Tham mưu với cơ quan QL cấp trên tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh (Trang 68)

tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy học tiếng Anh.

833,4 33,4 8 33,4 5 16,3 3 9,3 9 34,6 8 30,8 6 23,1 3 11,5

Thông qua bảng 2.16, CBQL cũng như GV đều quan tâm đến việc sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học trong quá trình dạy học có hiệu quả. Hấu hết GV đều phấn khởi khi nhà trường được trang bị CSVC và đồ dùng DH và TB DH. Các tiết dạy của GV chú trọng việc tận dụng những đồ dùng có sẵn để khai thác tối đa công năng phương tiện phục vụ cho tiết dạy, giúp cho HS học tập tích cực hơn.Ở mục 2, có trường thực hiện khá tốt việc huy

động kinh phí từ CMHS để tổ chức các tiết học với GVNN. Tuy nhiên, cũng có trường gặp nhiều khó khăn khi triển khai kế hoạch học tiếng Anh với GVNN, hoặc triển khai chậm do nhiều gia đình khó khăn, thu nhập thấp. Ở mục 3,4, các trường thực hiện khá tốt, cả nhà quản lý lẫn GV nhìn chung đều quan tâm đến việc xậy dựng môi trường GD tốt nhất cho người dạy và người học. Môi trường học tập thân thiện, tích cực đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Ở mục 5, các TTCM, nhóm trưởng ở các trường nhìn chung đều có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của tổ mình. BGH các trường đều tạo điều kiện để TTCM chủ động và sáng tạo trong công việc. Tuy nhiên, một số trường TTCM còn mới ,chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác, nên còn e dè, chưa mạnh dạn hoặc chưa dám đột phá. Về nội dung mục 6,7,8 nhìn chung các trường đều có các biện pháp nhằm làm phong phú các hoạt động hỗ trợ cho việc dạy học môn Tiếng Anh nhưng việc tuyên truyền và vận động các lực lượng bên ngoài trong việc hỗ trợ các hoạt động thì có trường chưa thực hiện tốt hoặc chỉ đạt mức TB.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng

Căn cứ vào kết quả tìm hiểu thực trạng dạy học môn Tiếng Anh và thực trạng quản lý chất lượng dạy học tiếng Anh của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn Quận Phú Nhuận cũng như nhận định đánh giá của Sở GD-ĐT thành phố HCM cho phép chúng tôi đưa ra một số nhận định chung như sau:

2.4.1. Thành công

Việc dạy và học Tiếng Anh hiện nay được sự quan tâm và chỉ đạo từ các cấp lãnh đạo, nhất là của Sở Giáo dục- Đào tạo TP.HCM. Trong nhiều năm qua, Ngành GD Quận Phú Nhuận được sự hỗ trợ của Quận uỷ, UBND trong việc xây dựng và mở rộng mạng lưới trường lớp; đầu tư trang thiết bị, tư liệu,

tài liệu, tư vấn , tập huấn các phương pháp, các loại hình giảng dạy môn tiếng Anh trong những giờ chính khoá cũng như giờ học với GVNN.

- BGH các trường đã nhận thức được tầm quan trong của việc nâng cao chất lượng DH Tiếng Anh trong thời kỳ mới; quản lý được chất lượng môn học thông qua quản lý tốt việc đổi mới PPDH môn Tiếng Anh, quản lý chất lượng của GV qua các giờ lên lớp; quản lý tốt việc học của học sinh cũng như quản lý tốt khâu kiểm tra đánh giá theo chuẩn bộ môn Tiếng Anh.

- Các trường có đủ GV cho việc phân công giảng dạy ở tất cả các khối lớp, đa số GV có trình độ chuyên môn khá tốt, nhiệt tình trong công tác và có kinh nghiệm giảng dạy, thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả việc tổ chức giảng dạy chương trình tiếng Anh theo PPDH tích cực, chuẩn kiến thức, đổi mới kiểm tra đánh giá; đảm bảo hài hoà 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết.

- Đội ngũ GV nắm được yêu cầu và đặc thù của môn học, có kinh nghiệm trong giảng dạy, mạnh dạn áp dụng CNTT vào việc soạn giảng để tạo tiết dạy sinh động và gây chú ý cho HS.

- Phòng GD-ĐT đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

- Tạo điều kiện để GV tham gia các lớp bồi dưỡng năng lực giảng dạy Tiếng Anh do Sở tổ chức; giúp GV tự tin hơn khi tham gia các kỳ thi khảo sát và mạnh dạn đổi mới PPDH khi đứng lớp

- Chất lượng môn Tiếng Anh có được cải thiện ở các lớp 6,7.

- Đa số HS trong địa bàn Quận Phú Nhuận có ý thức về tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh do đó đã dần có ý thức học tập môn Tiếng Anh; tự tin trong giao tiếp với GV người bản xứ, các em mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước đám đông.

