Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên tiếng Anh cấp THCS.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh (Trang 81)

Kết luận chương

3.3.2 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên tiếng Anh cấp THCS.

3.3.2.1 Mục đích:

Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giáo viên tiếng Anh theo đề án nhằm:

- Xây dựng đội ngũ GV Tiếng Anh THCS đạt chuẩn, có đủ năng lực trình độ theo chuẩn đề án . Đây là lực lượng quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy học Tiếng Anh trong nhà trường.

- Giúp GV thường xuyên được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực giảng dạy Tiếng Anh theo điều kiện thực tế ở đơn vị. Hỗ trợ GV trong việc tiếp cận và nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu dạy học thí điểm chương trình GDPT mới môn Tiếng Anh

- Nâng cao ý thức học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nguồn tài liệu giảng dạy giữa GV và các đồng nghiệp trong Quận cũng như các Quận khác trong thành phố.

3.3.2.2 Nội dung thực hiện:

- Đổi mới việc đào tạo bồi dưỡng thể hiện rõ trong việc tham mưu xây dựng kế hoạch mở các khoá bồi dưỡng CM, tổ chức sinh hoạt chuyên đề, tập huấn nâng cao về năng lực sư phạm, phương pháp giảng dạy thường xuyên, đủ thời lượng tiếp thu và thực hành các kiến thức mới cho tất cả GV trong quận; tránh tình trạng thời gian bồi dưỡng quá ngắn , không thường xuyên, đối tượng tham dự tập trung vào mạng lưới chuyên môn hoặc tổ, nhóm trưởng.

- Bên cạnh việc cử giáo viên tham dự các lớp bồi dưỡng năng lực Tiếng Anh ở VUS hoặc TT Anh Ngữ Việt Anh, BGH khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng hoặc tăng cường dự giờ đồng nghiệp. Cần có sự trao đổi, hợp tác giữa những giáo viên lớn tuổi với GV trẻ để học tập kinh nghiệm giảng dạy và cách thức tổ chức các hoạt động trong tiết dạy.

- Nội dung đào tạo và bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho GV cần phải linh hoạt, phải là kiến thức ứng dụng được vào cuộc sống chứ không phải là kiến thức ở sách vở. GV tiếp xúc về ngôn ngữ hiệu quả phải theo quy trình nghe - nói - đọc - viết. Đặc biệt chú trọng cho GV nhiều hơn kỹ năng

nghe, đọc hiểu vì GV trong thực tế giảng dạy vẫn không có đủ môi trường để giao tiếp với người nước ngoài; tự vựng bị mai một dần vì nội dung SGK ở bậc THCS chỉ yêu cầu một số vốn từ vựng nhất định.

- Chủ động tích cực trong đổi mới PPDH, phát triển khả năng tự học, tự bồi dưỡng của GV.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học cơ sở quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w