Dẫn lời ông Lester Brown

Một phần của tài liệu Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường giai đoạn 2001 2020 (Trang 31)

Ngoài Ấn Độ và Trung Quốc, Pakistan cũng là nước chịu ảnh hưởng của tình trạng băng tan. Theo ông Amir Mohammad, cựu bộ trưởng Nông nghiệp Pakistan, 60% lương thực của Pakistan phụ thuộc vào sông Indus. Các sông băng ở Himalaya cũng cung cấp nước cho dòng sông này. Tình trạng tan chảy của các sông băng đã bắt đầu tác động tới dòng chảy của nó.

Tại Nhật Bản, nhiệt độ tăng và lượng mưa biến động hơn có thể có ảnh hưởng bất lợi đối với lượng nước trên các lưu vực sông, đến đời sống của các loài trong hệ sinh thái và các loại nông sản (MOE, 2004). Những thay đổi trong việc phân bố lượng mưa, lượng mưa và nhiệt độ gia tăng cũng sẽ có tác động đáng kể đến chất lượng nước và nguồn nước (Gitay et al. 2002). Nhiệt độ ấm lên và sự giảm nguồn nước sẵn có cũng có thể ảnh hưởng xấu đến một số hồ nước ngọt ở Nhật Bản, đặc biệt chất lượng nước có thể sẽ xấu đi và việc gia tăng nồng độ các chất hóa học trong nước tăng đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và thu hoạch cây trồng (Gitay, et al., 2002). Những thay đổi về tài nguyên nước cũng có thể tác động đến khu vực kinh tế - xã hội và môi trường như sức khỏe, an toàn cộng đồng, đa dạng sinh học, nông nghiệp và ngành công nghiệp (EEA, 2007).

Những tác động của tình trạng nhiệt độ nóng lên cũng có ảnh hưởng đáng kể đến ngành nông nghiệp của Nhật Bản (Hirota et al., 2006). Nhiệt độ khu vực tăng lên đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nông nghiệp của Hokkaido theo các khía cạnh khác nhau, thuận lợi cho canh tác lúa nhưng không thuận lợi cho các loại cây trái. Trong thực tế, nhiệt độ tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến một số loại cây ăn quả và các sự cố trái cây bất thường đã được xác định trên khắp Nhật Bản từ việc quả Nho không chuyển màu đỏ cho đến cùi quả Đào chuyển màu nâu... Sự gia tăng nhiệt độ nước do biến đổi khí hậu gây ra sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh thái, sự phân bố địa lý của các loài thủy sản và có thể dẫn đến sự suy

giảm và có nguy cơ tuyệt chủng của một số loài quan trọng khỏi khu vực. Hokkaido được coi là một trong những khu vực sản xuất gạo lạnh nhất trên thế giới, cây lúa được phân bố có giới hạn. Nghiên cứu gần đây cho thấy sự gia tăng nhiệt độ có thể dẫn đến sự gia tăng của sản xuất lúa gạo (ví dụ, nhiệt độ tăng 1oC có thể dẫn đến năng suất lúa tăng 6%). Nhưng khi các yếu tố khác - chẳng hạn như bức xạ mặt trời và tốc độ gió, được kể tới, sản lượng gạo có thể dao động từ giảm 30% đến tăng 41%. Điều này cho thấy độ không chắc chắn lớn trong mô hình tác động của khí hậu đến việc trồng lúa ở khu vực này của Nhật Bản (Shimono et al, 2007). Theo IPCC AR4, năng suất lúa được dự báo sẽ giảm đến 40% trong khu vực đồng bằng tưới tiêu ở miền Trung và miền Nam Nhật Bản dưới bầu khí quyển tăng gấp đôi nồng độ CO2 (Cruz et al, 2007).

d. Tác động tiêu cực đến hệ sinh thái

Bức ảnh chú gấu Bắc cực cố bám lấy tảng băng chìm đã trở nên lỗi thời với hiện tượng trái đất ấm lên. Hiện nay đã xuất hiện rất nhiều dấu hiệu khác cho thấy hệ sinh thái của trái đất đang bị suy thoái bởi sự can thiệp của con người. Theo một báo cáo được công bố tại Hội nghị quốc tế về đa dạng sinh học lần thứ 9 do LHQ chủ trì tại Đức, sự tuyệt chủng của các loài động thực vật hàng năm đã làm mất đi 6% GDP của thế giới, tương đương với khoảng 2.000 tỉ Euro. Theo đó, nhà nghiên cứu Pavan Sukhdev, một quan chức cao cấp của ngân hàng Deutsche Bank, đã khẳng định sự mất mát của đa dạng sinh học đang chiếm đến 50% tài nguyên về kinh tế của các nước nghèo. Trong đó nạn phá rừng đã dẫn đến sự tuyệt diệt của nhiều loài động thực vật và là nguyên nhân làm gia tăng của 20% lượng khí CO2 thải vào bầu khí quyển.

