Giảm thiểu và tái chế rác thả

Một phần của tài liệu Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường giai đoạn 2001 2020 (Trang 151 - 155)

. Bộ môi trường Hàn Quốc Ecorea 2011, p

e. Giảm thiểu và tái chế rác thả

Rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp ngày càng gia tăng, đó là kết quả của sản xuất đại chúng và của tiêu dùng đại chúng. Nói cách khác, sự gia tăng của hoạt động kinh tế - xã hội ở quy mô rất lớn tại một quốc gia “công nghiệp mới” đã kéo theo hậu quả là rác thải cũng gia tăng và đạt quy mô lớn. Với dân số 23 triệu người thì có tổng cộng gần 25.000 tấn rác mỗi ngày và tương ứng 9 triệu tấn mỗi năm62. Rõ ràng, phế thải (rác thải) là một

61

Noise Control Policy in Taiwan, từ

http://english.hlepb.gov.tw/index.php?option=com_content&view=article&id=606&Ite mid=79

62

tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường sống. Và xử lý vấn đề này đòi hỏi phải có sự phối kết hợp giữa người dân, các công ty và các cơ quan ban ngành. Vấn đề mà người dân quốc đảo này gặp phải là khối lượng rác thải ngày càng gia tăng và dường như họ còn thiếu một chính sách hữu hiệu để hạn chế sự gia tăng của lượng rác thải này. Ngay từ đầu thập niên 90, chính phủ Đài Loan đã nhận thấy sức ép của vấn đề phế thải và hướng tới phát triển kinh tế bền vững trên cơ sở xử lý tốt rác thải và bảo vệ môi trường sinh thái.

Đối với vấn đề rác thải, trước hết cần kiểm soát được sự gia tăng của lượng rác thải. Điều lưu ý là sự gia tăng của rác thải công nghiệp gắn liền với quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm của các chủ thể kinh doanh. Chính sự hợp lý của quá trình tạo ra sản phẩm kể từ khâu chuẩn bị nguyên nhiên vật liệu, sản xuất sản phẩm, lưu kho và vận chuyển - góp phần hạn chế phế thải công nghiệp. Tuy nhiên, sự gia tăng khối lượng rác thải hàng năm vẫn đang gây sức ép lớn cho vấn đề bảo vệ môi trường ở nước này. Chính phủ đã khuyến khích các chủ thể kinh doanh áp dụng các công nghệ tiên tiến và gia tăng tái sử dụng các sản phẩm tái chế nhất là đối với các loại bao bì sản phẩm. Ở phương diện doanh nghiệp, người ta cũng chú ý nhiều hơn đến các sáng kiến tiết kiệm nguyên liệu, bao bì sản phẩm để kéo dài chu kỳ sống cùng sản phẩm. Để giảm thiểu những phế thải cứng như các sản phẩm điện tử, ôtô, xe máy hết hạn sử dụng, người ta khuyến khích các nhà sản xuất phải quan tâm từ khi thiết kế sản phẩm mang tính tiết kiệm và khi hết hạn sử dụng có thể xử lý dễ dàng và ít làm phương hại tới môi trường.

Thực tế cho thấy phần lớn người tiêu dùng Đài Loan rất có ý thức trong vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt và bảo vệ môi trường. Để giảm bớt rác thải cứng từ dân cư và tạo thuận lợi cho quá trình tái chế phế thải, Cục Môi trường Đài Loan đã hướng dẫn và cung cấp phương tiện cho người dân để

họ phân loại rác thải ngay tại nhà trước khi công ty môi trường đô thị thu gom.

Bên cạnh giải pháp kiềm chế rác thải ngay từ khâu sản xuất sản phẩm, chính phủ Đài Loan còn khuyến khích các hoạt động tái sử dụng các phế thải, sử dụng các nguyên liệu và sản phẩm tái chế từ phế thải. Tiêu biểu phải kể tới đó là Đài Loan đã bắt đầu triển khai rộng rãi công nghệ tái chế nhựa trong hơn một thập kỷ qua. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Đài Loan, đến nay, hòn đảo này có thể tự hào về 73% lượng rác thải được tái chế - một con số mơ ước đối với bất kỳ quốc gia nào. Năm 2009, gần 180.000 tấn nhựa đã qua sử dụng đã được thu gom và tái chế thành nguyên liệu thô trị giá 4,6 tỷ USD, giúp cắt giảm mạnh chi phí tiêu hủy rác đồng thời giảm được lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính - thủ phạm chính dẫn tới biến đổi khí hậu. Nhựa tái chế có thể được “phù phép” thành bất kỳ sản phẩm nào như đồ may mặc, chậu hoa, tóc giả hay khóa kéo… Rõ ràng, tái chế nhựa không chỉ bảo vệ môi trường mà còn là “mỏ vàng” vô cùng vô tận.