- Nhiều HS đạt HS giỏi cấp Quận và cấp TP và đạt giải thưởng cao trong các cuộc thi Hùng biện: Hát ca khúc Tiếng Anh, thi Olympic trên mạng Internet; Thi tuyển sinh 10…

2.4.2. Hạn chế

Tuy nhiên trong quá trình quản lý chất lượng dạy học môn Tiếng Anh cũng còn bộc lộ những hạn chế cần được nghiên cứu, khắc phục để nâng cao chất lượng dạy học. Qua quá trình nghiên cứu, quan sát, tham dò và sự trao đổi của BGH tôi nhận thấy có những tồn tại trong QL chất lượng môn học Tiếng Anh như sau:

2.4.2.1 Về cán bộ quản lý:

- Đa số CBQL không có thế mạnh về trình độ ngoại ngữ, còn nặng về quản lý theo kinh nghiệm, chưa đủ sáng tạo.

- Hấu hết đều bị chi phối trong việc họp hành hoặc tham gia đứng lớp nên việc dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm cho GV còn hạn chế.

2.4.2.2 Về tổ, nhóm chuyên môn:

- Do đặc thù ở các trường quy mô nhỏ, GV cũng là nhóm trưởng hoặc kiêm luôn tổ chuyên môn nên không có cơ hội để trao đổi học tập lẫn nhau, sinh hoạt tổ nhóm còn ít.

- Nghị Quyết, Đăng ký dự giờ, Đăng ký mượn ĐDDH, đăng ký tiết tốt đôi khi GV thực hiện còn mang tính hình thức, chưa tự giác.

2.4.2.3 Về GV:

Tuy 100% Giáo viên đều tốt nghiệp SP Tiếng Anh nhưng vẫn không đồng đều về chuyên môn; một số GV xuất phát điểm là GV Tiếng Pháp; Tiếng Nga nên chủ yếu là dạy theo kinh nghiệm, chưa mạnh dạn trong việc dạy các kỹ năng nghe nói. Chưa mạnh dạn và sáng tạo trong việc kiểm tra đánh giá học sinh. Số lượng GV chưa đạt chuẩn theo đề án còn cao nên trong

thời gian tới GV vẫn phải vừa giảng dạy, vừa tham gia bồi dưỡng theo kế hoạch.

2.4.2.4 Về học sinh THCS:

Chất lượng học sinh đầu vào so với trong Quận là thấp. Đặc biệt nhiều học sinh chưa học Tiếng Anh vì từ các trường ở tỉnh chuyển đến hoặc học sinh thuộc diện khó khăn. Học sinh chưa tự học và lười luyện tập kỹ năng nghe, nói. Học để đối phó với thi cử.

2.4.2.5 Về cơ sở vật chất phục vụ dạy học tiếng Anh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ sở vật chất nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu dạy học tiếng Anh theo hướng hiện đại. Phòng ốc không đạt chuẩn, ở mặt đường rất ồn làm ảnh hưởng đến độ tập trung của học sinh.Sĩ số HS ở các trường Ngô Tất Tố; Độc Lập, Cầu Kiệu còn đồng 45-50 HS.

2.4.3. Nguyên nhân

2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan:

- Do địa bàn nhiều phường trong Quận còn nghèo, nhiều hộ nhập cư, lao động phổ thông nên chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em.

- Tuyển đầu vào bổ sung cho các lớp tăng cường Tiếng Anh gặp nhiều khó khăn do sức học Tiếng Anh ở tiểu học chưa đáp ứng được yêu cầu chung của Sở GD-ĐT là đạt bằng Flyer của Cambridge.

- Việc kiểm tra đánh giá mặc dù đã có đổi mới nhưng nhìn chung do điều kiện chưa đầy đủ trong việc tổ chức đồng bộ kỹ năng Nghe, Nói nên các đề thi , đề kiểm tra thiên về kiểm tra Đọc, Viết.

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Về phía CBQL: Còn thể hiện sự lúng túng khi chỉ đạo GV đổi mới khâu kiểm tra đánh giá, xây dựng khung ma trận đề, hoặc dạy học theo dự án hoạc tích hợp...Đa số CBQL hạn chế về ngoại ngữ, tỷ lệ CBQL đạt trình độ đào tạo chuẩn về quản lý Bộ môn (chứng chỉ C Tiếng Anh) còn thấp (15%);

một số CBQL chưa được bồi dưỡng kiến thức về LLCT; số CBQL có chuyên môn về TH, NN chưa cao nên chưa mạnh dạn trong việc chỉ đạo CM hoặc giao lưu với các đối tác.

- Về phía giáo viên:

+ Chưa theo kịp phương pháp dạy học tiên tiến: Dạy học cá thể , dạy theo năng lực học sinh.

+ Chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc dạy kỹ năng nghe nói, tổ chức các hoạt động nhóm, thuyết trình.

+ Chưa đầu tư cao về việc nâng cao khả năng sử dụng Tiếng Anh nên vướng vào lỗi phát âm và chưa mạnh dạn sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy.

- Về phía học sinh:

+ Một số học sinh chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động phát huy khả năng nghe nói.

+ Đa số lười học từ vựng và sợ phát âm sai nên dẫn đến ngại nghe nói...

+ Chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay.

Được phân công phụ trách về chuyên môn của Tổ Xã hội và mảng Tăng cường Tiếng Anh, qua thực tế tại đơn vị tôi suy nghĩ, trao đổi với đồng nghiệp,quan sát và thăm dò GV-PH-HS từ đó mạnh dạn đưa ra một số biện pháp quản lí chất lượng dạy học môn tiếng Anh, nhằm từng bước nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh tại đơn vị.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh (Trang 68)