Chùa Hoè Nhai có tên là "Hồng Phúc Tự" (chùa Hồng Phúc), ở số nhà 19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình. Tên Hoè Nhai là gọi theo tên làng cũ. Tương truyền kể rằng: Thời Lý, có lệ các triều thần mỗi người phải trồng một cây hoè trên con đường từ hoàng thành thẳng làng đi ra chùa Hồng Phúc.
Chùa được xây dựng từ khoảng 1010-1225. Vào thời Lê, năm Chính Hoà thứ tư (1703), chùa được xây dựng lại. Các năm 1812, 1889 thời Nguyễn, chùa được trùng tu và mở rộng.
Chùa có kết cấu kiểu chữ công (I), toà thượng điện còn giữđược một số mảng chạm hình tứ linh: long, ly, qui, phượng và các bức cửa võng sơn son thếp vàng. Chùa có 68 pho tượng cổ và nhiều hiện vật quí như khánh đồng cao 100cm, rộng 150cm, đúc năm Giáp Dần niên hiệu TựĐức thứ 17 (1864) và 28 tấm bia. Tiêu biểu nhất là tấm bia đá dựng năm Chính Hoà thứ 24 (1703) do Tiến sĩ Hà Đông Mục soạn bài ký. Nội dung bia cho biết chùa Hồng Phúc được xây dựng tại phường Hoè Nhai, ởĐông Bộ Đầu.
Tư liệu này giúp cho các nhà sử học xác định được vị trí của chiến thắng Đông BộĐầu chống quân Nguyên năm 1258.
Sân chùa có hai ngọn tháp ba tầng. Ở phía bắc cửa chùa có một ngọn tháp kỷ niệm Hoà thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu ở Sài Gòn phản đối sựđàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Chùa là "chốn tổ" của phái Tào Động - một thiền phái Phật giáo lớn ở Việt Nam thế kỷ XVII.