. Bộ môi trường Hàn Quốc Ecorea 2011, p
c. Chính sách quản lý rác thả
- Chế độ phí dựa trên khối lượng rác (VBFS)
Trong cố gắng làm giảm lượng rác thải sinh hoạt ở đô thị ngày càng gia tăng, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra Chế độ phí dựa trên khối lượng rác (viết tắt là VBFS: Volume Based Fee System) vào năm 1995. VBFS áp chi phí xử lý dựa vào khối lượng rác sản sinh bởi mỗi cư dân. Đây là một biện pháp sử dụng nguyên tắc Người gây ô nhiễm phải chịu chi phí và nguyên tắc ngăn chặn trong lĩnh vực rác thải. Theo chế độ này, rác sinh hoạt sẽ được đựng trong các túi nhựa, túi có ghi trọng lượng hoặc thể tích có thể chứa, túi này được mua với giá bằng chi phí xử lý và công ty môi trường đô thị đi thu gom rác đựng trong các túi nhựa này. Đối với các loại rác tái chế được cho vào một loại thùng khác mà không phải trả phí. Chế độ này đã góp phần làm giảm lượng rác và khuyến khích tái chế. Ngay sau khi áp dụng chế độ này, lượng rác sinh hoạt hàng ngày trên đầu người đã giảm, lượng rác tái chế tăng. Trong giai đoạn 1996-2002 tỉ lệ tái chế rác sinh hoạt tăng từ 26,2% lên 44% trong khi tỉ lệ chôn lấp giảm từ 68,3% xuống 41,5%33.
Trên đà tiến bộ đó MOE đã đưa ra Kế hoạch quản lý rác toàn diện lần thứ hai (2002-2011) vào tháng 3 năm 2002. Mục tiêu là “xây dựng nền
33
tảng kinh tế xã hội tuần hoàn và bền vững”. Để thực hiện mục tiêu này, Hàn Quốc đã tập trung cho những chính sách khuyến khích giảm phát sinh rác, tận dụng nhiều hơn tài nguyên rác, xử lý an toàn và tăng cường quản lý rác. Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch này là giảm 12% lượng rác sinh hoạt để đạt mức 52.743 tấn/ngày vào năm 2011. Giảm lượng rác chôn lấp hoặc đốt 22%, từ 27.953 tấn ngày năm 2002 xuống 21.817 tấn năm 2011. Tăng tỉ lệ tái chế lên 53% vào năm 2011cùng với một khoản đầu tư trực tiếp 1,3 nghìn tỉ won (1,13 tỉ đô la Mỹ) để tăng cường các thiết bị tái chế, phát triển công nghệ tái chế và khuyến khích ngành công nghiệp tái chế.
Đồ thị 8. Thực tế xử lý rác thải sinh hoạt đô thị
Đồ thị 8 cho chúng ta thấy hiện trạng xử lý rác thải ở Hàn Quốc trong hơn 10 năm qua. Nếu như trước năm 1998 hình thức chôn lấp rác chiếm vị trí chủ đạo thì chỉ sau 10 năm, hình thức tái chế lại chiếm ưu thế. Năm 1998 lượng rác chôn lấp hàng ngày là 25.074 tấn thì năm 2009 chỉ còn 9.471 tấn, giảm gần 2/3. Trong khi đó lượng rác tái chế tăng từ 15.566 tấn lên 31.126 tấn/ngày cũng trong giai đoạn 1998-2009. Riêng hình thức xử lý bằng phương pháp đốt vẫn được duy trì và có xu hướng tăng khi tổng
khối lượng rác tăng, từ 3.943 tấn/ ngày tăng lên 10.309 tấn/ ngày trong giai đoạn 1998-2009. Hàn Quốc đã đặt mục tiêu giảm rác thải sinh hoạt trên đầu người từ 1,04 kg/ngày xuống 0,94 kg/ngày và tăng tỉ lệ tái chế rác thải sinh hoạt từ 44% lên trên 50% trong giai đoạn 2002-2008.
Đồ thị 9. Thực tế xử lý rác thải công nghiệp
Rác thải công nghiệp của Hàn Quốc tăng với tốc độ cực nhanh, đặc biệt là rác thải xây dựng. Riêng rác thải xây dựng có thể tái chế lên tới 98%. Do sự phát triển nhà ở và các dự án xây dựng hạ tầng khác mà rác thải xây dựng có tốc độ tăng chóng mặt, từ 10 triệu tấn năm 1996 tăng lên 44 triệu tấn năm 2002, tăng hơn 4 lần trong vòng 6 năm. Trong rác thải xây dựng phát sinh năm 2002 thì 72% là bê tông và nhựa đường. Đối phó với tình trạng này Điều luật về khuyến khích tái chế rác thải xây dựng được ban hành vào tháng 12 năm 2003. Từ hình 7 chúng ta có thể thấy lượng rác thải công nghiệp được tái chế tăng rất nhanh, từ 96.351 tấn/ngày năm 1998 tăng lên 262.431 tấn/ngày năm 2009, tăng gần gấp 3 lần. Khối lượng rác được tái chế lớn hơn nhiều lần so với khối lượng được đốt và chôn lấp.
