Đối sách của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường giai đoạn 2001 2020 (Trang 112 - 115)

II. ĐỐI SÁCH CỦA CÁC NƯỚC VÀ VLT ĐÔNG BẮ CÁ 1 Đối sách của Nhật Bản

2. Đối sách của Hàn Quốc

Sau 3 thập kỷ phát triển, Hàn Quốc đã làm cả thế giới kinh ngạc bởi những thành tựu kinh tế đạt được, và đây cũng là bối cảnh cho cụm từ “kỳ tích bên sông Hàn” xuất hiện. Tuy nhiên cái giá phải trả cho sự phát triển kinh tế thần kỳ đó cũng không nhỏ khi môi trường của Hàn Quốc đã xấu đi nghiêm trọng vào những năm 1980 và 1990. Tình hình đã được cải thiện nhiều trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề môi trường đang tồn tại như ô nhiễm không khí, mưa a xít, ô nhiễm nước, rác thải…Dưới đây sẽ là những đối sách cơ bản cho việc kiểm soát ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và rác thải của Hàn Quốc.

a. Chính sách và biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí

- Vấn đề ô nhiễm không khí của Hàn Quốc

Khi Hàn Quốc đứng thứ 136 trên 146 nước về Chỉ số bền vững môi trường (Environmental Sustainability Index), đứng thứ 120 trên 122 nước về chất lượng không khí vào năm 2002, thì chính phủ Hàn Quốc và các bên hữu quan mới thật sự giật mình về vấn đề chất lượng không khí28.

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ồ ạt đã làm cho lượng khói, bụi trong không khí tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là các chất khí CO,

28

CO2, SO2, NOx, CH4, bụi, các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), kim loại nặng như chì… Tổng lượng phát thải chất gây ô nhiễm không khí năm 2006 của Hàn Quốc là gần 3,7 triệu tấn trong đó NOx chiếm 34,7% với 1,275 triệu tấn, tiếp theo là CO chiếm 22,6% với 829.938 tấn, VOC chiếm 21,6% với 794.158 tấn và PM10 chiếm 1,8%29. Trong tổng lượng chất thải năm 2006 thì các phương tiện giao thông tạo ra lượng chất thải lớn nhất với 1.187.939 tấn (chiếm 34,8%), năng lượng sử dụng cho công nghiệp 569.327 tấn (16,7%), các dung môi hữu cơ 463.219 tấn (13,6%).

Đồ thị 7. Tỉ lệ các chất gây ô nhiễm không khí ở Hàn Quốc

Nếu tính lượng chất gây ô nhiễm không khí bình quân theo đầu người thì khí NOx là 26,1 kg, tiếp theo là SOx với 9,2 kg, và PM10 với 1,3 kg. Năm 2006 so với năm 2005 khối lượng khí thải NOx và PM10 giảm, nhưng khí SO2 tăng. Lượng NOx ở tỉnh Chungcheong là 96,5 kg trên đầu người, gấp 3,5 lần so với mức trung bình trong cả nước. SOx và PM10 ở Ulsan là 48,1 kg và 8,1 kg trên đầu người, cao hơn nhiều so với các thành phố khác. Seoul và các thành phố lớn khác có mật độ dân số cao nên tỉ lệ

29

Bộ môi trường Hàn Quốc.

http://eng.me.go.kr/content.do?method=moveContent&menuCode=pol_cha&categoryC ode=04

chất thải trên một đơn vị diện tích rất cao. Đặc biệt nồng độ khí CO và NOx ở Seoul, nơi mà phương tiện giao thông góp phần chính vào ô nhiễm không khí có nồng độ là 264,2 tấn và 145,3 tấn /km2. Ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông gây ra chiếm tới 74,1% tổng lượng phát thải CO, 34,8% NOx và 37% PM10 của cả nước.

Chất lượng không khí trở nên tồi tệ do hoạt động công nghiệp và số lượng xe cơ giới tăng nhanh đã dẫn đến những vấn đề về sức khỏe như các bệnh về hô hấp, bệnh dị ứng và tình trạng chết yểu. Dân chúng bức xúc và đã có những hành động phản đối quyết liệt yêu cầu chính phủ phải có biện pháp ngăn chặn ô nhiễm kịp thời.

