I. QUAN HỆ GIỮA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
c. Môi trường và việc sử dụng năng lượng ở các nước Đông Bắ cÁ
Khu vực Đông Bắc Á là khu vực có nhiều sự khác biệt, cả về chế độ chính trị cũng như trình độ phát triển. Những nước nằm trong khu vực Đông Bắc Á bao gồm từ những nước công nghiệp phát triển, mật độ dân số cao nhưng nghèo tài nguyên như Nhật Bản, Hàn Quốc, đến những nước có nguồn tài nguyên vừa phải và đang tìm cách để phát triển như Mông Cổ, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, đến Trung Quốc nước có nguồn tài nguyên phong phú nhưng có một dân số khổng lồ, cho đến vùng Viễn Đông của Nga chỉ có ít dân cư nhưng lại giàu tài nguyên. Khu vực Đông Bắc Á có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong thập kỷ qua, đặc biệt là Trung Quốc. Và như chúng ta đã đề cập ở trên về mối quan hệ giữa môi trường và tăng trưởng, tăng trưởng kinh tế nhanh thường đi kèm với gia tăng nhu cầu về năng lượng. Đây là khu vực tiêu thụ năng lượng nhiều nhất trên thế giới, chiếm 30,6% nhu cầu năng lượng thế giới năm 2008. Các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc chiếm vị trí thứ 2, 3, 4 và thứ 9 trong tiêu dùng năng lượng hóa thạch trên thế giới16. Như chúng ta đã biết, nhiên liệu hóa thạch khi đốt sẽ thải ra rất nhiều các chất gây ô nhiễm. Chẳng hạn như
15
http://vea.gov.vn/VN/truyenthong/tapchimt/nctd42009
16
David F. Von Hippel and Peter Hayes. 2008. Growth in Energy Needs in Northeasr Asia: Projections, Consequences, and Opportunities. Nautilus Institute for Security and Sustainable Development.
đốt 1 tấn than đá sẽ thải ra 40 kg khí CO2, 9 kg khí NO2, 100 kg tro bụi và các loại khí khác. Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than đã làm cho ô nhiễm không khí ở khu vực Đông Bắc Á tăng nhanh. Than chiếm tới 85% nguồn nhiên liệu ở Bắc Triều Tiên, 80% ở Mông cổ, và 77% ở Trung Quốc. Ngay cả Hàn Quốc nơi có sự thay thế nhiên liệu tương đối rộng rãi thì cũng sử dụng tới 20% nhiên liệu là than. Với nhiều nước, than chỉ dùng trong các nhà máy điện nên khí phát thải dễ kiểm soát. Ở Đông Bắc Á tình hình phức tạp hơn khi than được sử dụng tới 45% trong các ngành công nghiệp và 16% ở khu vực dân cư. Việc đốt than ở đây dùng để chạy máy hơi nước và sưởi ấm nên thường có qui mô nhỏ và phân tán17
. Sử dụng than ở khu vực này có hiệu quả thấp gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, và do nằm rải rác nên rất khó kiểm soát ô nhiễm.
Bảng 3. Sử dụng năng lượng của vùng ĐBA và thế giới năm 2006 Sử dụng năng lượng của vùng ĐBA và thế giới (Đơn vị: Triệu tấn qui ra dầu) Nước/ vùng
lãnh thổ Dầu Gas Than Nlg ntử Thủy điện Tổng cộng Tỉ lệ Tỉ lệ ở ĐBA ở tgiới Trung Quốc 349,8 50,0 1.191,3 12,3 94,3 1.697,8 64,8% 15,6% Nhật Bản 235,0 76,1 119,1 68,6 21,5 520,3 19,9% 6,1% Hàn Quốc 105,3 30,8 54,8 33,7 1,2 225,8 8,6% 2,6% Đài Loan 52,5 10,7 39,5 9,0 1,8 113,6 4,3% 1,3% Mông cổ 0,6 -- 1,5 -- -- 2,0 0,1% 0% Bắc Triều Tiên 1,0 -- 9,7 0,8 11,4 0,4% 0,1% Viễn Đông Nga 10,6 2,9 11,5 -- 1,1 27,0 1,0% 0,3%
Toàn ĐBA 768 173 1.435 124 121 2.621 100% 24,1%
ĐBA trong toàn
thế giới 19,7% 6,7% 46,4% 19,4% 17,5% 24,1% Phần còn lại của
thế giới 3.122 2.402 1.655 512 567 8.258 75,9%
Toàn thế giới 3.890 2.575 3.090 636 688 10.878 100%
Nguồn: David F. Von Hippel and Peter Hayes. 2008. Growth in Energy Needs in Northeasr Asia: Projections, Consequences,and Opportunities.Nautilus Institute for Security and Sustainable Development. http://www.keia.org/Publications/Other/vonHippelFINAL.pdf
17
Atsushi Fukushima. 2004. Coal and Environmental Issues in Northeast Asia. http://enecken.ieej.or.jp/en/data/pdf/242.pdf.
