HồĐại Lải
Hồ thuộc thị trấn Xuân Hoà, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, nguyên là chỗ trũng nằm lọt giữa bốn bề núi non. Khoảng những năm 60, nhà nước đầu tư, cải tạo thành một công trình thuỷ lợi và một điểm nghỉ mát.
Với sức chứa hơn 30 triệu m3 nước, hồ cung cấp cho các hệ thống thuỷ nông của hai huyện Mê Linh, Sóc Sơn. Nước hồ trong xanh, soi bóng rừng bạch đàn trên các đồi bao quanh góp phần cải tạo môi sinh toàn vùng. Bãi tắm Đại Lải khá đẹp. Núi bên hồ với rừng xanh phủ che rất gợi cảm, chạy dài từ tây bắc về phía tây là dãy núi Thằn Lằn, phía bắc và đông là những quảđồi xinh xắn. Bên cạnh thú tắm mát, ởđây còn có thể leo núi, thưởng thức những trái ngọt của rừng thiên nhiên nhưổi, sim...
Trên mặt hồ có đảo Ghin rộng ba ha, chỗ cao nhất trên 23 m. Khi mực nước hạ thấp trong lòng hồ còn xuất hiện thêm một sốđảo nhỏ.
Ởđây, mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp, lượng mưa hàng năm thấp, số ngày mưa ít, phù hợp với nhiều loại hình du lịch trong cả năm.
Nhờ việc đắp đập giữ nước nên hồĐại Lải có chếđộ thuỷ văn tương đối ổn định.Trong trường hợp mưa nhiều, lũ lớn nước, hồ sẽđược xả bớt qua đập tràn để bảo vệ các công trình hồ. HồĐại Lải có chất lượng nước tốt nhất về tiêu chuẩn vệ sinh, đáp ứng các yêu cầu tắm mát, dạo chơi trên hồ và các môn thể thao nước.
Rừng Ngọc Thanh ở khu vực hồ còn hơn 500 ha tự nhiên và đã trồng thêm 300 ha rừng. Hiện nay, hồ đang được đầu tư trồng rừng phong cảnh và trồng cây ăn quả kết hợp phát triển nghề nuôi ong và sinh vật cảnh để phục vụ các yêu cầu đa dạng của du khách.
Làng gốm Hương Canh
Làng Hương Canh là một trong ba làng của Kẻ Cánh ngày xưa, nay hợp thành xã Tam Canh thuộc huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc. Hương Canh nằm ngay trên quốc lộ 2, cách Phúc Yên 10 km. Theo một tư liệu của địa phương thì nghề gốm Hương Canh có khoảng hàng trăm năm trước. Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa có ba người thợ gốm được vua sai đi gây dựng nghềở Thanh Hoá, Bắc Ninh và Hương Canh. Mỗi người dạy cho địa phương làm một nghề gốm khác nhau. Bắc Ninh làm gốm dày, Thanh Hoá và Hương Canh làm gốm mỏng. Như vậy có lẽđịa phương làm gốm ở Bắc Ninh chính là làng Thổ Hà bên sông Cầu. Vì hàng năm phường gốm Hương Canh vẫn cửđại biểu về Thổ Hà để cúng giỗ tổ nghề. Còn ở Thanh Hoá có hai khu làm gốm đó là lò Nổi và Lò Chum đều ở bên sông Bến Ngự. Có lẽ Lò Nổi có trước Lò Chum vì nơi đó làm gốm mỏng.
Cũng như các làng gốm khác, quy trình sản xuất ở Hương Canh có năm khâu chính: làm đất, chuốt, tạo hình, sửa dáng, đun lò. Các khâu này được chuyên môn hoá đến mức từng dòng họ làm một khâu riêng. Vì các khâu đều liên quan đến giá trị các thành phẩm nên nghề nghiệp ởđây đã gắn bó các dòng
họ với nhau, cùng chịu trách nhiệm về sản phẩm, trong đó khâu đun lò là quan trọng nhất. Hương Canh trước đây sản xuất đồ gốm sành như lon, vại, chum, tiểu.... nay đề phù hợp với yêu cầu thị trường, chuyển sang làm gạch ngói và các vật liệu xây dựng khác.
