Nhận thức và động cơ học tập của họcsinh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh (Trang 41 - 42)

Đổi mới căn bản nền giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường mục đích cuối cùng là đảm bảo quyền lợi cho HS. HS là đối tượng cùng tham gia vào quá trình dạy học và được thụ hưởng những gì tốt đẹp nhất về kiến thức, kỹ năng do GV đem lại. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng dạy học trong nhà trường, GV phải giáo dục cho học sinh nhận thức sâu sắc đến tầm quan trọng của việc học, tự học và học tập suốt đời. Đặc biệt đối với Tiếng Anh, không phải tiếng mẹ đẻ và hiện tại chúng ta đang thiếu môi trường cho HS giao tiếp thì việc tạo ra động cơ học tập cho HS rất cần thiết. Sự hứng thú, đam mê bộ môn giúp cho HS tiếp thu kiến thức tích cực và sáng tạo. Việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngữ liệu ngôn ngữ từ sách vở với việc thực hành các tình huống trong đời sống hằng ngày đó mới chính là chất lượng thật sự của việc dạy và học một ngôn ngữ.

Kết luận chương 1

Hội nhập quốc tế đã cho thấy ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng không chỉ là một công cụ hữu hiệu, mà còn là một phương tiện đắc lực để hội nhập và phát triển. Việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh luôn được các nhà nghiên cứu, những nhà quản lý GD đặc biệt quan tâm. Những công trình nghiên cứu về việc quản lý các yếu tố đảm bảo chất lượng dạy học cho nhiều cấp học và nhìn chung đã hệ thống được những lý luận cơ bản giúp cho chúng tôi có một cái nhìn tổng thể hệ thống lý luận phục vụ cho đề tài . Từ việc xác định cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu những khái niệm về quản lý, chất lượng, quản lý chất lượng, các giải pháp, những thành tố đảm bảo chất lượng dạy học ở các trường THCS nói chung và việc quản lý chất lượng dạy học môn Tiếng Anh nói riêng trong bối cảnh hiện nay. Đây chính là những cơ sở lý luận giúp chúng tôi nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng dạy học môn Tiếng Anh ở tại các trường THCS trên địa bàn mình công tác.Quá trình tìm hiểu tình hình, cách thức nghiên cứu đánh giá thực trạng sẽ được giải quyết một cách rõ ràng cụ thể trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN PHÚ NHUẬN

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh (Trang 41 - 42)