Năm 1999 Bộ môi trường Hàn Quốc đã áp dụng hệ thống xác minh rác thải để ngăn chặn sự đổ rác trái phép. Khi hệ thống này mới được áp
dụng họ đã phát cho các hộ gia đình hay cơ sở kinh doanh một giấy chứng nhận cho phép đổ rác. Hệ thống này bước đầu đã xây dựng hành lang pháp lý để chống lại sự đổ rác trái phép. Bộ môi trường cũng đưa ra chính sách giảm thiểu rác thải trong kinh doanh. Chế độ này được áp dụng cho những doanh nghiệp mỗi năm thải hơn 200 tấn rác đã ghi trong danh mục và 1000 tấn rác thông thường. Các doanh nghiệp này nằm trong 14 lĩnh vực công nghiệp như công nghiệp xây dựng, công nghiệp lọc dầu, công nghiệp hóa chất, công nghiệp chế tạo ô tô…Theo kết quả nghiên cứu năm 2007 của Bộ môi trường thì sự giảm bớt chất thải năm 2006 đã tạo ra lợi ích kinh tế trị giá 400 tỷ won, bao gồm giảm chi phí sản xuất và giảm chi phí môi trường so với năm 2004. Kết quả này đã góp phần vào việc ngăn chặn ô nhiễm môi trường ở cấp quốc gia.
- Chế độ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR)
Chế độ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR Extended Producer Responsibility) được thực thi vào năm 2003. EPR đặt ra nghĩa vụ cho nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu các sản phẩm thải nhiều rác và các vật liệu đóng gói. Chính phủ đặt ra số lượng rác phải được tái chế đối với mỗi nhà sản xuất hàng hóa và chất liệu đóng gói, tính cả việc thu nhặt tài nguyên tái chế và điều kiện tái chế khác, các nhà sản xuất phải đạt mục tiêu tái chế. Theo chế độ này các nhà sản xuất phải tái chế các thiết bị gia dụng như tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy tính, lốp ô tô, dầu nhờn, bóng đèn và các chất đóng gói như lon, chai thủy tinh, chai nhựa... Danh mục các chất liệu tái chế sẽ ngày càng mở rộng. Nếu như các nhà sản xuất Hàn Quốc có thể tạo ra những sản phẩm đóng gói và thiết kế thân thiện với môi trường hơn nữa thông qua vòng đời của sản phẩm thì tái chế sẽ có nền móng vững chắc trong xã hội Hàn Quốc, làm cho chế độ EPR có ý nghĩa hơn. Năm 2003 đã có 29 doanh nghiệp kinh doanh thức ăn nhanh và đồ uống đã tự nguyện ký kết với MOE sử dụng những đồ đựng có thể tái chế trong tiệm của họ. Năm
2004 chế độ thưởng cho những người tích cực tham gia các chương trình này được thiết lập.
Người tiêu dùng, doanh nghiệp và khu vực tư nhân đã phát triển Kế hoạch hành động tự nguyện để giảm việc sử dụng các sản phẩm dùng một lần rồi vứt đi. Nội dung chính của kế hoạch này là tăng giá túi nhựa đựng đồ từ 20 lên 50 won, khuyến khích việc dùng túi vải để đi chợ bằng việc tặng phiếu mua hàng, sử dụng tiền bán túi cho dịch vụ của người tiêu dùng hoặc hỗ trợ cho các hoạt động gìn giữ môi trường. Thông qua sự kết hợp giữa sự cố gắng của chính phủ và sự tự nguyện của người dân mà văn hóa mua sắm thân thiện với môi trường đã mở rộng, thể hiện qua việc nhận thức về môi trường và lối sống thân thiện với môi trường tăng lên. Riêng lượng rác thải ra từ việc đóng gói đã giảm 20% giai đoạn 1993-2002, từ 62.940 tấn/ngày năm 1993 xuống 49.902 tấn/ngày năm 2002 mặc dù dân số đã tăng 7,5% trong cùng giai đoạn.
