II. ĐỐI SÁCH CỦA CÁC NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ ĐÔNG BẮC Á
1 triệ u2 triệu 3.5 triệu5 triệu Số lượng các nhà phân 00 50 300
Số lượng các nhà phân 100 150 300 400 Số lượng các công ty tham 5 10 15 20
Các trung tâm hỗ trợ mua bán xanh
5 8 11 16
Thứ ba, phát triển các sản phẩm mang nhãn hiệu xanh. Đây là chương trình được thực hiện qua hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất cấp chứng chỉ Phát thải CO2, thể hiện lượng CO2 phát thải qua tất cả các công đoạn của dây chuyền sản xuất ra sản phẩm. Giai đoạn thứ hai cấp chứng chỉ Sản phẩm các bon thấp. Sản phẩm có chứng chỉ Phát thải các bon được cấp chứng chỉ Sản
phẩm các bon thấp nếu sản phẩm đó đáp ứng được các tiêu chuẩn của một sản phẩm các bon thấp. Kết quả bước đầu của chương trình này là tính đến cuối tháng 9/2011 đã có 447 sản phẩm của 93 công ty được cấp chứng chỉ Sản phẩm các bon thấp.
Thứ tư, phát triển các xe ô tô chạy điện. Mục tiêu của chương trình này là đưa vào sử dụng 1 triệu xe ô tô chạy điện vào năm 2020. Chương trình này sẽ góp phần giảm được 300.000 tấn khí ô nhiễm và 6,7 triệu tấn khí nhà kính. Để khuyến khích chuyển sang sử dụng xe ô tô chạy điện, năm 2010 Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ 50% chênh lệch giá giữa xe chạy điện và xe chạy xăng dầu với cùng một công suất động cơ cho các cơ quan trung ương, chính quyền địa phương và các tổ chức công cộng, với hơn 4000 xe ô tô chạy điện đã được đưa vào sử dụng. Về cơ sở hạ tầng, Chính phủ Hàn Quốc chủ trương hỗ trợ xây dựng 3.000 trạm sạc điện cho ô tô chạy điện. Chính phủ cũng đã mua 800 ô tô điện và xây dựng 240 trạm sạc điện năm 2011 (tương đương với chi phí 16,7 triệu won). Chương trình này sẽ được mở rộng với việc xác định tỉ lệ sử dụng xe cơ giới phát thải ô nhiễm thấp đối với các tổ chức công cộng, yêu cầu các thành phố lớn phải đi đầu trong việc sử dụng xe cơ giới chạy điện, và khuyến khích sử dụng xe ô tô điện trong các công viên quốc gia. Năm 2009 lượng xe ô tô phát thải ít CO2 được sử dụng tại Hàn Quốc mới chiếm 7,9% tổng số xe cơ giới. Con số này còn thấp xa so với con số của các nước phát triển khác. Ví dụ, tỉ lệ này ở Ý là 55%, Pháp 39%, Anh 31%, Nhật Bản 30,6%. Theo kế hoạch, Hàn Quốc sẽ cố gắng nâng tỉ lệ xe ô tô các bon thấp lên 30% vào năm 2020.
Thứ năm, “Phong trào tôi trước”. Đây là giải pháp chính sách được thực hiện trong các lĩnh vực phi công nghiệp. Nội dung chính của nó là đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền về biến đổi khí hậu và khuyến khích tiết kiệm tiêu dùng trong mọi tầng lớp xã hội. Các giải pháp chủ yếu của chương trình này là:
- Khuyến khích các gia đình thực hiện lối sống xanh, tiêu dùng xanh bằng cách phổ biến và hướng dẫn các cách thức góp phần giảm thiểu các bon và xây dựng cuộc sống xanh. Ví dụ, cách sử dụng các thiết bị điện, ga nước sao cho tiết kiệm, hiệu quả…;
- Xanh hóa nơi làm việc, công sở bằng cách khuyến khích mọi người mặc các trang phục mát và xây dựng văn phòng xanh;
- Vận tải công cộng xanh bằng cách sử dụng các phương tiện vận tải công cộng;
- Phát động phong trào quốc gia về tiêu dùng xanh, không để dư thừa trong ăn uống, sinh hoạt;
- Mở rộng các sản phẩm nông nghiệp thân thiện môi trường (5% năm 2009, 9% năm 2012);
- Phát hành rộng rãi các tài liệu hướng dẫn sử dụng các loại hàng hóa ít chất thải;
- Mở rộng mạng lưới các cửa hàng, siêu thị không sử dụng túi nilon;
- Phát động chiến dịch tuần lễ tiêu dùng xanh vào tháng 6 hàng năm.