Các tổ chức quốc tế cũng khẳng định, tính đến ngày 12/9/2007 đã có 1/4 loài động vật có vú, 1/8 loài chim, 1/3 loài lưỡng cư và 70% loài thực vật đang bị đe dọa xóa sổ.

Tại Nhật Bản:Mỗi năm người ta lại nhận thấy sự ra hoa và nở hoa sớm hơn của cây Anh đào. Đây là một trong những ví dụ tiêu biểu cho một xu hướng lớn hơn đang tác động tiêu cực đối với con người và thiên nhiên ở Nhật Bản. Từ những loài quý hiếm cho đến cả hệ sinh thái và từ các hoạt động riêng lẻ cho đến tổng thể nền kinh tế của đất nước hoa Anh đào này đều đang chịu sự tác động của biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu đã có tác động lớn nhất đến các hệ sinh thái biển và ven biển, các khu vực miền núi và rừng (Alam et al, 2007). Trong thực tế, hơn 20% động vật có vú, động vật lưỡng cư, các loài cá nước lợ và cá nước ngọt, các thực vật có mạch (nhựa) đang sinh sống ở Nhật Bản phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, cùng với khoảng 20% các loài bò sát và hơn 10% các loài chim (MOE, 2006). Biến đổi khí hậu sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề này.

Tại Hokkaido người ta đã quy hoạch một số khu vực hoang dã rộng lớn nhất ở Nhật Bản. Hàng trăm loài cây được đưa về đây từ những khu rừng ôn đới mát mẻ ở phía Nam cho đến tiểu hệ sinh thái cận Bắc cực ở phía Bắc cùng với hàng trăm loài động vật và loài chim. Ngoài ra, đây cũng là khu vực duy nhất ở Nhật Bản tạo điều kiện sinh trưởng cho loài gấu nâu. Tuy nhiên, sự biến đổi khí hậu cộng thêm những áp lực hiện có đang đe dọa các loài và các khu vực tự nhiên này. Khi nhiệt độ tiếp tục tăng lên, một số loài chỉ tồn tại ở độ cao nhất của các dãy núi của Hokkaido là những loài sẽ bị đe dọa nhất. Một loài động vật quý hiếm sống ở vùng núi có tên là Pica bị đã và đang bị đe dọa trong suốt quá trình phân bố sinh sống của chúng (WWF, 2008). Pika được liệt kê trong Danh sách đỏ của Bộ Môi

trường Nhật Bản là một loài động vật quý hiếm của địa phương đang có nguye cơ bị diệt chủng. Pica đã bị tuyệt chủng cục bộ ở một số vùng trên thế giới (Beeveret al, 2003).

Khi nhiệt độ tăng, một số loài cây rừng đã thích nghi dần bằng cách di chuyển lên độ cao hơn và đang xâm lấn những bãi cỏ cao nguyên (MOE, 2004). Nếu xu hướng này tiếp tục, Nhật Bản có thể mất nhiều bãi cỏ cao nguyên và các loài động vật ăn cỏ ở đó.

Ngoài ra, các loài di cư như những con Thiên nga (Whooper) và Đại bàng biển (Steller) cũng có thể bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu như nhiệt độ ấm lên và các mô hình lượng mưa thay đổi. Một phần ba trong tổng số các loài chim này của thế giới di cư tới bờ biển phía Đông Bắc của Hokkaido. Loài sếu Nhật Bản, biểu tượng quốc gia, tượng trưng cho cuộc sống lâu dài và hạnh phúc, cũng bị ảnh hưởng tương tự. Hiện nay, Hokkaido cũng là một trong những địa điểm trú Đông cho các loài tượng trưng này. Loài ngỗng trắng (white-fronted goose) gần như đang bị đe dọa xóa sổ tại đây (Anser albifrons) (MOE, 2004). Các loài khác cũng có thể phải cạnh tranh cho các nhu cầu sống và đòi hỏi về thức ăn tương tự. Biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và vòng đời của một số loài động thực vật. Ví dụ, người ta đã nhận thấy sự phân bố dịch chuyển về phía Bắc của loài bướm, sâu bướm, chuồn chuồn và ve sầu ở Nhật Bản (MOE, 2004). Nhiều loài sẽ bị buộc phải di chuyển về phía các cực hoặc những nơi có độ cao lớn hơn (khi có thể) trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Sự di cư của các loài này chắc chắn sẽ làm thay đổi thành phần của hệ sinh thái hiện tại và các khu vực hoang dã (Gitay et al., 2002).

