1.4.1.1 Quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch giảng dạy tiếng Anh
Mỗi đầu năm học, Sở GD-ĐT đều họp chuyên môn Tiếng Anh THCS triển khai hướng dẫn thực hiện chương trình theo tài liệu phân phối chương trình Tiếng Anh THCS ; Công văn số 5842 / BGD-ĐT ngày 1/9/2011 v/v hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT. Chương trình dạy học là pháp lệnh của nhà nước do Bộ GD-ĐT ban hành, là căn cứ pháp lý để nhà trường tiến hành chỉ đạo, giám sát việc thực hiện chương trình dạy học của GV. Giáo viên phải dạy đúng theo khung chương trình qui định, đảm bảo thời lượng cho từng phân môn, khối lớp BGH nhà trường quản lý việc GV thực hiện phân phối chương trình của Bộ GD-ĐT; của Sở GD-ĐT cần phải chú ý một số việc sau:
+ Kế hoạch giảng dạy của từng giáo viên phải được thông qua tổ bộ môn trao đổi và đóng góp ý kiến.
+ Tiến độ thực hiện chương trình. Thông qua thời khoá biểu, sổ theo dõi giảng dạy và học tập, dự giờ, thăm lớp, … để kịp thời xử lý những trường hợp xảy ra ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình giảng dạy. Đảm bảo cả thời gian thực hiện chương trình dạy học và nội dung chương trình.
+ Các loại hồ sơ sổ sách liên quan đến hoạt động chuyên môn của giáo viên.
1.4.1.2 Quản lý việc chuẩn bị và thực hiện giờ lên lớp của GV tiếng Anh
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Việc chuẩn bị và thực hiện tốt các giờ lên lớp của GV vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng dạy học. BGH cần có các biện pháp vừa quản lý chặt chẽ việc chuẩn bị và thực hiện giờ lên lớp của GV tiếng Anh, đồng thời động viên, khuyến khích GV đứng lớp với sự nhiệt tình và tận tâm thì mới nâng cao chất lượng giờ dạy.
+ Quản lý giờ lên lớp qua thời khoá biểu
+ Lên lịch thăm lớp, dự giờ, trò chuyện với giáo viên, học sinh cũng là hình thức quản lý giờ lên lớp.
+ Đánh giá tiết học theo chuẩn và trên tinh thần xây dựng, giúp đỡ GV. + Các báo cáo của tổ chuyên môn về tình hình dạy trên lớp: thực hiện chương trình, nền nếp, số tiết giảng dạy, điểm kiểm tra…
1.4.1.3 Quản lý việc đổi mới PP và hình thức tổ chức dạy học tiếng Anh
Hiện nay tại các trường THCS, dạy tiếng Anh theo PP giao tiếp đang là phương pháp hiện đại. Qua đó, đòi hỏi GV phải thực sự có năng lực ngôn ngữ, đồng thới phải biết sử dụng PPDH một các linh động và sáng tạo để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, hướng dẫn học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập thông qua các hoạt động và giải quyết các tình huống có vấn đề cũng như tạo cơ hội để học sinh tích cực tham gia hoạt động thực hành giao tiếp qua các hoạt động cá nhân, theo cặp và theo nhóm.
Việc giáo viên sử dụng đúng phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn Tiếng Anh trong việc soạn giảng, thể hiện được việc đổi mới PPDH, phát huy tính tích cực học tập của học sinh
Nắm vững ngôn ngữ tức là phải có năng lực giao tiếp. Vì vậy mục tiêu tối hậu của quan điểm này là dạy năng lực giao tiếp.
Sử dụng ngoại ngữ một cách hợp lý.
Sử dụng phương pháp dịch khi học sinh cần hoặc có lợi cho học sinh Chấp nhận việc phạm lỗi của học sinh trong quá trình học (về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng)
Việc rèn luyện được thực hiên, nhưng không chiếm vị trí quan trọng Những bài đàm thoại được sử dụng để dạy xoay quanh chức năng giao tiếp và thường không được học thuộc lòng.
Mọi phương tiện (thủ pháp, giáo cụ trực quan, máy ghi âm) cho học sinh học tốt đều được chấp nhận, phù hợp với lứa tuổi, hứng thú, động cơ...)
Giáo viên bằng mọi cách phải tạo điều kiện tối đa để động viên, giúp các em hoạt động, sử dụng ngoại ngữ để học tập.
Việc quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh theo phương pháp giao tiếp vô cùng quan trọng trong nhà trường. BGH kết hợp với tổ nhóm chuyên môn lên lịch thực hiện chuyên đề đổi mới PPDH, nêu rõ yêu cầu theo quy định của Sở, Phòng GD để GV thực hiện. Thông qua thực hiện chuyên đề cấp Trường, Quận, dự giớ, thăm lớp có rút kinh nghiệm, đánh giá tiết dạy giúp GV thực hiện nghiêm túc hơn.
1.4.1.4 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học tiếng Anh
Những nghiên cứu về lý luận dạy học đã chỉ ra rằng: muốn nâng cao chất lượng dạy học thì cần thiết phải quan tâm đến hoạt động học tập của học sinh, phải thông qua việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Do đó, một trong những cơ sở để đánh giá kết quả dạy học chính là việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh.
Chương trình mới thực hiện việc đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng: Kế thừa các ưu điểm của cách đánh giá truyền thống và đặt việc đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan đúng với vị trí của nó; phối hợp đánh giá thường xuyên và định kỳ giữa các hình thức đánh giá khác nhau
bằng viết và vấn đáp...; đặc biệt, việc kiểm tra, thi đều thực hiện theo trình độ chuẩn của chương trình mới.
- Quản lý hoạt động học của học sinh thông qua phản ánh của đội ngũ giáo viên về kết quả học tập rèn luyện của học sinh.
- Quản lý việc kiểm tra của giáo viên đối với học sinh để đánh giá kết quả học tập của học sinh và kết quả giảng dạy của giáo viên tránh chỉ dừng lại ở mức độ đo lường bằng điểm số. Cụ thể là: quản lý kế hoạch kiểm tra của giáo viên; có kế hoạch kiểm tra giữa học kỳ, cuối học kỳ và hết năm học; yêu cầu chấm, trả bài đúng thời hạn, có sửa chữa hướng dẫn cho học sinh; phân công bộ phận quản lý tổng hợp tình hình kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định kỳ.
- Thông qua việc tổ chức các kỳ kiểm tra chung để đánh giá đúng thực chất kết quả học tập của học sinh, từ đó có kế hoạch phụ đạo cho học sinh yếu kém vềhọc lực, phát hiện và bồi dưỡng kịp thời những học sinh có năng khiếu. Mặt khác,thông qua việc kiểm tra nghiêm túc, đánh giá công bằng và khách quan giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy của mình, kích thích tính tự giác học tập của họcsinh.
- Chỉ đạo việc kiểm tra học sinh cả 4 kỹ năng: nghe-nói-đọc-viết để từ đó thu được kết quả cao của việc thực hiện cải tiến PPGD bộ môn.