Chính sách kiểm soát chất lượng nước

Một phần của tài liệu Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường giai đoạn 2001 2020 (Trang 147)

. Bộ môi trường Hàn Quốc Ecorea 2011, p

b. Chính sách kiểm soát chất lượng nước

Hiện đã có tiến bộ trong việc cải thiện nguồn nước của Đài Loan, thông qua Cục Bảo vệ chất lượng nước và các cơ quan khác của TEPA, nhưng vẫn còn nhiều việc phải thực hiện. Trong số 118 con sông của Đài Loan thì trong đó có 24 thuộc sự kiểm soát của chính quyền Trung ương và 94 thuộc sự kiểm soát của chính quyền địa phương. Chỉ có 24 trong số các con sông này cung cấp 85% nguồn nước uống của Đài Loan. Sự xuống cấp của chất lượng nước sông đạt đỉnh điểm vào năm 1996 với tỷ lệ 15%, kể từ sau đó, tỷ lệ này đã dần giảm bớt còn 8% vào năm 2011.

Để giám sát chất lượng nước, Đài Loan đã ban hành luật kiểm soát ô nhiễm nước từ năm 1991. Mục đích của luật này là ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm, bảo đảm nguồn nước sạch để bảo vệ hệ thống sinh thái, cải thiện

môi trường sống và sức khỏe con người. Luật này đòi hỏi cơ quan chịu trách nhiệm ở cấp địa phương cấp giấy phép hoặc phê duyệt thông tin cho phép thay đổi việc xả thải nước công nghiệp. Luật này cũng cho phép cơ quan ra lệnh đình chỉ hoạt động kinh doanh nếu chất thải từ các nhà máy hoặc các hệ thống nước thải gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc sự an toàn của nước uống. Mặc dù luật này áp dụng hình phạt hành chính và cho phép các cơ quan chịu trách nhiệm đình chỉ hoạt động kinh doanh nếu vi phạm xảy ra. Tuy nhiên, luật này bị cho là kém hiệu quả đối với việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước bởi hình phạt còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe (phạt tù đến 3 năm, hoặc phạt tiền lên đến 1.000 USD).

Ngoài ra, năm 2003, chính phủ đã cho thành lập 311 trạm lấy mẫu nước trên khắp hòn đảo này, trong đó có 38 trạm ở lưu vực sông Tanshui bị ô nhiễm nặng ở Đài Bắc60. TEPA đã thực hiện một dự án ưu tiên làm sạch môi trường nước của 13 con sông trong giai đoạn 2002 – 2007.

Các chất gây ô nhiễm nước sông chủ yếu là nước thải và chất thải công nghiệp từ các khu vực đô thị. Năm 2005, chỉ có 38% dân số của Đài Loan được tiếp cận các hình thức xử lý nước thải, trong khi chỉ có 13% được kết nối với hệ thống thoát nước đường ống. Các số liệu cho khu vực Đài Bắc cũng không khả quan hơn, với chỉ hơn một nửa dân số đô thị được tiếp cận hình thức này, một con số thấp đáng kể đối với một trong các thành phố hiện đại và tinh vi của châu Á. Những dự án đến năm 2010 cho thấy chương trình này tiếp tục cải tiến, song chắc chắn sẽ còn kéo dài trong nhiều thập kỷ. Có nhiều nguyên nhân cho sự chậm trễ này, trong đó bao gồm cả mặt chính trị, mật độ cao của các khu vực xây dựng và do chi phí lắp đặt các đường ống thoát nước và nhà máy xử lý nước cao. Tuy nhiên,

60

Jack F. Williams & Ch’ang-yi David Chang (2008), Taiwan’s Environmental Struggle: Toward a Green Sillicon Island, trang 105

đây cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu cho những nỗ lực bảo vệ chất lượng nước của Đài Loan.

Đối với nước thải công nghiệp, TEPA có nhiệm vụ giám sát hơn 17.000 nhà máy trên khắp hòn đảo. Việc lấy mẫu và kiểm tra chất lượng nước thải tại các cửa sông của các nhà máy là phương thức chính thực hiện việc giám sát này. Ngoài ra, hàng năm chính phủ trung ương chi một khoản ngân sách cho công tác chống ô nhiễm nguồn nước và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Đài Loan cũng đã công bố bản hướng dẫn bảo vệ nguồn nước ngầm và kiểm soát ô nhiễm nước. Đây là những tài liệu quan trọng mang tính phổ cập để giúp người dân và các cơ sở kinh doanh biết cách khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên vô giá này.

Một phần của tài liệu Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường giai đoạn 2001 2020 (Trang 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)