II. ĐỐI SÁCH CỦA CÁC NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ ĐÔNG BẮC Á
c. Thích ứng với biến đổi khí hậu
Để ứng phó với biến đổi khí hậu và hạn chế hậu quả của các ảnh hưởng của nó, Nhật Bản đã kết hợp các biện pháp giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu với các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Để thực hiện hiệu quả các biện pháp thích ứng, Nhật Bản chủ trương đưa ra các biện pháp thích ứng mang tính linh hoạt theo các kịch bản dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Khi xem xét các biện pháp thích ứng, Nhật Bản rất chú trọng việc đánh giá tính dễ bị tổn thương của các vị trí, các khu vực và của cả quốc gia. Nhật Bản là nước có nền khoa học công nghệ phát triển, cơ sở hạ tầng xã hội hiện đại nên có khả năng thích ứng tương đối cao. Song, Nhật Bản cũng có những yếu điểm riêng xuất phát từ
10
Japan's Environment Industry Grows to 69 Trillion Yen Market and 1.85 Million Jobs in 2010. From http://www.japanfs.org/en/pages/032244.html
đặc điểm tự nhiên và xã hội bao gồm cả sự xuất hiện thường xuyên của lũ lụt và sạt lở đất do động đất thường xuyên xảy ra, do phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyên và thực phẩm nhập khẩu, do sự già hóa dân số. Nếu những yếu điểm này bị nhân rộng lên do các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nó có thể có ảnh hưởng rất lớn và đe dọa sự ổn định và an toàn xã hội ở Nhật Bản.
Việc đánh giá một cách cụ thể tính dễ tổn thương của mỗi khu vực sẽ giúp đưa ra được những giải pháp phù hợp và cho phép thích ứng một cách hiệu quả. Trong việc đánh giá tính dễ tổn thương, lợi ích của công chúng như an toàn và sức khỏe được chú trọng đánh giá đầy đủ.
Về phương pháp tiếp cận và biện pháp thích ứng cụ thể, Nhật Bản đang nỗ lực kết hợp các quan điểm thích ứng. Điều đáng chú ý là việc kết hợp đồng thời giữa và các biện pháp thích ứng và các biện pháp giảm nhẹ một cách toàn diện.
- Đối với môi trường nước và tài nguyên nước, các biện pháp thích ứng để giải quyết các ảnh hưởng và thiệt hại do hạn hán bao gồm cả hệ thống cung cấp nước khẩn cấp và các biện pháp giảm thiểu rủi ro bằng cách sử dụng nước mưa và nước tái chế. Đối với thảm họa liên quan đến nước và khu vực ven biển, các biện pháp thích ứng được thực hiện bằng cách tăng cường cơ sở vật chất chẳng hạn như nâng cấp sông để đáp ứng với lượng mưa tăng lên và chuẩn bị cơ sở vật chất để xử lý lũ lụt. Các biện pháp thích ứng kết hợp đồng thời với sự phát triển địa phương như các biện pháp kiểm soát lũ cùng với quy định sử dụng đất và chỉ đạo các biện pháp thích ứng tập trung vào phản ứng khẩn cấp thông qua các biện pháp dự báo và cảnh báo bao gồm phục hồi từ những thảm họa lớn, dự báo lũ và thông tin cảnh báo sớm thiên tai sạt lở đất. Các biện pháp kiểm soát lũ bao gồm cả tăng cường cơ sở hạ tầng cho hệ thống thoát nước, và các biện pháp
kiểm soát xả nước. Các biện pháp để đối phó với nguy cơ thiên tai gây ra bởi mực nước biển dâng trong các khu vực bến cảng.
- Đối với hệ sinh thái tự nhiên, Nhật Bản thực hiện các biện pháp giám sát các hệ sinh thái đa dạng trên toàn quốc, các biện pháp chống lại thiệt hại do bệnh tật và sâu bệnh hại trong rừng, và các biện pháp bảo tồn rừng.
- Đối với cây trồng,Nhật Bản thực hiện các biện pháp nhằm thay đổi thời gian gieo trồng để tránh nhiệt độ cao trong quá trình làm đầy hạt hay nâng cao thương hiệu. Chẳng hạn như các biện pháp chống thiệt hại do nhiệt độ cao cho lúa, các biện pháp để ngăn chặn tình trạng thiếu màu sắc của các loại rau và hoa quả gây ra bởi nhiệt độ cao và ánh nắng mạnh bằng cách cung cấp mái che để chặn ánh sáng mặt trời. Nghiên cứu và đưa vào sản xuất các loại giống cây trồng chịu nhiệt độ cao.
- Về y tế, Nhật Bản thực hiện các phương pháp và biện pháp ngăn ngừa đột quỵ do nhiệt, theo dõi và giám sát các sinh vật gây bệnh truyền nhiễm và khả năng bùng phát các bệnh truyền nhiễm.
- Đối với con người và cuộc sống đô thị, Nhật Bản chú trọng thực hiện các biện pháp nhằm xanh hóa cơ sở vật chất, sử dụng các loại vật liệu có khả năng giữ nước, các loại sơn có độ phản chiếu cao, phát triển các tuyến đường dẫn gió và đường thủy, làm giảm bớt hiện tượng tụ nhiệt.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng nỗ lực củng cố các biện pháp thích ứng bằng cách kết hợp việc lựa chọn các chính sách và các công nghệ cứng và mềm khác nhau, cải cách hệ thống xã hội và kinh tế, kết hợp quan điểm thích ứng vào hàng loạt các lĩnh vực trong xã hội. Hiện nay, Nhật Bản không chỉ đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu mà còn nhiều vấn đề khác như lão hóa và giảm dân số. Vì vậy, điều quan trọng là phải thúc đẩy toàn diện các biện pháp ứng phó với những thách thức này bằng cách kết hợp
các biện pháp giảm thiểu và các biện pháp thích ứng trong nỗ lực tạo ra các xã hội địa phương giàu có hơn, được bảo đảm và an toàn.
Hiện tại và trong tương lai, Nhật Bản chủ trương xây dựng các mô hình xã hội mà trong đó các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu được kết hợp hài hòa. Trong các khu vực đô thị mới, Nhật Bản chú trọng xây dựng các tòa nhà siêu cách nhiệt và mạng lưới giao thông công cộng hiệu quả có khả năng chịu được thiên tai. Tại các khu vực nông thôn, Nhật Bản chú trọng thực hiện các biện pháp cải thiện khả năng hấp thụ CO2 bằng cách tăng cường công tác quản lý và bảo vệ rừng, và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên sinh khối11, xây dựng kỹ thuật lâm nghiệp và kỹ thuật nông nghiệp để đảm bảo an toàn thực phẩm.