- Giấy chứng nhận chất lượng đối với hàng hóa tái chế
Nhà nước sẽ cấp giấy chứng nhận cho những sản phẩm tái chế có chất lượng cao do doanh nghiệp tư nhân sản xuất. Với chế độ đánh dấu tái chế tốt, các doanh nghiệp tư nhân có thể tăng cường chất lượng các sản phẩm tái chế, tối thiểu hóa sự hoài nghi của người tiêu dùng và tăng nhu cầu về hàng hóa tái chế. Biểu tượng của dấu tái chế vừa thể hiện sự tuần hoàn và hài hòa với sự tiếp nối. Hình tròn là sự kết nối tuần hoàn giữa sự bắt đầu và sự kết thúc được thể hiện qua bàn tay con người và một cái cây đang ra lá. Màu xanh lá cây biểu tượng cho tự nhiên và màu xanh lơ là màu của trái đất. Điều đó có nghĩa là trách nhiệm để lại một thế giới tốt đẹp cho con cháu chúng ta nằm trong tay chúng ta.
- Tận dụng rác như một nguồn năng lượngmới
Mới đây Bộ môi trường Hàn Quốc đã có sáng kiến xây dựng thành phố bền vững dựa vào việc sản xuất năng lượng tái tạo từ rác thải. Bộ đã ký
một thỏa thuận với thành phố Naju để Tổng công ty cung cấp nhiệt của Hàn Quốc thực hiện dự án sử dụng rác thải của các hộ gia đình như một nguồn năng lượng. Theo dự án này sẽ có 3 dây truyền xử lý theo phương pháp sinh học được lắp đặt. Khoảng 600 tấn rác sẽ được xử lý mỗi ngày và năng lượng từ rác sẽ được cung cấp cho các nhà máy điện và cung cấp nước nóng cho Naju.
Theo ước tính dự án này sẽ giảm bớt việc sử dụng năng lượng hóa thạch, làm sống lại nền kinh tế địa phương bằng cách tạo ra việc làm khi lắp đặt, vận hành quản lý các dây chuyền sản xuất năng lượng tái tạo. Khi dự án hoàn thành sẽ cung cấp điện cho 50.000 hộ gia đình, cung cấp nước nóng cho 27.000 hộ, thay thế việc nhập khẩu 500.000 thùng dầu hàng năm với số tiền là 31,2 tỷ won. Dự án sẽ dành 430 tỷ won để xây dựng những điều kiện cần thiết, và sau khi hoàn thành sẽ sử dụng thường xuyên 160 công nhân. Đây sẽ là một ví dụ điển hình trong việc quản lý rác và là một minh chứng về tính hiệu quả của việc xây dựng đồng bộ nhà máy điện sử dụng rác thải bằng việc lắp đặt hệ thống MBT- hệ thống dùng công nghệ tiên tiến.
d. Chính sách bảo tồn tự nhiên
Hàn Quốc đã tham gia Công ước bảo vệ sự đa dạng sinh học vào năm 1994. Đây là công ước nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học trước tình hình số lượng các loài sinh vật trên trái đất bị suy giảm và hệ thống sinh thái ở nhiều nơi bị phá vỡ. Sau khi tham gia công ước này Hàn Quốc đã thực hiện một loạt chính sách để bảo vệ sự đa dạng sinh học. Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học được giới thiệu năm 1997, tiếp đó là Luật bảo vệ hệ thống núi đồi ở Baekdu Daegan năm 2003, Luật bảo vệ đời sống hoang dã năm 2004, và Luật quản lý và bảo tồn hệ sinh thái biển năm 2006. Ngoài ra còn có những kế hoạch toàn diện ở cấp quốc gia đề cập tới nhiều lĩnh vực cũng đã được xây dựng và thực hiện. Chẳng hạn như Luật bảo tồn
vùng đầm lầy năm 2002, Kế hoạch bảo vệ đời sống hoang dã 2005 và Kế hoạch toàn diện bảo tồn môi trường biển năm 2006.
Ngoài ra Bộ môi trường còn thành lập Viện nghiên cứu quốc gia về tài nguyên sinh học để hỗ trợ cho việc quản lý và bảo tồn tốt hơn nguồn tài nguyên sinh học. Viện này hiện đang sở hữu 1,3 triệu bộ sưu tập và khả năng có thể chứa tới 11 triệu bộ sưu tập. 60 nhà phân loại của Viện đang tiến hành các dự án, bao gồm cả việc lập danh sách các loài cả động vật và thực vật có ở Hàn Quốc cũng như phân tích nguồn gốc phát sinh. Ngoài ra Viện còn làm cho công chúng biết đến tầm quan trọng của bảo tồn sinh học thông qua những cuộc triển lãm và chương trình giáo dục cho những khách tới thăm. Viện sẽ phấn đấu trở thành viện nghiên cứu hàng đầu của Đông Bắc Á về nghiên cứu đa dạng sinh học và hợp tác quốc tế.
