Làng Phù Đổng, thuộc huyện Gia Lâm còn có tên nôm là làng Gióng, quê hương của người anh hùng truyền thuyết đã đánh tan giặc Ân ở thời vua Hùng thứ VI.
Để tới đây, qua cầu Chương Dương, cầu Đuống (km 10) rẽ sang phải, đi theo đê, hơn 7 km sẽ tới làng này. Làng Phù Đổng nằm ngay trên bờ bắc sông Đuống, có ba ngôi đền.
Đền Gióng còn ghi là đền Thượng to và đẹp, tương truyền được vua Lý Thái Tổ (974 - 1028) cho dựng trên nền nhà cũ của ông Gióng ngay từ khi nhà vua dời đô ra Thăng Long (1010). Đền còn giữđược nhiều bộ phận kiến trúc của thời Lê Trung Hưng thế kỷ XVII như chính diện, bái đường, nhà thiêu hương và thuỷđình xây vào cuối thế kỷ XIX. Tượng Thánh Gióng khá lớn đặt trong chính điện. Ngồi giữa hai dãy tượng
quan văn võ, hai người hầu cận, phỗng quỳ và bốn lính hầu. Hiện vật đáng chú ý là đôi rồng đá cách điện ở bậc thềm nét chạm khoẻ và phóng khoáng, đôi sư tửđá từđời Lê Dụ Tông (1705), một số gạch trang trí rồng ở ven thềm đền, cỗ ngai thờ khá đẹp thời Lê, tấm bia khắc năm 1660, đôi choé cổ sứ tương truyền là của bà chúa Chè - Đặng Thị Huệ cung tiến cuối thế kỷ XVIII.
Đền Mẫu còn gọi là Đền Mẹ, tên chữ là Khánh Quang điện, ở ngoài đê, là nơi thờ mẹ Thánh Gióng, xây năm 1693. Trước đền có cái ao hình bầu dục là nơi hàng năm tiến hành lấy nước rước vềđền Thượng cúng. Cách đền Mẫu một đoạn về phía đông bắc là khu vườn cũ của mẹ Thánh Gióng, có bia đá đặt trong một nhà bia nhỏ và còn tảng đá in dấu chân người khổng lồđã từng dẫm nát vườn rau trong một đêm mưa, mẹ Gióng ướm thử chân vào đó nên đã có thai sinh ra Gióng.