KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh (Trang 96 - 99)

1.KẾT LUẬN

1.1. Qua nghiên cứu lý luận về quản lý chất lượng dạy học môn Tiếng Anh bậc THCS, chúng tôi làm sáng tỏ các khái niệm về chất lượng, chất lượng dạy học môn tiếng Anh, QL chất lượng dạy học môn Tiếng Anh, từ đó nhận thức đúng đắn việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh trong nhà trường là yêu cầu cấp bách trong thời đại ngày nay. Để quản lý tốt chât lượng dạy học môn Tiếng Anh trong nhà trường đòi hỏi người quản lý phải hiểu rõ các thành tố quan trọng quyết định đến chất lượng của bộ môn học bao gồm: Hoạt động giảng dạy của người thầy trong đó có sự thay đổi về tư duy dạy học theo phương pháp hiện đại; Đổi mới PPDH, PP đánh giá kiểm tra; việc thực hiện chương trình..., việc khuyến khích tạo động cơ học tập cho HS trên lớp cũng như ngoài lớp học, PP tự học, học tích cực và sáng tạo. Mối quan hệ biện chứng giữa người dạy và người học luôn hỗ trợ và tác động qua lại lẫn nhau. Người dạy có đầy đủ năng lực ngôn ngữ, có chuyên môn sư phạm cao thì mới đào tạo ra những thế hệ học sinh năng động tích cực, sử dụng được Tiếng Anh vào trong cuộc sống cũng như đạt được yêu cầu của các bằng cấp quốc tế. Nắm vững và quản lý tốt các yếu tố có ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh: CSVC, môi trường học tập, XHH cũng góp phần giúp cho nhà quản lý đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới toàn diện nhà trường.

1.2.Qua nghiên cứu thực trạng về dạy học môn Tiếng Anh, việc quản lý chất lượng dạy học môn Tiếng Anh của 6 trường công lập trên địa bàn Quận chúng tôi nhận thấy nhìn chung có những chuyển biến tích cực. GV đã thực hiện đổi mới PP một cách thường xuyên và bài bản. Học sinh đã dần quen với cách học mới theo PP hiện đại, PPgiao tiếp. Các kỹ năng nghe- Nói từng bước

được cải thiện. Tuy nhiên so với yêu cầu của đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” thì nhìn chung Quận nhà vẫn bộc lộ những hạn chế, bất cập đó là trình độ, năng lực của một số GV chưa đạt chuẩn, nhận thức chưa đầy đủ yêu cầu dạy học theo xu hướng hội nhập quốc tế; chậm đổi mới về tư duy DH, về áp dụng CNTT...Một số nhà QL còn hạn chế về ngoại ngữ, chưa mạnh dạn liên kết với các trung tâm Anh ngữ hoặc chưa triệt để trong việc chỉ đạo ĐMPP DH; chưa kêu gọi được sự đầu tư của phụ huynh HS và các tổ chức xã hội để xây dựng và trang bị các CSVC- TBDH phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập môn tiếng Anh…Nếu những bất cập này không nhanh chóng tháo gỡ thì Quận nhà gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng với chủ trương thực hiện đề án của Bộ và Sở GD- ĐT trong những năm tới.

1.3Qua nghiên cứu lý luận và thực trạng về việc quản lý chất lượng dạy học môn Tiếng Anh chúng tôi đã đề xuất được những biện pháp cần thiết và cóp thể áp dụng rộng rãi ở các trường THCS:

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về việc dạy và học tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay

- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên tiếng Anh cấp THCS.

- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học tiếng Anh. - Tạo môi trường dạy và học tiếng Anh phù hợp.

- Đổi mới công tác thi đua khen thưởng cho đội ngũ GVdạy tiếng Anh Cả năm biện pháp trên đều có mối liên quan hỗ trợ cho nhau, tạo tác động tích cực mang tính liên tục, xuyên suốt đến: các đối tượng, bộ phận; đến tổ chức thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh trong các trường.

1.4. Thăm dò của các biện pháp trên đã cho kết quả: 71% ý kiến cho là rất cần thiết và 81,6% ý kiến cho là khả quan.

Như vậy, mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã được thực hiện. Giả thuyết khoa học bược đầu đã khẳng định. Đề tài đã hoàn thành.

2. KIẾN NGHỊ

2.1. Đối với BGH các trường; Phòng GD-ĐT Quận Phú NHuận

-Các trường trong Quận cần bổ sung, mua sắm thêm các đĩa hình với nội dung giao tiếp đơn giản dễ hiểu, đời thường với hình ảnh gần gũi giúp các em cải thiện khả năng giao tiếp.

-Thư viện bổ sung thêm truyện tranh, truyện cười bằng tiếng Anh giúp các em giải trí, gây hứng thú học tập.

-Phòng GD-ĐT Quận Phú Nhuận nên tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh đạt thành tích tốt trong môn Tiếng Anh được đi tham quan học hỏi tiếp xúc với người nước ngoài để nâng cao kiến thức thực tế. Qua đó, động viên, khích lệ kịp thời tinh thần giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.

2.2 Đối với Sở GD-ĐT thành phố HCM

- Tăng cường tổ chức các hội thảo, chuyên đề bồi dưỡng PPDH trực tiếp cho đội ngũ GV tiếng Anh toàn Thành phố.

- Thường xuyên tạo sân chơi: CLB Tiếng Anh, Thi Hát Tiếng Anh ; Hùng biện Tiếng Anh cho HS để tạo môi trường giao tiếp.

- Điều chỉnh thời gian tổ chức các lớp bồi dưỡng FCE cho GV nên tập trung vào dịp Hè để GV có thời gian ôn luyên, học bài.

- Áp dụng khảo sát môn Tiếng Anh cho HS 4 khối theo tiêu chuẩn Quốc tế PISA.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w