Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về việc dạy và học tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh (Trang 79)

Kết luận chương

3.3.1Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về việc dạy và học tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay

Việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của việc dạy học trong giai đoạn hiện nay được quan tâm hàng đầu. Đây chính là kim chỉ nam cho mọi nhận thức và hành động đúng.

3.3.1.1 Mục tiêu:

- Nhằm giúp cho đội ngũ quản lý cũng như GV nhận thức sâu sắc đường lối đổi mới GD của Đảng; chiến lược phát triển nguồn lực con người trong thời đại phát triển và hội nhập trong đó có chủ trương xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng được nhiệm vụ trồng người trong giai đoạn hiện nay.

- Giúp cho CBQL của nhà trường hiểu rõ tính cấp thiết của việc đổi mới quản lý chất lượng môn tiếng Anh trong tình hình mới, từ đó có kế hoạch chỉ đạo tốt cho hoạt động dạy học cho các bộ môn nói chung và Tiếng Anh nói riêng.

- Nâng cao nhận thức của từng giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh, đổi mới phương pháp giảng dạy theo phương pháp tiên tiến, đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh theo xu hướng hội nhập, phát triển.

3.3.1.2 Nội dung thực hiện

Triển khai đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30 tháng 9 năm 2008 và những kế hoạch thực hiện đề án của Sở GD-ĐT Tp.Hồ Chí Minh và của Phòng GD-ĐT Quận Phú Nhuận đến mỗi giáo viên. Trong đó nhấn mạnh về bối cảnh và thực trạng dạy học Tiếng Anh hiện nay; những bất cập giữa chất lượng đào tạo với yêu cầu của XH.

Tuyên truyền đến cán bộ, GV tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Anh trong việc giúp HS tiếp cận với xu hướng dạy học hiện đại và hội nhập với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới để từ đó CBQL và GV nhận thức và có chương trình hành động phù hợp với nhiệm vụ mà mình đang đảm nhiệm.

+ CBQL : Đổi mới tư duy quản lý đối với việc dạy học bộ môn Tiếng Anh: BGH phải tự học hỏi nâng cao trình độ ngoại ngữ cho bản thân; chủ động trong giao tiếp và tìm kiếm đối tác. Năng động trong việc tìm nguồn hỗ trợ trang thiết bị, CSVC, CNTT phục vụ cho giảng dạy. Đổi mới về cách đánh giá năng lực dạy của giáo viên, năng lực học của học sinh theo chuẩn quốc tế của đề án. Linh động trong việc sắp xếp bố trí GV phù hợp với yêu cầu bồi dưỡng năng lực cho GV theo từng giai đoạn, từng địa bàn.

+ GVTA: Nhận thức sâu sắc và thấu đáo chủ trương nâng cao năng lực của người dạy. Đây là nhân tố rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh bậc THCS, THPT để khắc phục những yếu kém, sự chưa đạt chuẩn trong chuyên môn để có kế hoạch tự học tập cho mình để từng bước nâng cao năng lực tiếng Anh cũng như năng lực giảng dạy bộ môn đủ chuẩn. Bên cạnh đó, GV thay đổi tư duy trong việc áp dụng đổi mới PPDH, áp dụng CNTT, ĐDDH; cách kiểm tra đánh giá việc học của HS để giúp cho HS năng động, tự tin trong việc tìm kiếm và tiếp thu tri thức.

3.3.1.3 Cách thức tiến hành:

- Trong các buổi họp chuyên môn, chuyên đề chúng tôi đã cung cấp tài liệu, kế hoạch cho giáo viên tìm hiểu để hiểu đúng thực trạng đáng báo động việc học Tiếng Anh ở các địa phương, của thành phố Hồ Chí Minh.

- Tuyên truyền thay đổi nhận thức từ phía giáo viên và học sinh để đạt được mục tiêu chính của Đề án: Ngoại ngữ trở thành phương tiện để làm việc trong môi trường quốc tế, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam. Muốn như vậy, cần phải thay đổi động lực học từ "học để thi" thành "học để sử dụng".Trước mắt, cần tập trung dạy và học tiếng Anh vì đây là ngôn ngữ phổ biến và là ngôn ngữ chính của một số nền kinh tế mạnh nhất thế giới.

- Phân tích chất lượng các kỳ thi tuyển sinh 10, tốt nghiệp Phổ thông Trung Học, chất lượng học sinh tham gia phỏng vấn tìm việc làm để giúp giáo viên nhận thức được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự yếu kém trong quản lý, giảng dạy để từ đó có sự thay đổi trong suy nghĩ về việc dạy học Tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay.

- Triển khai cách đánh giá theo tiêu chuẩn PISA, việc khảo sát 3 môn Toán- Văn-Anh khối 7 để Giáo viên có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, tự có kế hoạch đổi mới PPDH theo hướng dạy cá thể, phát huy năng lực.

-BGH các trường và các TTCM thường xuyên đưa vào nghị quyết để xây dựng thành nếp sinh hoạt tư tưởng cho CB,GV.

3.3.2 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên tiếng Anh cấp THCS.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh (Trang 79)