Đến cầu Ngọc Hồi rẽ trái tới làng Bằng Sở nay thuộc xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, một trong những chiếc nôi sinh thành của nghề mây tre đan.
Hàng mây Bằng Sởđã đi khắp các châu lục, có tới gần hai trăm mẫu hàng: lớn có bàn ghế sa lông, tủ rượu... nhỏ là đĩa, lẵng, làn, chậu, bát, khay, lọ hoa, chao đèn. Bát có loại răng cưa, rua miệng, đáy dày, trơn mộ...; lẵng có loại bán nguyệt, quai chai, hình thuyền đuôi chim én...
Có những mẫu đẹp được định hình trên hàng mây: hồ Hoàn Kiếm, chim đại bàng, chú bé cưỡi trâu thổi sáo...
Những sợi mây tạo ra cảnh sóng nước, mây trời, chim bay, hoa nở, lâu đài, đình miếu và đặc biệt là thể hiện chân dung, không chỉ giống như thật mà phải toát lên tâm hồn và tính cách con người.
Hàng mây tre Bằng Sởđã đi dự Hội chợ Pa-ri năm 1931. Ngày nay các hàng mây tre như túi xách, lẵng hoa, giỏđựng hoa quả, bàn ghế... thường được khách tìm mua.
Nhị Khê - làng văn, làng nghề
Nhị Khê là tên hiệu của Nguyễn Phi Khanh, thân sinh Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi (thế kỷ XV), đã từng sống và dạy học tại đây. Sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã minh oan vụ án Lệ Chi Viên và lập đền thờ Nguyễn Trãi ở Nhị Khê.
Làng Nhị Khê là làng của nghề tiện gỗ, tiện sừng, tiện ngà... Nhỏ là bộ quân cờ, tẩu thuốc lá, chuỗi hạt nữ trang, các hộp đựng mỹ phẩm. Lớn là các bộ phận trong công việc xây dựng nhà cửa: bộ lan can tay vịn cầu thang, trấn song cửa, cốt các loại bình hoa, lộc bình sơn mài ...
Các máy tiện cổ truyền vốn đạp bằng chân đã được lắp mô tơđiện và trục quay đã được lắp vòng bi nhưng vẫn mang dáng dấp cũ, khách vẫn có thể hình dung được các thao tác của người thợ từ hàng trăm năm trước.
Chùa Đậu
Chùa tên chữ là Thành Đạo Tự nằm trong thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây thờ nữ thần Pháp Vũ trong hệ thống Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Theo văn bia thì Thành Đạo Tựđược xây dựng từ thời Lý. Các triều đại kế tiếp đều có sửa sang tu bổ. Lần trùng tu năm 1635 do cung tần Ngô Thị Ngọc Nguyên đứng ra làm hội chủ hưng công, khiến chùa thêm phần rộng lớn đẹp đẽ.
Chùa dựng theo kiểu chữ (I) trên khu đất cao, phía trước có hồ rộng, phía sau là sông Nhuệ. Tam quan chùa đồng thời cũng là gác chuông: Giữa là một kiến trúc hai tầng tám mái với đầu đao cong vút; tầng trên có lan can vây bọc, các bộ phận bằng gỗđược chạm trổ rồng, phượng, hoa lá, chim thú, bên trong treo quả chuông lớn đúc năm 1801.
Tầng dưới là cửa lớn, gắn liền với hai cửa vòm và hai cột trụ cao ở hai bên một cách hài hoà, tạo ra một chỉnh thế kiến trúc bề thế. Qua Tam quan tới một sân gạch rộng, hai bên có
hai nhà giải vũ. Cuối sân là lối lên nhà tiền đường. Có hai dãy hành lang trong và dãy nhà Tổ nằm ngang ở phía sau nối tiếp nhau tạo thành một khung vuông bao bọc lấy toà thiêu hương và điện thờ thần Pháp Vũở giữa. Phía sau chùa còn có am thờ nhỏ. Quanh chùa có nhiều cây cao bóng cả. Chùa Đậu lưu giữđược nhiều di vật và đồ thờ cổ rất có giá trị như: đôi
rồng đá thành bậc trước nhà tiền đường, mang dấu ấn nghệ thuật điêu khắc thời Trần (thế kỷ XIV); gạch cỡ lớn có chạm trổ trang trí thời Mạc (thế kỷ XVI); sách bằng đồng thời Lê (gồm tám lá đồng khổ 0,20x0,50m, khắc chữ cả hai mặt, ghi lại việc xây chùa và những điều liên quan đến việc thờ phụng tế tựở chùa ); hai tấm biển gỗ sơn son thiếp vàng khắc hai bài thơ nôm do Định Vương Trịnh Căn (1682 - 1709) và An Đô Vương Trịnh Cương (1709-1729) sáng tác khi về thăm chùa; nhiều tấm bia cổ chạm khắc công phu; có hai pho tượng ngoài bó sơn ta và quang dầu, bên trong là thi hài hai nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường đã tu ở chùa trong khoảng nửa đầu thế kỷ XVII, được thể hiện trong tư thế "toạ thiền nhập định".