Để khuyến khích nhân dân tham gia vào việc bảo tồn sự đa dạng sinh học, Hàn Quốc còn phát động phong trào xây dựng “làng sinh thái” và “làng khôi phục sinh thái tốt”. Một làng được gọi là làng sinh thái khi môi trường tự nhiên và cảnh vật ở đó được bảo tồn tốt, còn một làng mà cư dân ở đó đang nỗ lực để khôi phục lại môi trường sinh thái đã một lần bị phá vỡ thì gọi là “làng khôi phục sinh thái tốt”. Hình thức này nhằm nâng cao nhận thức của cư dân địa phương đối với việc bảo tồn tự nhiên, đồng thời quản lý, bảo tồn môi trường tự nhiên hiệu quả hơn. Số “làng sinh thái” và “làng khôi phục sinh thái tốt” đã tăng nhanh từ sau năm 2005. Nếu như năm 2005 mới chỉ có 12 “làng sinh thái” và 7 “làng khôi phục sinh thái tốt” thì đến năm 2007 con số lần lượt là 38 và 9.
Môi trường của Hàn Quốc đã xấu đi nghiêm trọng sau 30 năm công nghiệp hóa và đô thị hóa. Ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí đã ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân. Bắt đầu từ cuối những năm 1980, hàng loạt các vụ ô nhiễm lớn đã khiến cho phong trào đấu tranh bảo vệ môi trường phát triển mạnh. Bộ môi trường chịu trách nhiệm chính trước các vấn đề về môi trường ở Hàn quốc. Việc ban hành hàng loạt chính sách, biện pháp bao
gồm cả những biện pháp quản lý truyền thống cũng như những biện pháp dựa trên nguyên tắc thị trường của Bộ đã giúp cho việc khôi phục môi trường được thực hiện kịp thời. Hàn Quốc đã chi những khoản tiền khổng lồ để cải thiện chất lượng nước, chất lượng không khí, rác thải… Nhờ thực hiện các chính sách và biện pháp mạnh mà môi trường của Hàn Quốc đã được cải thiện nhiều trong những năm gần đây.
Theo đánh giá của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc thì Hàn Quốc là một nước có sự cải thiện về môi trường tương đối nhanh so với các nước công nghiệp khác, chỉ trong vòng 10 năm sau khi Hàn Quốc gia nhập tổ chức OECD (1996), môi trường sống, đặc biệt là chất lượng nước đã được cải thiện đáng kể. Cách làm của Hàn Quốc trong việc khắc phục ô nhiễm, quản lý môi trường, tăng trưởng xanh sẽ là những kinh nghiệm tham khảo tốt cho các nước đang phát triển ngày nay. Hiện nay Hàn Quốc đã có tới 46 luật về các vấn đề môi trường và đặc biệt là việc đưa ra Chiến lược tăng trưởng xanh vào năm 2008 đã khiến cho Hàn Quốc trở thành một trong những nước đi đầu trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu và các vấn đề về môi trường. So sánh môi trường của Hàn Quốc hiện nay với môi trường của những thập kỉ trước có thể thấy có những bước tiến dài. Các chỉ tiêu về ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước ngày càng được nâng cao và danh mục các chất gây ô nhiễm bị kiểm soát chặt chẽ càng ngày càng tăng, tỉ lệ rác được tái chế ngày càng cao, tỉ lệ năng lượng xanh trong tổng năng lượng tiêu dùng cũng ngày một tăng.
3. Đối sách của Trung Quốc
Suy thoái môi trường ở Trung Quốc đang là vấn đề gây sự chú ý cả trong nước và quốc tế. Kết quả của cuộc thăm dò dư luận trên mạng tin của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trước Kỳ họp quốc hội và Hội nghị chính trị hiệp thương lần thứ 5 Khóa 11 vào tháng 3 năm 2012 cho thấy một trong
ba vấn đề mà người dân quan tâm nhất là ô nhiễm môi trường (2 vấn đề còn lại là GDP và CPI).
Có rất nhiều vấn đề về môi trường đang tồn tại ở Trung Quốc nhưng có 3 vấn đề nghiêm trọng nhất đang ảnh hưởng đến số đông dân cư đó là ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường nước và tình trạng sa mạc hóa. Dưới đây sẽ tập trung phân tích đối sách của Trung Quốc với 3 vấn đề nói trên vì theo dự đoán chúng tiếp tục là những vấn đề môi trường