Bảng 3 cho chúng ta thấy, than là nguồn cung cấp năng lượng chính cho các nước Đông Bắc Á khi chiếm tới 46,4% tổng lượng than sử dụng của thế giới năm 2006, dầu chỉ chiếm 19,7% và khí ga là 6,7%. Trung Quốc chiếm tới hơn 80% lượng than sử dụng ở khu vực (1.119/1.435 triệu tấn). Nhu cầu sử dụng năng lượng của các nước trong khu vực sẽ không ngừng tăng trong tương lai và nhiên liệu hóa thạch sẽ vẫn là nguồn năng lượng chính cho đến những năm 2030 (Đồ thị 3). Tuy nhiên trong nhiên liệu hóa thạch thì tỉ lệ của than trong tổng nguồn cung cấp năng lượng sẽ giảm bớt, dầu và khí ga sẽ có xu hướng tăng. Nhu cầu về năng lượng sẽ tăng gấp đôi trong vòng 25 năm, từ 110 tỷ Giga jun năm 2005 sẽ tăng lên 210 tỷ vào năm 2030. Như vậy việc thải các khí gây ô nhiễm ở khu vực vẫn tiếp tục gia tăng.
Đồ thị 3. Xu hướng sử dụng các loại năng lượng của khu vực ĐBA
Sử dụng nhiên liệu hóa thạch ngoài việc tạo ra khí SO2 và NO2, còn tạo ra nhiều hạt bụi lơ lửng (TSP) trong đó có cả kim loại nặng, các khí nhà kính (GHG). Khí nhà kính như các bon đi ô xít (CO2) được sinh ra từ việc đốt than và khí mê tan (CH4) được sinh ra từ việc khai thác than. Việc phỏt
thải khí CO2 là nguyên nhân chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên của trái đất. Ngân hàng Thế giới (WB) 2010 đã công bố danh sách 10 nước có khối lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, trong đó có 4 nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nga, Nhật và Hàn Quốc với vị trí lần lượt là số 1, số 3, số 5 và số 9 (Bảng 4). Vị trí này đã thay đổi nhiều so với năm 1998 khi Trung Quèc, Nga, Nhật Bản là những nước đứng ở vị trí thứ hai, thứ ba, thứ tư trên thế giới trong việc thải khí CO2. Nếu tính thêm cả Hàn Quốc thì 4 nước này đã chiếm tới 27% tổng lượng khí thải CO2 của thế giới
18. Các nhà khoa học dự đoán mức độ phát thải khí nhà kính của khu vực ĐBA sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2030 (hình.2).
Bảng 4. Phát thải khí nhà kính (KNK) tại một số nước
1.Trung Quốc 6.018 triệu tấn/năm
2. Mỹ 5.903 triệu tấn/năm
3. Nga 1.704 triệu tấn/năm
4. Ấn Độ 1.293 triệu tấn/năm
5. Nhật 1.247 triệu tấn/năm
6. Đức 858 triệu tấn/năm
7.Canada 614 triệu tấn/năm
8.Anh 586 triệu tấn/năm
9.Hàn Quốc 514 triệu tấn/năm
10.Iran 471 triệu tấn/năm
Nguồn: World Bank 2010
Đồ thị 2 cho thấy năm 1990, lượng phát thải khí CO2 của các nước Đông Bắc Á mới chỉ chiếm 20% tổng lượng khí phát thải của thế giới, năm 2005 tăng lên 27% và dự đoán sẽ tăng lên 34% vào năm 2030.
Hiện nay trong khu vực ở Đông Bắc á có sự dịch chuyển xuyên quốc gia những khối không khí mang những hạt đặc biệt do quá trình sản xuất
18
Environmental Inform mation Network in Northeast Asia Region, Environmental Problems in the Norhtwest Pacific Region,
năng lượng thải ra. Loại khí này kết hợp với hơi nước có thể tạo thành a xít và “mưa a xít” đã xuất hiện ở nhiều nơi.
Đồ thị 4. Các nước ĐBA trong tổng lượng phát thải khí CO2 của thế giới
Khí Sulfua do các nhà máy điện dùng than của Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và một vài nơi khác trong khu vực thải ra là nguyên nhân chính gây ra mưa a xít. Nhiều nhà khoa học đã khẳng định rằng bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản đã phải gánh chịu mưa a xít do gió từ vùng Mãn Châu của Trung Quốc thổi tới, còn Mông Cổ tiếp nhận mưa a xít có nguồn gốc từ biên giới Tây Bắc giáp với Nga. Tuỳ vào từng thời gian trong năm một số nước có thể là người gây ra hoặc người phải chịu mưa a xít, đặc biệt là Bắc Triều Tiên 19. Gần đây mưa a xít với chỉ số pH 4,5-5.0 đã được ghi nhận ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Nồng độ a xít trong nước mưa ở những nước này hiện tương đương với nồng độ ở Châu Âu và Mỹ, tuy chưa ảnh hưởng nhiều tới đất trồng, nước tưới, thiết bị nhưng nếu chỉ cần nhích lên một chút thì sẽ làm tổn hại đến môi trường sống của con người.