Nghiên cứu hai pho tượng này bằng các công cụ và phương pháp khoa học đã cho phép đi đến kết luận: trong tượng quả thật có cốt xương, vị thế liên kết bộ xương phù hợp với cơ sở giải phẫu học. Như vậy sự xuất hiện hai pho tượng độc đáo này về cơ bản là phù hợp với những truyền thuyết xoay quanh quá trình tu luyện theo lối khổ hạnh của hai nhà sư nói trên (đặc biệt là nhà sư Vũ Khắc Minh được gọi là sư Rau, sư Thiêu) và rõ ràng là có liên quan đến thuật ướp xác của Việt Nam mà hiện nay vẫn đang còn là điều bí ẩn.
Khu vực xã Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây gồm bốn làng nhưng chỉ có làng mang tên xã là làng nôi của nghề thêu đặc sắc. Làng Quất Động được coi nhưđất tổ nghề này. Ngày trước làng thêu
chủ yếu phục vụ cung đình và các nhà quyền quý, đền chùa và phường tuồng. Kỹ thuật thêu cũng đơn giản, và dùng năm mầu chỉ: Vàng, đỏ, tím, xanh, lục.
Tới đầu thế kỷ XX, nghề thêu phát triển, kỹ thuật thêu tinh vi lên, những ngành thêu mới ra đời như thêu hàng trắng, hàng nổi, thêu kết hợp dua ...
Người thợ thêu, bên cạnh đức tính cần thiết như cần cù, tỉ mỉ, tinh mắt, còn phải có óc thẩm mỹ cao, biết điều khiển những đường kim mũi chỉ
để hoà hợp các mầu sắc.
Công phu nhất là thêu các đường ven đường lượn, như gân lá, đài hoa, mắt chim, mắt người. Những cánh chỉ quện lấy nhau; chân chỉ của từng chiếc lá, đài hoa, khoé mắt phải đều và đường chỉ càng mềm, chân chỉ càng lẳn thì sản phẩm càng giá trị.
Có nhiều mặt hàng mới đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thời đại. Những mặt gối thêu hoa sen, hoa cúc; những áo ki-mô-nô thêu rồng chầu, phượng múa... Riêng mặt hàng khăn trải giường bốn góc có hoạ tiết giàn hoa, giữa là bức thêu lớn với nhiều màu đặc sắc như: "Tùng hạc" - đôi chim hạc trắng muốt có điểm vài nếp cánh viền đen hoà hợp với màu xanh của lá xanh cổ thụ; "Uyên ương trong đầm sen" với những cánh hoa, lá sen, nụ sen, hồng phớt, hoà sắc khá phức tạp, chen lẫn là đôi uyên ương tạo lên không khí nồng ấm trên nền lam; Rồi "Công múa bên bụi trúc", "Rồng vờn mây", "Phượng ngậm thư"..v..v...
Lại có những bức tranh thêu phong cảnh hoặc cảnh sinh hoạt : chợ quê, đình làng, cô gái gảy đàn... nhưng tinh xảo nhất là thêu tranh chân dung.
Chùa Mui
Chùa Mui nay thuộc địa phận thôn An Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây có tên chữ là Hưng Thánh Quán, trước là một quán của đạo Giáo.
Chùa dựng theo kiểu chữ (I) phía trước là nhà tiền bái, phía sau là điện thờ Mẫu, hai bên là hai dãy hành lang, tạo thành một khung vuông. Nổi bật lên ở giữa khung vuông này là toà thượng điện. Nhà tiền bái có năm gian hai chái, với bộ mái đồ sộ lợp ngói vẩy rồng.
Chính giữa bờ nóc đắp nổi ba chữ "Hưng Thánh Quán", hai đầu bờ nóc là hai hình đầu rồng bằng đất nung nguyên khối khá lớn, mũi sư tử, mắt lồi, bờm hất ngược, miệng há to ngậm một khung vuông có hình tròn ở giữa - biểu tượng "Trời tròn đất vuông". Bên trong nhà tiền bái có nhiều mảnh chạm khắc trang trí rồng mây hoa lá mang dấu ấn thế kỷ XVII. Toà thượng điện được dựng trên nền cao hơn nền đất gần một mét, có mặt bằng gần vuông : một hệ thống bốn cột cái, 12 cột con đỡ bộ mái đồ sộ, được trang trí bằng đôi rồng (đất nung nguyên khối, cao tới gần 1 m) có sừng hai chạc, tai thú, mặt lồi, mũi sư tử, miệng há rộng, nhe răng cắn hình lá để trang trí; hai sừng tê vắt chéo (một trong những biểu tượng của tín ngưỡng đạo Giáo). Trong toà thượng điện có đặt một bệ tượng đất nung khá lớn (cao khoảng 1 m, rộng 1,50 m dài 2,50m). Trên cùng là đài sen trang trí hình rồng, hoa lá và bốn góc là chim thần garuda trong tư thế nâng đội đài sen.
Chùa Mui với kiến trúc cổ kính, nhất là những di vật đất nung độc đáo, giúp cho việc nghiên cứu tìm hiểu về các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo và nghệ thuật kiến trúc cổ.