Thiệt hại của các loài do biến đổi khí hậu gây ra và nguy cơ tuyệt chủng cũng đe dọa các loại cây trồng nông nghiệp (ví dụ như các loài thụ phấn), y dược và bản sắc văn hóa. Nhiệt độ tăng và lượng mưa biến động

có ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài thực vật riêng lẻ, chẳng hạn như nở hoa sớm hơn trong mùa Xuân so với thập kỷ qua (Root et. al. 2003). Số ngày đổ màu lá vàng mùa Thu và số ngày lá rơi cũng đang thay đổi (JMA, 2007b). Trong hơn 50 năm qua, số ngày nở sớm hơn trung bình đối với hoa Anh đào của Nhật Bản là 4,2 ngày (JMA, 2007b). Những thay đổi chu kỳ phát triển cũng đã được phát hiện ở cây Ginkgo và cây Thích (maple) ở Nhật Bản. Cả hai loại cây này đều có mùa sinh trưởng dài hơn. Hiện loài cây Ginkgo bắt đầu mùa sinh trưởng sớm hơn 4 ngày và kết thúc muộn hơn khoảng 8 ngày so với thời kỳ sinh trưởng của loài cây này trong suốt 4 thập kỷ qua (Matsumoto, et al., 2003). Những thay đổi chu kỳ phát triển cũng đã được phát hiện ở các loại cây trồng khác của Nhật Bản, bao gồm cả cây Bồ công anh (Dandelion) và cây Đậu tía (Wisteria). Nhìn chung, nhiệt độ ấm hơn đã làm cho hoa nở sớm hơn và do đó gây ra lo ngại về sự không phù hợp hệ sinh thái, các loài chim và côn trùng đang có nguy cơ lớn nhất (JMA, 2007b).

Biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến sản lượng cá nước ngọt, cá nước mặn trên khắp Nhật Bản và các vùng nước ven biển của quốc gia này, đe dọa thay đổi trụ cột chính của ẩm thực Nhật Bản. Một trong những nghiên cứu đầu tiên cho thấy về sự thay đổi lớn trong sự phân bố và phong phú của các loài cá là ở phía Bắc biển Bering (Grebmeier et al, 2006). Những kết quả nghiên cứu này cũng được áp dụng cho các vùng biển khác của Nhật Bản. Một ví dụ là sự thay đổi được dự báo đối với loài cá Thu đao ở phía Bắc Thái Bình Dương ngoài khơi bờ biển của Nhật Bản (MAFF, 2007). Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, tăng trưởng và phân bố của các loài cá và có thể thay đổi các hiệu ứng mạng lưới thức ăn của cán cân động vật ăn thịt - con mồi, thay đổi mức độ các chất dinh dưỡng trong nước. Do băng trôi tạo ra một môi trường đại dương giàu dinh dưỡng thúc đẩy tảo băng tăng trưởng và do đó hình thành nên các liên kết chính

trong chuỗi thức ăn đại dương. Sự thay đổi trong thời gian trôi của các dải băng sẽ ảnh hưởng đến sản lượng cá và tiếp đó là ngành công nghiệp đánh bắt cá của Nhật Bản (MOE, 2006a). Trong khi vùng biển ngoài khơi của Nhật Bản hiện có một số loài thủy sản được xem là nhiều nhất thế giới [phần lớn là do sự hội tụ của dòng cận nhiệt đới Nhật Bản (Kuroshio) và dòng cận Bắc cực Kurile (Oyashio) (MOE, 2006)], song các nghiên cứu đã cho thấy Nhật Bản có thể phải đối mặt với sự suy giảm đáng kể về một số loại cá đánh bắt trong thế kỷ 21.

Tại Hàn Quốc: Do biến đổi khí hậu (trái đất ấm lên, nước biển dâng), phần phía Nam của Hàn Quốc vốn là vùng khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới ngày càng trở thành môi trường sống cho các loài động, thực vật thường thấy ở các nước có khí hậu nhiệt đới. Các chuyên gia khí hậu cho rằng, biến đổi khí hậu đang thách thức hệ sinh thái của Hàn Quốc. Nó làm suy giảm các loài thuộc hệ sinh thái truyền thống và làm cho môi trường ngày càng trở nên thân thiện hơn với các loài động thực vật nhiệt đới.

