Định hướng và kế hoạch thực hiện đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh Trung học cơ sở Phú Nhuận

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh (Trang 75 - 78)

Kết luận chương

3.1. Định hướng và kế hoạch thực hiện đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh Trung học cơ sở Phú Nhuận

giai đoạn 2011-2020

Căn cứ kế hoạch số 1618/GDĐT-VP ngày 22 tháng 6 năm 2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo về Kế hoạch thực hiện đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông năm học 2012-2013;

Căn cứ văn bản số 1777/GDĐT-VP ngày 11 tháng 7 của Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác xây dựng kế hoạch thực hiện đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông năm học 2012-2013;

Dựa trên tình hình thực tế về cơ cấu và quy hoạch mạng lưới trường lớp của Ngành giáo dục Quận, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Phú Nhuận xây dựng Kế hoạch thực hiện đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh Trung học cơ sở theo lộ trình đến năm 2020 như sau:

Chương trình tiếng Anh của Bộ Giáo dục – Đào tạo theo QĐ số 16/2006/QĐ-BGDĐT về ban hành Chương trình Giáo dục Phổ thông)

- Tài liệu sử dụng do nhà xuất bản giáo dục phát hành - Đối tượng: học sinh lớp 6 đến lớp 9

- Thời gian học: 3 tiết/tuần

- Kết quả: hết cấp THCS đạt trình độ B – Chứng chỉ quốc gia - Số trường thực hiện: 100%

Công tác tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh, thực hiện chế độ chính sách

+ Đối với giáo viên người Việt:

- Trung học cơ sở: 42 giáo viên

- Số lượng giáo viên dự kiến tuyển trong năm học 2012-2013: 5GVTHCS. - Ưu tiên giáo viên tốt nghiệp ĐH Sư phạm, ngành sư phạm tiếng Anh ở các trường đại học có chứng chỉ FCE tối thiểu 60 điểm, hoặc chứng chỉ TOEFL IBT do Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) cấp tương đương trình độ B2, hoặc chứng chỉ IELTS tối thiểu 5.5 điểm, hoặc chứng chỉ CAE tối thiểu 45 điểm hoặc các chứng chỉ khác được công nhận

+Đối với giáo viên bản ngữ:

- Số lượng giáo viên dự kiến tuyển năm học 2012 - 2013: 2 giáo viên THCS - Yêu cầu đối với giáo viên bản ngữ: có bằng cử nhân sư phạm và một trong các chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh cho người nước ngoài như: TESOL, TKT, TEFL,…

- Từ nay đến hết năm 2020, phấn đấu mỗi trường có ít nhất 2 giáo viên bản ngữ. + Chế độ chính sách: Đơn Số lớp Số học sinh Tổng số Ghi 6 7 8 9 6 7 8 9 Ngô Tất Tố 13 15 13 10 550 667 592 446 2255 Ngô Mây 4 3 2 3 170 110 85 120 485 Cầu Kiệu 7 9 9 7 340 380 394 318 1432 Sông Đà 4 3 3 2 125 129 110 54 418 Độc Lập 10 10 8 10 344 381 332 273 1330

Châu Văn Liêm 5 6 4 3 171 218 157 102 648

- Giáo viên được tạo điều kiện về thời gian và kinh phí tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng do Bộ hoặc do Thành phố tổ chức để đạt chuẩn về ngôn ngữ và năng lực sư phạm.

- Được tham gia sinh hoạt chuyên môn do các cấp tổ chức để trao đổi kinh nghiệm và nâng cao trình độ.

- Được cung cấp tài liệu phục vụ giảng dạy, các trang thiết bị dạy học; - Định mức tiết dạy: 19 tiết/tuần

Tổ chức thực hiện

- Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân Quận thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án. Trưởng phòng Giáo dục làm Phó Trưởng ban thường trực.

- Căn cứ kế hoạch của Sở Giáo dục - Đào tạo để xây dựng kế hoạch cụ thể của quận và trình Ủy ban nhân dân quận phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện theo từng năm học.

- Đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường lớp, thực hiện kế hoạch giảm dần sĩ số học sinh trong công tác tuyển sinh năm học mới. Phấn đấu năm học 2012-2013, có 100% trường tiểu học thực hiện ít nhất 1 trong 3 chương trình Tiếng Anh, mở rộng các lớp tiếng Anh phổ cập và nâng cao.

- Chỉ đạo các trường trực thuộc thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả việc tổ chức giảng dạy chương trình tiếng Anh, đảm bảo 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết.

- Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên; đồng thời khuyến khích học sinh tự tin tham gia các kỳ thi do Hội đồng khảo thí của Đại học Cambridge tổ chức dành cho từng đối tượng học sinh.

- Tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên tiếng Anh trên địa bàn quận.

- Kiểm tra chặt chẽ giáo trình, thời lượng và nguồn giáo viên giảng dạy chương trình tự chọn do các trường hợp đồng với các trung tâm ngoại ngữ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w