Trình độ, năng lực và tính chuyên nghiệp trong điều hành Quản lý của đội ngũ CBQL

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh (Trang 39)

Thực hiện Chỉ thị số 40/CT/TƯ ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

và Chỉ thị số 22/2003/CT-BGĐ&ĐT của Bộ trưởng về công tác này, Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2012-2013 đã chỉ đạo các địa phương cần có giải pháp “ổn định đội ngũ, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, có ý thức rèn luyện phẩm chất tốt đẹp của nhà giáo và có năng lực vững vàng”. Đội ngũ CBQL là lực lượng đầu tàu thực hiện đổi mới toàn diện nhà trường để nâng cao chất lượng GD trong đó có chất lượng dạy học bộ môn tiếng Anh.Do đó, ngành GD cần tuyển chọn một đội ngũ có nhận thức sâu sắc về quan điểm GD của Đảng trong thời đại hiện nay. Bản thân CBQL phải trình độ chuyên môn nhất

định. Đặc biệt đối với Cán bộ mạng lưới, CB phụ trách về chuyên môn Tiếng Anh cần phải có trình độ đại học về giảng dạy tiếng Anh, đạt chuẩn theo các chứng chỉ Quốc tế từ các trường Đại học uy tín trên thế giới .Thể hiện tính năng động sáng tạo, tính chuyên nghiệp trong việc quản lý, điều hành các tổ chuyên môn thực hiện theo đề án giảng dạy tiếng Anh của Bộ Giáo dục 2012- 2020

1.5.3 Nhận thức, năng lực giảng dạy và lòng yêu nghề của đội ngũ GV

Để đảm bảo chất lượng dạy học bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường, năng lực giảng dạy của đội ngũ GV đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chúng ta không thể có trò giỏi nếu như năng lực giảng dạy của người thầy chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Chính vì vậy, xây dựng đội ngũ GV dạy học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng trong nhà trường đã và đang được Đảng, Nhà nước và xã hội hết sức quan tâm.GV phải đảm bảo 4 nguyên tắc trong việc giảng dạy Tiếng Anh “Learn( Học)- Live (sống)- Love (yêu) – Laugh (cười)” thì mới góp phần nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ nói chung và bộ môn Tiếng Anh nói riêng. Tuy nhiên để thực hiện được 4 nguyên tắc này không phải dễ, ngoài việc học tập nâng cao trình độ năng lực giảng dạy theo chuẩn của đề án; đội ngũ GV cũng cần cải cách phương pháp kiểm tra, đánh giá và công nhận trình độ người học. Gây hứng thú cho HS trong việc học tập bộ môn thông qua việc đổi mới PP, xây dựng PP tự học cho HS để giúp HS tự học, sáng tạo, chủ động trong việc tìm kiếm và tiếp thu kiến thức. Một yếu tố bên trong thúc đẩy cho người dạy vượt qua mọi khó khăn để đứng vững trên bục giảng chính là lòng yêu nghề, sự tận tâm đối với học sinh. Lương tâm của người thầy quyết định đến sự công bằng trong nhật xét đáng giá chất lượng dạy học, đảm bảo dạy thật, học thật, chống bệnh thành tích trong GD.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh (Trang 39)