Chim Hải Âu của Bulwer, một loài chim sinh sống ở các nước nhiệt đới và Châu Phi, đã được phát hiện trên đảo Jeju của Hàn Quốc. Các chuyên gia cho biết, việc đánh bắt được cá nhiệt đới ở vùng biển ngoài khơi Jeju và các khu vực ven biển phía Nam của Hàn Quốc diễn ra cũng không còn là điều bất ngờ nữa.

Viện nghiên cứu và Phát triển Thủy sản quốc gia Hàn Quốc gần đây đã đưa ra kết luận là toàn bộ khu vực đại dương và môi trường đất ở phần phía Nam của Hàn Quốc đã thay đổi tương tự như các nước nhiệt đới. Viện này cho biết, các loại trái cây nhiệt đới như ổi, đu đủ và quả việt quất đang được trồng ở Haenam, phía Nam tỉnh Jeolla, 400 km về phía Tây Nam Seoul.

Nhiệt độ trung bình tại Hàn Quốc đã tăng 1,5 độ C trong vòng 100 năm qua, mùa Đông trở nên ngắn hơn và mùa hè dài hơn, thời gian hoa mùa Xuân nở đã đến sớm hơn do sự nóng lên toàn cầu. Kết quả của những thay đổi này là năng suất nông nghiệp giảm xuống, các khu vực canh tác cho cây trồng ôn đới chuyển dịch về phía Bắc và thiệt hại do các loại côn trùng có hại vào mùa Đông tăng lên.

Mùa xuân ở Seoul đã được nhận thấy đến sớm hơn so với khu vực phía Nam. Cây bụi nở hoa (vào ngày 07 tháng 4 trong núi Namsan và vào ngày 20 tháng 4 trong núi Wolak). Các cây Anh đào ở núi Namsan có xu hướng nở hoa sớm hơn so với trước đây. Diện tích cây xanh tại các khu rừng hàn đới ở núi Halla đang giảm dần.

Nghiên cứu phân tích về sự phân bố của các loài tảo trên các bãi triều ở vịnh Hampton cho thấy tỷ lệ loài tảo đỏ đang gia tăng. Sau khi nhiệt độ bề mặt nước biển tăng lên, hệ thực vật tảo ở vịnh Hampyong quay về dạng cận nhiệt đới. Ngoài ra, các loài chim trong khu vực phía nam như gà lôi nước và chim dẽ giun đã được phát hiện ở Upo Wetland, cho thấy rằng biến đổi khí hậu cũng dẫn đến sự thay đổi trong các loài chim di cư ở Upo Wetland. Do nhiệt độ tăng lên, cây sồi có xu hướng mở rộng tán và phát triển lá sớm hơn so với bình thường. Động vật lưỡng cư và bò sát cũng khá nhạy cảm với những thay đổi về lượng mưa và biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu cũng làm thay đổi địa hình của nhiều vùng đồng bằng ven biển của Hàn Quốc với sự gia tăng hoặc giảm mực nước thủy triều, bùn lầy, và nồng độ muối. Theo dự báo, bùn lầy ở khu vực ngập nước sẽ biến mất trong khi muối ở các vùng ngập nước ngày càng tăng lên nhanh chóng. Sau khi nhiệt độ trung bình tăng lên trong tháng 1, 2 và 3 ở các vùng đất ngập nước của vịnh Hampyung, các nhà máy muối như Haehon-

namul, Namunjae, Chilmyuncho và Gaetjandi đã mọc lên sớm hơn bình thường.

Cửa sông Hàn: Bùn lầy ở khu vực ngập nước được dự báo sẽ dần dần biến mất bắt đầu từ năm 2075 trong khi muối ở các vùng ngập nước sẽ phát triển dọc theo cửa sông Hàn. Vịnh Hampyung: Bùn lầy ở khu vực ngập nước được dự báo sẽ tăng lên vào năm 2050 và sau đó bị nước nhấn chìm. Vịnh Suncheon: khu vực đất ngập nước được dự báo sẽ bị nhấn chìm bắt đầu từ năm 2050, vùng đất nội địa sẽ hẹp lại và muối ở các vùng ngập nước sẽ tăng lên. Cửa sông Nakdong: Bùn lầy ở khu vực ngập nước sẽ gia tăng bắt đầu từ năm 2050, các vùng đất ngập nước được dự báo sẽ mở rộng làm nhấn chìm nhiều vùng đồng bằng.

II. ĐỐI SÁCH CỦA CÁC NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ ĐÔNG BẮC Á

Một phần của tài liệu Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường giai đoạn 2001 2020 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)