c. Thích ứng với biến đổi khí hậu
Về tầm nhìn, để thích ứng với biến đổi khí hậu, Hàn Quốc chủ trương xây dựng một xã hội an toàn, thông qua chiến lược tăng trưởng xanh, kết hợp các biện pháp giảm nhẹ với các biện pháp thích ứng trong khung khổ một chiến lược quốc gia toàn diện về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Về các biện pháp thích ứng cụ thể, Hàn Quốc chú trọng thực hiện các biện pháp bảo vệ cuộc sống của người dân tránh khỏi sóng nhiệt và ô nhiễm không khí; tăng cường khả năng phòng chống các thảm họa thiên nhiên; nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội; thực hiện sự chuyển đổi hệ thống sản xuất trong nông nghiệp thành một hệ thống sản xuất thích nghi với thời tiết và tạo ra những cơ hội việc làm mới; nâng cao tính hữu ích của
rừng và giảm thiểu những thảm họa thiên nhiên đối với rừng; ứng phó với sự gia tăng mực nước biển và đảm bảo cung cấp nguồn nước sinh hoạt ổn định; thiết lập một hệ thống quản lý nước an toàn để ứng phó với lũ lụt và hạn hán; và đảm bảo việc bảo tồn đa dạng sinh học và khôi phục lại hệ sinh thái.
Để thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp Hàn Quốc chủ trương phát triển các chương trình giáo dục và đào tạo về thích ứng nhằm trước hết phổ cập những kiến thức về biến đổi khí hậu tới nông dân, các quan chức chính phủ và người phụ trách của các tổ chức có liên quan. Việc nghiên cứu có hệ thống về tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp và chuẩn bị các biện pháp đối phó đã được tổ chức ở phạm vi liên ngành với việc huy động sự tham gia của nhiều nhà khoa học đến từ các ngành có liên quan như khoa học nông nghiệp, sinh thái học, kỹ thuật nông nghiệp, thủy văn, khí tượng học và kinh tế nông nghiệp. Để đảm bảo độ tin cậy cao hơn của các kết quả phân tích, các nhà khoa học đã xây dựng một mô hình mô phỏng về biến đổi khí hậu và đưa ra dự báo tác động dựa trên các kịch bản khác nhau phù hợp với những đặc trưng của nông nghiệp và các yếu tố kinh tế - xã hội khác. Các nghiên cứu cũng tập trung phân tích hiệu quả kinh tế và đề xuất các giải pháp chính sách thích ứng cụ thể và có hệ thống trong lĩnh vực nông nghiệp.
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, giải pháp đối với các doanh nghiệp là thực hiện một mô hình kinh doanh phù hợp với môi trường thay đổi: Thay đổi trong thị trường người tiêu dùng, thị trường địa phương và toàn cầu liên quan đến môi trường; thay đổi trong hệ thống sản xuất và bán hàng trong một cấu trúc mới; thay đổi trong nhận thức của doanh nghiệp về mối nguy hiểm và chiến lược quản lý doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần nhìn nhận các thách thức như là một cơ hội mới và đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Theo các kết quả nghiên cứu được công bố, các doanh nghiệp Hàn Quốc có thể đương đầu với khá nhiều rủi ro trong kinh doanh hiện tại cũng như trong tương lai. Song, tỉ lệ rủi ro lớn nhất là do biến đổi khí hậu chiếm tới 19%, trong khi những rủi ro đáng kể khác như do do các quy định: 17%, rủi ro tín dụng: 14%, nguyên liệu không ổn định: 13%. Các cơ hội được tạo ra từ khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu đối với các doanh nghiệp bao gồm: 42% nhờ các dịch vụ và hàng hóa mới; 30% nhờ thị trường mới; và 17% nhờ các quy định thân thiện với kinh doanh. Để quản lý rủi ro, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã và đang chú trọng thay đổi vị trí, đa dạng hóa các nhà cung cấp, bảo vệ các tòa nhà và tài nguyên nước để chống lại các thảm họa; đồng thời tìm kiếm cơ hội phát triển các dịch vụ và hàng hóa mới.