Từ ngã tưĐông Côi rẽ sang trái về phía Bắc Ninh, tới bến đò làng ở trên bờ nam sông Đuống có làng Đông Hồ, tức làng Mai. Đây là làng nghệ thuiật cổ, còn gọi là làng tranh Đông Hồ
vốn được những người sành về mỹ thuật trong, ngoài nước hâm mộ. Tranh Đông Hồ có nhiều mầu và mỗi mầu phải khắc một bản ván riêng, do vậy mỗi gia đình chứa rất nhiều ván khắc. Một bức tranh có tới hàng năm sáu ván. Người sáng tác mẫu vẽ lên giấy, sau đó dán giấy lên các ván và khắc, nét khắc khá sâu và đứng thành. Giấy in thì phải là giấy dó tức loại giấy làm theo kỹ thuật thủ công cổ truyền với nguyên liệu chính là cây dó mọc hoang ở các vùng rừng núi. Lại phải quét lên trên giấy một lượt điệp, là một loại sò lấy vỏ nó giã nhỏ, xay mịn rồi nấu với hồ thành một thứ
nước, đem quét lên giấy vừa tạo mầu trắng vừa tạo sắc óng ánh. Cách in theo một quy trình đồ hoạ chặt chẽ: in các màu trước rồi in nét đen sau cùng. Các loại màu đều tự làm và lấy từ thiên nhiên: màu vàng của hoa hoè, màu xanh của lá chàm hay rỉđồng, màu đỏ của hoa hiên hay gỗ vang. màu đen của than lá tre ...
Tranh Đông Hồ có nhiều loại: tranh thờ cúng, tranh mô phỏng các tình tiết trong truyện cổ, tranh các danh nhân lịch sử. tranh chúc tụng bình an, hạnh phúc... Nhiều tranh được đánh giá cao như: Tranh gà, tranh lợn ăn lá ráy, tranh lợn mẹ và đàn con, tranh đánh vật, tranh đánh ghen, tranh hứng dừa, tranh thầy đồ cóc, tranh đám cưới chuột…