0 0 3 Sử dụng ĐDDH: + Giáo án điện tử + Tranh ảnh + Máy cassette + CD, băng +Bảng tương tác 9 32.1 14 50 5 17.9 0 0
4 Sử dụng Tiếng Anh trong tiết dạy 27.1 7.1 15 53.6 11 39.3 0 0 5 Vận dụng đa dạng các PPDH, cũng như kết hợp các PPGD trong mỗi hoạt động dạy học 15 53.6 10 35.7 3 10.7 0 0
Phương pháp giao tiếp nhấn mạnh vào mục tiêu của việc học ngôn ngữ - đó là năng lực giao tiếp (communicative competence). Người ta coi năng lực ngôn ngữ là khả năng bẩm sinh của mọi con người bình thường. Để giao tiếp được, phương pháp này đòi hỏi phải tính đến phương diện xã hội, văn hóa của ngôn ngữ, các điều kiện xã hội của quá trình sản sinh ngôn ngữ, và tính đến ngôn ngữ được dùng trong cuộc sống hàng ngày. Vi vậy, GV phải kết hợp việc rèn luyện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. GV sử dụng thành thạo công nghệ thông tin để thiết kế bài dạy mang lại hiệu quả cao; khai thác tối đa tranh ảnh, bảng tương tác để truyền đạt cho học sinh một cách triệt để nhất. Trong các tiết dạy GV đều sử dụng đa dạng các hoạt động: Trò chơi (games), phiếu hoạt động (Activity sheet) hay phiếu làm việc (work sheet), tổ chức các hoạt động theo cặp (pairwork) hay theo nhóm (groupwork) giúp phát huy tính tích cực của học sinh và đặc biệt là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Ngoài ra GV còn tổ chức các trò chơi hoạt động, CLB hát Tiếng Anh; xem phim, đọc truyện, đóng kịch bằng Tiếng Anh để học sinh có cơ hội sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh trong các tình huống thật (real situation).
Tuy nhiên, trong thực tế do sĩ số lớp đông (>40HS) nên GV rất lúng túng trong việc điều động, tổ chức các hoạt động. Vì một số lý do lịch sử, kỹ năng giao tiếp của GV chưa cao, việc tiếp cận và trau dồi tiếng Anh không liên tục, nhất là việc giao tiếp với người nước ngoài do đó họ rất ngại tổ chức hoạt động cho HS thực hiện (nhất là các giáo viên lớn tuổi) chưa bắt kịp phương pháp mới vẫn dạy theo phương pháp truyền thống “ngữ pháp - phiên dịch”, giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, phân tích ngữ pháp có kết hợp với đàm thoại nên việc ĐMPP đạt hiệu quả chưa cao.
2.2.3.2 Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học Tiếng Anh
Đa số giáo viên có sử dụng đồ dùng dạy học tự làm; tranh ảnh, máy chiếu, máy vi tính, máy cassette, video, bảng tương tác để phục vụ cho bài giảng
Trong thực tế, do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu máy cassette máy vi tính nên không thể áp dụng hằng ngày cho các lớp. Băng cassette khó bảo quản, chóng hỏng phải mua hoặc thay bằng CD.
+ Máy chiếu đa năng được xem như một phơng tiện hiện đại và rất hiệu quả cho lớp học ngoại ngữ. Kết hợp với máy vi tính cùng một bộ loa tốt, máy chiếu đa năng cho phép trình chiếu bài giảng với kênh hình ảnh sống động, âm thanh trung thực, máy chiếu thu hút sự chú ý cao của người học, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học. Tuy nhiên tuổi thọ một bóng đèn chiếu có giá vài trăm đô la chỉ chiếu được khoảng 3.000 tiếng nên khi cháy bóng đèn thì rất khó cho trường trang bị lại.
