi bộ, xe đạp và vận tải công cộng. Đài Loan hiện đang thiết kế Dự án mạng lưới đường xe đạp miền Đông bao gồm 13 tuyến du lịch khu vực và 360 km đường xe đạp liên thành phố.
- Chuyển dịch hoàn toàn sang sử dụng hệ thống đèn LED cho chiếu sáng đường phố. Kế hoạch này được thực hiện từ năm 2009 đến năm 2011, với tổng vốn đầu tư 1,24 tỷ Đài tệ cho việc thay thế 259.600 đèn đường. Việc thay thế này ước tính có thể tiết kiệm tới 85% điện năng tiêu thụ, tương đương với 92,9 triệu Kwh/năm, và giảm phát thải 59.200 tấn khí CO2.
- Đối với các khu dân cư và khu thương mại:Đài Loan áp dụng sáng kiến giảm thu đối với nguồn năng lượng tiết kiệm được. Biện pháp này được áp dụng từ ngày 1/7/2008. Trong năm đầu tiên thực hiện, từ tháng 7/2008 đến tháng 8/2009 tổng lượng điện tiết kiệm đạt được là 50,8 tỷ Kwh tương đương 7,75 tỷ Đài tệ. Trong năm 2008, mức sử dụng điện trong giờ
cao điểm đã giảm 4,49%, tốc độ tiêu thụ điện trung bình/đầu người cũng giảm khoảng 1,92%.
- Các giải pháp tiết kiệm năng lượng và giảm các bon trong các cơ quan chính phủ và trường học được thực hiện từ ngày 6/8/2008 với mục tiêu tiết kiệm 7% năng lượng tiêu thụ vào năm 2015 so với năm 2007. Năm 2008, việc sử dụng điện trong các công sở và trường học đã đạt mục tiêu của năm, với mức giảm 1,73%.
- Tự nguyện tiết kiệm năng lượng của các tập đoàn doanh nghiệp
Trong năm 2008, nhiều tập đoàn doanh nghiệp đã tham gia ký kết văn bản tự nguyện tiết kiệm năng lượng, trong đó có 19 tập đoàn bệnh viện, 21 tập đoàn khách sạn, và 13 tập đoàn bán hàng bách hóa, với tổng số doanh nghiệp là 166. Mục tiêu cụ thể mà các doanh nghiệp đã cam kết là cắt giảm mức sử dụng điện 5% trong 3 năm với tổng điện năng tiết kiệm là 130 triệu Kwh.
- Hỗ trợ lắp đặt các thiết bị nước nóng năng lượng mặt trời: Với sự hỗ trợ của ngân sách chính phủ, tổng số thiết bị đun nước sử dụng năng lượng mặt trời đã được lắp đặt là 1,81 triệu mét vuông, tại 452.000 hộ gia đình, chiếm 5,7% tổng năng lượng tiêu thụ cho việc đun nóng nước. Tỉ lệ tiết kiệm hàng năm tương đương 5,43 triệu bình 20 kg ga hóa lỏng, giảm phát thải khoảng 398.000 tấn khí CO2. Đài Loan hiện đứng thứ 3 trên thế giới về lắp đặt thiết bị đun nước sử dụng năng lượng mặt trời, sau Israel và Cyprus. Chương trình hỗ trợ lắp đặt này được thực hiện từ ngày 1/1/2009. Mức hỗ trợ đã tăng 50% từ mức 1.500 Đài tệ/m2 lên 2.250 Đài tệ/m2. Năm 2012, theo kế hoạch tổng số thiết bị đun nóng nước sử dụng năng lượng mặt trời sẽ đạt con số 2,29 triệu m2 tại 570.000 hộ gia đình.
- Áp dụng tiêu chuẩn sử dụng năng lượng hiệu quả đối với các sản phẩm điện dân dụng. Để thực hiện giải pháp này, Đài Loan đã thiết lập một