Tại làng, có một ngôi đình được giới mỹ thuật đánh giá cao về giá trịđiêu khắc. Đình Hương Canh năm gian, hai chái hoành tráng đồ sộ, nổi tiếng về những trang trí chạm trổ. Các đầu đui, họng cột những phần gỗ thừa ra đều được biến thành những tác phẩm nghệ thuật. Những đầu kim được chạm rộng, sâu hàng gang tay, những đầu hoành đòn tay là những chú voi nhưđang khiêng, đội mái đình. Đặc biệt những bức trạm trên các cố và ván gió thật tuyệt tác, là hình ảnh thu nhỏ của ngày hội làng sinh động.
Tam Đảo
Điểm du lịch Tam Đảo nằm trên dãy núi Tam Đảo, có đỉnh cao nhất 1.591 m, chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam trên địa giới hai tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Tam Đảo rất gần Sân bay Quốc tế Nội Bài và nằm trên đường du lịch theo quốc lộ số 2 đến Đền Hùng và lên Việt Bắc, Tây Bắc.
Gọi là Tam Đảo vì trên dãy núi đó có ba đỉnh cao là Thiên Thị, Thạch Bàn và Phú Nghĩa giống như ba hòn đảo nổi lên giữa biển mây. Vào đầu thế kỷ XX, một khu vực trên sườn núi phía nam được xây dựng thành nơi nghỉ mát. Đây là một cái thung lọt giữa bốn biển núi đất, cao hơn mặt biển non 900 m, có dòng suối Bạc chảy qua, tiếp nước cho hai hồ bơi xây giữa khu nghỉ mát và chảy ra khe núi đổ xuống vực thành ra Thác Bạc. Nước từ trên cao ba bốn chục mét tuôn rơi mài mòn vách đá, bọt trắng xoá.
Khí hậu Tam Đảo mát mẻ, nhiệt độ thường thấp hơn Hà Nội 100C. Ngày nóng nhất ở Tam Đảo cũng chỉ 270C. Mây Tam Đảo nhởn nhơ bay lượn quẩn quanh đây đó, đôi khi lướt qua cửa sổ mà lọt vào phòng khách. Suối Tam Đảo lăn tăn uốn lượn in bóng thông xanh.
Tam Đảo có những loài hoa, rau quả ôn đới, có những chiếc cầu bằng mây song treo lơ lửng trên suối, trên vực. Khác với Sa Pa quanh năm giá lạnh, Tam Đảo trong một ngày có đủ bốn mùa. Sáng là mùa xuân trời hiu hiu lạnh, trưa là mùa hạ có thể ra tắm ở suối Bạc, chiều là mùa thu phải mặc thêm áo ấm, và tối là mùa đông, ngủ phải đắp chăn.
Ở Tam Đảo có khu rừng quốc gia, diện tích khoảng 19.000 ha, có hơn 620 loài cây thân gỗ và thân thảo, trong đó tới 40 % là các loại sồi giẻ.
Có 120 loài chim, nhiều loại chim có bộ lông màu sặc sỡ như vàng anh, sơn tiêu trắng, sơn tiêu đỏ, gà tiền, gà lôi hoặc có giọng hót hay như hoạ mi, khước bách thanh...
Thú rừng có chừng 45 loài, trong đó có nhiều loài quý hiếm, như hổ, báo, gấu, sóc bay, chồn mực, vượn, vọc quần đùi, vọc đen.
Tam Đảo là nơi nghỉ mát trong mùa hè, nghỉ cuối tuần với thủđô Hà Nội và các khu vực chung quanh, có đủđiều kiện triển khai loại hình du lịch núi.