+ Việc áp dụng công nghệ thông tin nói chung và multimedia nói riêng vào dạy- học tiếng Anh đang được truờng quan tâm. Tuy nhiên, mức độ sử dụng chưa sâu, chưa phong phú và chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Phần lớn Giáo viên áp dụng công nghệ thông tin mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng
PowerPoint (chủ yếu thay cho bảng đen) để trình chiếu, hay MS. Word để soạn thảo đề thi, bài tập cho học sinh. Do vậy GV cần mạnh dạn sử dụng
multimedia, các phần mềm học tập (giáo trình điện tử), học liệu điện tử, tài liệu giảng dạy, CD-ROM, E-learning vào việc giảng dạy.
+ Vẫn còn trường hợp giáo viên dạy chay khi bị trùng với các tiết của đồng nghiệp.
Theo báo cáo, các trường nhỏ đã được đầu tư CSTB cho việc giảng dạy Tiếng Anh trong NH 2012-2013:
+ Trường THCS Sông Đà: Trung tâm AMA tặng trang thiết bị phục vụ dạy học lớp Tiếng Anh tăng cường: 1 tivi, 4 cassette, 1 máy lạnh, 1 màn chiếu
+ Trường THCS Cầu Kiệu: Trang bị 01 laptop và 01 LCD 46 inch, 03 cassett cho lớp tự nguyện …
+ Trường THCS Châu Văn Liêm: Trang bị 01 phòng nghe nhìn, Bảng tương tác
2.2.4 Thực trạng kết quả dạy học tiếng Anh.
Trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phong trào đổi mới PPDH, phòng GD-ĐT đã chỉ đạo các trường thực hiện tốt việc ra đề việc kiểm tra định kỳ, học kỳ cho học sinh các khối 6,7,8. Riêng khối lớp 9 sẽ được kiểm tra Học kỳ theo đề chung của phòng GD. Sau đó các trường thống kê và gửi về phòng GD-ĐT để từ đó có sự đánh giá so sánh kết quả giữa các khối lớp, các trường trong Quận nhà .Để đánh giá sát thực trạng của các trường THCS công lập trên địa bàn, chúng tôi đã có thống kê điểm trung bình, kết quả xếp loại chung cho các trường như sau:
2008-2009, 2009-2010, 2010-2011,2011-2012
Nhìn vào số liệu biểu đồ2.1 của 4 năm học gần đây cho ta thấy:Tỉ lệ HS Giỏi tăng không nhiều (0,2%). HS khá năm học 2011-2012 giảm so với năm 2008-2009 từ 28,7 xuống 27,3% (1,4%). HS Yếu và Kém tỷ lệ dao động qua lại chứng tỏ chất lượng học tiếng Anh của HS Quận Phú Nhuận vẫn chưa có sự tiến bộ rõ rệt. Trên thực tế nếu khảo sát môn Tiếng Anh theo chuẩn Quốc tế Pisa, HS bậc THCS chúng ta nhìn chung chất lượng Nghe, nói còn thấp hơn.
2.3. Thực trạng quản lý chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THCS Quận Phú Nhuận- TP.Hồ Chí Minh trường THCS Quận Phú Nhuận- TP.Hồ Chí Minh
2.3.1 Thực trạng quản lý chất lượng dạy tiếng Anh của giáo viên
Để đánh giá đúng thực trạng quản lý chất lượng dạy tiếng Anh của giáo viên ở các trường THCS Quận Phú Nhuận, tôi đã tiến hành khảo sát 18 CBQL và 15 GV về việc quản lý tổ nhóm chuyên môn, quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy và chương trình giảng dạy của Giáo viên Tiếng Anh.
Bảng 2.9 Thực trạng quản lý việc chỉ đạo HĐ chuyên môn về thực hiện chương trình và việc thực hiện và chuẩn bị giờ lên lớp
TT Nội dung Cán bộ QL (12) GV (26) Điểm TBC Xếp hạng 1 GVML, Nhóm trưởng chuyên môn triển khai hướng
dẫn hoạt động chuyên môn của Sở, phòng GD-ĐT, hướng dẫn đăng ký chỉ tiêu bộ môn tiếng Anh theo kế hoạch cả năm, hàng tháng, tuần
37 79 3,05 5