Luật gìn giữ không khí trong sạch ra đời tháng 8 năm 1990, nhưng mức độ ô nhiễm không khí vẫn chưa giảm. Năm 1996 ban hành thêm Luật kiểm soát chất lượng không khí ở nơi công cộng và năm 2003 ban hành Luật đặc biệt về cải thiện chất lượng không khí ở các thành phố lớn. Trước tình trạng chất lượng không khí xấu đi, MOE đã đưa ra nhiều chính sách và biện pháp để ngăn chặn ô nhiễm.

- Tăng cường các tiêu chuẩn về chất lượng không khí

Ở Hàn Quốc, tiêu chuẩn đối với khí SO2 được xây dựng từ năm 1978, tiêu chuẩn đối với CO, NO2, các hạt bụi lơ lửng, ô zôn và hydrocarbon được thiết lập vào năm 1983, tiêu chuẩn đối với chì được thêm vào từ tháng 2 năm 1991. Năm 1993 khi mức độ của một số chất gây ô nhiễm đã đạt tiêu chuẩn, chẳng hạn như SO2 và CO thì tiêu chuẩn được nâng cao hơn. Tiêu chuẩn với SO2 được tăng cường vào năm 1993, tiêu chuẩn về CO thay đổi vào năm 1995. Do nhu cầu ngày càng tăng về quản lý các hạt đặc biệt mà tiêu chuẩn cho hạt PM10 đã được đưa ra vào năm 1995. Trong năm 2001, tiêu chuẩn đối với SO2, PM10 và chì được nâng cao hơn và các hạt bụi lơ lửng được loại khỏi tiêu chuẩn môi trường. Năm 2007, tiêu chuẩn về NO2 và các hạt đặc biệt được tăng cường, tiêu chuẩn với benzen được đưa ra vào năm 2010.

MOE cũng quản lý các thiết bị xả thải chất gây ô nhiễm. Theo đó việc lắp đặt các thiết bị xả thải phải được phép từ chính quyền địa phương hoặc cơ quan có trách nhiệm. Giới hạn tối đa cho việc xả thải cho các thiết bị cũng được thiết lập và tiêu chuẩn ngày một nghiêm ngặt hơn. Hiện nay tiêu chuẩn xả thải dựa trên 26 loại chất gây ô nhiễm, bao gồm các hạt và khí như NOx, SOx bắt đầu từ mùng 1 tháng giêng năm 2010. Quản lý thiết bị ngày càng được tăng cường và những tiêu chuẩn nghiêm ngặt đang được áp dụng cho những vùng bị ô nhiễm nặng. Các nhà quản lý môi trường đưa ra những phương hướng và điều tra nhất quán đối với các phương tiện xả thải để giúp doanh nghiệp vận hành các thiết bị với các tiêu chuẩn xả thải ngày một cao hơn.

MOE đã đưa ra các qui định về sử dụng năng lượng, đặc biệt với năng lượng thể rắn như than đá, than hoa, củi… Seoul và 6 thành phố lớn, cộng với 13 thị trấn của tỉnh Gyeonggi là những nơi bị kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng năng lượng thể rắn. Để giảm lượng a xit sulfua ở Seoul và các thành phố lớn các tiêu chuẩn về thành phần sulfur trong xăng dầu cũng ngày một cao hơn. Chẳng hạn như thành phần sulfur trong dầu nặng có thể chiếm tới 4% vào năm 1981 nhưng đến năm 1997 phải giảm xuống còn 1%- 0,5% và từ năm 2010 giảm còn 0,3%30.

- Thiết lập mạng lưới quan trắc ô nhiễm không khí

Dựa vào Điều 3 Luật bảo vệ không khí trong sạch Bộ Môi trường sẽ lắp đặt mạng lưới các trạm quan trắc để hiểu rõ sự thay đổi trong ô nhiễm không khí, thời tiết và hệ thống sinh thái trên toàn quốc, bao gồm mức độ ô nhiễm không khí và mật độ hay nồng độ các chất trong không khí thông qua việc giám sát thường xuyên. Các thị trưởng hay những người đứng đầu các tỉnh theo qui định của MOE phải giám sát và biết rõ tình trạng không khí thuộc khu vực mình quản lý. Mạng lưới quan sát ô nhiễm không khí do

30

Một phần của tài liệu Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường giai đoạn 2001 2020 (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)