Năm 2010, Đài Loan tự hào khi cho ra đời sản phẩm vải tổng hợp “xanh” được sản xuất từ nhựa tái chế. 9 đội bóng tham dự World Cup 2010 tại Nam Phi là khách hàng của các công ty may mặc Đài Loan với các bộ trang phục thi đấu làm từ vải tổng hợp thân thiện với môi trường. Theo Viện nghiên cứu dệt may Đài Loan, với 8 chai nhựa nung chảy và chuyển hóa thành vải polyester có thể may được một bộ quần áo kiểu này. Mỗi chiếc áo đặc biệt này có trọng lượng nhẹ hơn áo may từ vải truyền thống tới 13% và có thể thấm và thoát mồ hôi nhanh hơn. Ngoài ra, quá trình sản xuất cũng rất thân thiện với môi trường vì loại quần áo này tiêu hao ít nước và năng lượng trong khâu nhuộm vải.

Từ nhiều năm qua, Super Textile, nhà sản xuất vải sinh học hàng đầu của Đài Loan, đã xuất khẩu loại vải đặc biệt này sang các thị trường khó tính là Mỹ và Nhật Bản với doanh số ngày càng tăng. Với lượng tiêu dùng

khoảng 4,5 tỷ chai nhựa các loại mỗi năm, Đài Loan có nhiều lợi thế vượt trội trong sản xuất vải sinh học, chủ yếu do chi phí vận chuyển và tái chế thấp.

Quỹ Tzu Chi, một trong những tổ chức từ thiện lớn nhất của quốc đảo này mà bản thân tác giả đã có dịp tới thăm hiện đang điều hành 4.500 cơ sở tái chế nhựa khắp Đài Loan với sự hỗ trợ của khoảng 70.000 tình nguyện viên. Năm 2010, họ đã thu gom được 12.000 tấn chai nhựa đã qua sử dụng. Từ năm 2007 đến nay, Quỹ Tzu Chi đã phân phát hơn 300.000 tấm chăn được làm từ các sản phẩm nhựa tái chế cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo. Và theo các chuyên gia nghiên cứu công nghệ thân thiện với môi trường của Đài Loan cho biết thì trong tương lai gần, những ngôi nhà được làm từ các chai nhựa tái chế sẽ mọc lên như nấm sau khi "Eco Ark" – ngôi nhà đầu tiên trên thế giới được xây dựng theo công nghệ này đã ra mắt vào tháng 11 năm 2011. Vật liệu xây nhà là 1,5 triệu chai nhựa tái chế với chi phí chỉ khoảng 300 triệu Đài tệ. Theo kiến trúc sư Arthur Huang, những chai nhựa này được biến thành các viên gạch có thể chịu được các đợt động đất, gió mạnh cũng như hỏa hoạn, trong khi lại có thể mang lại ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà, giúp tiết kiệm điện năng. Thêm vào đó, chi phí xây nhà bằng loại vật liệu Xanh này thấp hơn nhiều so với các vật liệu truyền thống như gỗ và kính. Hiện Đài Loan đang xây dựng một số khách sạn hiện đại và một số nhà máy, công trình lớn bằng loại gạch này. Hãy tưởng tượng nếu Đài Loan có thể thay thế tất cả các mái nhà thép của mọi tòa nhà ở Đài Bắc bằng loại gạch thay thế này, thì thành phố của họ sẽ đẹp hơn rất nhiều.

Ngoài ra, chính phủ Đài Loan cũng ban hành lệnh cấm sản xuất và đánh thuế nặng đối với các nhà sản xuất túi nilon khó phân hủy và họ cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi nilon khi mua hàng ở các siêu thị, để khuyến khích người dân tái sử dụng túi nilon hoặc sử dụng các loại túi giấy thân thiện với môi trường.

Một phần của tài liệu Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường giai đoạn 2001 2020 (Trang 151 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)