Chùa Bà Đá

Một phần của tài liệu Ha Noi - Trai tim Viet Nam.pdf (Trang 28 - 29)

Chùa Bà Đá nằm trên khu đất của số 3 phố Nhà Thờ, phường Hàng Trống gần hồ Hoàn Kiếm. Chùa có tên chữ là: 'Linh Quang Tự", được xây dựng từđời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) trong khu vực tháp Bảo Thiên, một ngôi tháp nổi tiếng của Thăng Long từ thời Lý.

Truyền thuyết kể rằng: Khi đào đắp thành Thăng Long, người ta đã tìm thấy một pho tượng phụ nữ bằng đá nên đã lập đền thờ gọi là đền Bà Đá. Thế kỷ XVII - XVIII, khi dòng thiền Lâm Tế phát triển ở miền bắc thì đây trở thành chốn tổđình của phái thiền này và gọi là chùa Bà Đá.

Chùa có quy mô tương đối lớn với năm gian tiền đường, bốn gian thượng điện và khu nhà thờ tổ, thờ mẫu nằm gọn trong một khuôn viên khép kín. Trong chùa có nhiều tượng gỗ và một số hiện vật quí như hai quả chuông đồng đúc vào năm 1873 - 1881; khánh đồng đúc năm 1842. Chùa Bà Đá hiện nay là trụ sở của Thành hội Phật giáo Hà Nội.

Chùa Hà

Chùa có tên chữ là chùa Thánh Đức (Thánh Đức Tự) thuộc thôn Trung, xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Chùa dựng đời vua Lê Hy Tông (1675 -1705) và được trùng tu, sửa chữa nhiều lần ở những thế kỷ sau. Năm 1947, chùa bị huỷ hoại do chiến tranh. Về sau nhân dân địa phương dựng lại như hiện nay. Chùa có qui mô nhỏ, tam quan xây gạch, cửa chính có lầu cao làm gác chuông. Chùa chính hình chữđinh, bên trong còn một số pho tượng cổ, 18 tấm bia đá. Hiện vật tiêu biểu nhất là quả chuông đồng lớn đúc thời Tây Sơn (1801).

Chùa Hà còn là một di tích cách mạng tiêu biểu của Hà Nội, từng diễn ra những sự kiện quan trọng góp phần vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở thủđô.

Chùa Láng

Chùa có tên chữ là "Chiêu Thiên Tự" thuộc phường Láng Hạ, quận Đống Đa, cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 5 km về phía tây.

Ngôi chùa được xây dựng từđời vua Lý Anh Tông (1138 - 1175) để thờ Phật và TừĐạo Hạnh, một thiền sư nổi tiếng thời Lý. Chùa có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát trông ra sông Tô Lịch, gồm: Khu vườn rộng phía trước và quần thể kiến trúc lớn ở phía sau. Các bộ phận kiến trúc của chùa có ba lớp tam quan, đường gạch lớn, sân, nhà bát giác, hai dãy dải vũ, khu chùa chính (tiền đường, trung đường, thiêu hương, thượng điện),

Chùa chính có qui mô kiến trúc lớn với chín gian tiền đường, ba gian trung đường, hai gian thiêu hương và ba gian thượng điện.

Ngoài các mảng trang trí độc đáo trên, kiến trúc chùa còn một khối lượng di vật đồ sộ, phong phú về chất liệu, loại hình, có giá trị lịch sử và nghệ thuật. Đó là 198 pho tượng lớn nhỏ, 11 đạo sắc phong thần, 13 tấm bia đá, hai bộ kiệu rước thế kỷ XVIII.

Chùa Láng vốn nổi danh từ xa xưa. Đến nay, chùa vẫn là một thắng tích nổi tiếng của Hà Nội.

Chùa Bc

Chùa có tên chữ là "Thiên Phúc Tự" nằm trên đường Chùa Bộc, quận Đống Đa, gần di tích lịch sử gò Đống Đa, nơi có trường thi Bác Cử (trường thi võ) của thời Lê Trung Hưng. Chùa được trùng tu, sửa chữa lần đầu năm 1676 đời vua Hy Tông triều Lê. Trong chiến trận Đống Đa lịch sử, chùa bị cháy và huỷ hoại. Năm Quang Trung thứ tư (1792), nhà sư Lê Đình Lương cùng với nhân dân địa phương dựng lại ngôi chùa trên khu nền cũ thêm Thanh Miếu thờ oan hồn quân Thanh chết trận tại Đống Đa.

Chùa có qui mô lớn, gồm: nhà tiền đường bảy gian, thượng điện năm gian, nhà mẫu, tam quan. Trước chùa có "ao tắm tượng", sau chùa có núi Cây Cờ, Điện Thí, Loa Sơn (nơi tướng giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử) và dấu tích của trường thi Bác Cử. Trong chùa có bảo lưu một số pho tượng cổ, hai tấm bia dựng năm Quang Trung thứ tư ghi công đức của một sốđô đốc, quan tướng Tây Sơn quê ởĐàng Trong đã góp công sức, tiền của để dựng lại chùa sau chiến thắng Đống Đa.

Hội chùa Bộc được tổ chức vào ngày giỗ trận Đống Đa, mùng 5 tháng giêng âm lịch. Hội là dịp kỷ niệm chiến công hào hùng thời Tây Sơn trong sự nghiệp bảo vệđộc lập tự do của đất nước.

Một phần của tài liệu Ha Noi - Trai tim Viet Nam.pdf (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)