Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học tiếngAnh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh (Trang 85)

Kết luận chương

3.3.3. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học tiếngAnh

3.3.3.1. Mục đích

Kiểm tra, đánh giá giáo viên trong quá trình dạy học nhằm thúc đẩy hoạt động dạy của giáo viên để nâng cao chất lượng dạy học. Giúp người quản lý đánh giá đúng về năng lực, phẩm chất của giáo viên. Đồng thời giúp giáo viên rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong công tác và hoàn thành nhiệm vụ của mình.

3.3.3.2 Nội dung thực hiện:

a) Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy của giáo viên

Thông qua dự giờ thăm lớp, đánh giá theo tiêu chuẩn xếp loại giờ dạy của Bộ GD - ĐT. Kiểm tra bằng cách báo trước, không báo trước, sau khi kiểm tra phải tiến hành rút kinh nghiệm và đánh giá xếp loại chính xác. Thông qua dự giờ thăm lớp, BGH nắm được trình độ chuyên môn của giáo viên và trình độ nhận thức của học sinh trong giờ học, để từ đó có những nhận xét chính xác, khách quan, giúp cho người dạy thấy được mặt mạnh, mặt hạn chế của mình trong giờ dạy để có hướng tìm ra phương pháp dạy học cho phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy, để học sinh hứng thú với môn học của mình đồng thời cũng nâng cao được trình độ chuyên môn của mình.

b) Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo án: BGH, tổ trưởng tổ chuyên môn kiểm tra xem giáo án, chú ý phần hướng dẫn giảm tải; sửa chữa bổ sung của giáo trình.Bài soạn phải đảm bảo được yêu cầu: Ghi đầy đủ ngày soạn, ngày giảng, lớp dạy. Bài soạn phải được trình bày rõ ràng khoa học, nội dung bài soạn phải bám sát nội dung sách giáo khoa, đảm bảo tính chính xác khoa học, làm nổi bật được trọng tâm, có liên hệ thực tế, có hệ thống câu hỏi

nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giờ học. Tăng cường sử dụng giáo án điện tử và các phương tiện dạy học hiện đại.

c) Đổi mới kiểm tra việc thực hiện chương trình kế hoạch: Kiểm tra sổ đầu bài hàng tuần, nhận xét và ký vào sổ đầu bài, kiểm tra việc thực hiện chương trình của tất cả các môn học. Nhắc nhở giáo viên thực hiện đúng kế hoạch của nhà trường.Dựa vào hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng Tiếng Anh, các tổ bộ môn rà soát lại sách giáo khoa, làm tinh gọn các nội dung để giảm quá tải bài, soạn lại nội dung giảng dạy thống nhất trong tổ trước khi đưa vào giảng dạy. Việc Bộ GD-ĐT đưa ra chuẩn kiến thức đã tạo thuận lợi rất nhiều cho giáo viên trong việc soạn giảng. Nhưng giáo viên vẫn có xu hướng bám sát sách giáo khoa bởi vì như thế giáo viên không phải đầu tư nhiều. Cần phải yêu cầu giáo viên năng động, tích cực hơn để thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ dạy học của mình.Giáo viên cần thiết kế các dạng bài tập theo hướng tạo tính chủ động sáng tạo cho học sinh và tuỳ theo trình độ của học sinh. Đối với những lớp có trình độ thấp thì tăng cường đưa bài tập thực hành theo hướng “nhận biết - bắt chước - tư duy sáng tạo”. Đối với những lớp có trình độ cao thì áp dụng thực hành theo hướng “nhận biết - liên hệ - tư duy sáng tạo”. Giáo viên cũng cần đa dạng hoá các hoạt động dạy học bằng cách xen kẽ các trò chơi nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, mỗi giáo viên cần có những thủ thuật động viên khích lệ tính chủ động suy nghĩ của học sinh. Cần theo dõi quá trình học tập của học sinh và có những phản hồi kịp thời nhằm giúp học sinh phát huy những điểm mạnh và hạn chế, sửa chữa những điểm yếu, giúp học sinh cảm thấy tự tin muốn học và không cảm thấy môn học đó là một môn học khó và nhàm chán. Giáo viên phải biết kết hợp uyển chuyển trong vai trò là người truyền tải kiến thức mới, là người giúp đỡ giảm độ khó cho học sinh, là người hướng dẫn và củng cố kiến thức toàn bài.

d) Đổi mới kiểm tra việc đánh giá, xếp loại cho điểm của giáo viên đối với học sinh: Bên cạnh việc BGH lập kế hoạch kiểm tra, có nội dung kiểm tra và có tiêu chuẩn kiểm tra theo quy định của Bộ GD -ĐT. Mỗi giáo viên đều phải thành thạo trong việc ra đề kiểm tra theo cấu trúc ma trận. Ban giám hiệu tập hợp các đề trong ngân hàng đề và căn cứ chuẩn kiến thức kỹ năng để thực hiện việc ra đề kiểm tra chung theo khối vừa sức học sinh tạo niềm hứng khởi trong học tập. Đồng thời, BGH kiểm tra chặt chẽ từ khâu biên soạn, xây dựng ma trận đề; khâu coi kiểm tra và chấm, trả bài kiểm tra cho học sinh phải ghi rõ nhận xét đúng sai, điểm thành phần và đúng thời gian. GV có thể phân chia các em thành từng nhóm, cặp với các cấp độ khác nhau, đồng thời thiết kế các nhiệm vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng. Cải tiến hình thức kiểm tra, thi đánh giá chất lượng đào tạo. Thi, kiểm tra phải gồm cả 4 kỹ năng: Nghe - nói - đọc - viết để đánh giá toàn diện các kỹ năng của HS.Sau khi chấm trả, các nhóm trưởng thông kê điểm để kịp thời có kế hoạch điều chỉnh rút kinh nghiệm cách ra đề hoặc cách dạy hoặc luyện tập cho học sinh.

e) Đổi mới Công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn cần được đổi mới theo hướng coi trọng chức năng phát hiện để phòng ngừa, điều chỉnh, tư vấn cho giáo viên hơn là chỉ tập trung truy tìm sai sót. Cần kết hợp giữa đánh giá của cá nhân với đánh giá của tổ chuyên môn và của ban giám hiệu để xác định những vấn đề chung cần giải quyết trong tình hình thực hiện ĐMPPDH trong tập thể tổ nhóm và mỗi giáo viên; mặt khác, đổi mới việc kiểm tra chuyên môn, thay lối kiểm tra hành chính thủ tục bằng coi trong kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp của GV và HS. Phát huy dân chủ thật sự trong các hoạt động dạy học của GV và HS nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo của cả thầy và trò.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w