Đền Gióng núi Sóc

Một phần của tài liệu Ha Noi - Trai tim Viet Nam.pdf (Trang 42)

ở trên núi Sóc, còn gọi là núi Phù Mã, núi Vệ Linh, nay ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, cách Đa Phúc 4km về phía Tây. Tại đây có hai đền thờ Phù Đổng Thiên Vương. Đền Thượng làm từ thời Vua Hùng, nă m980, vua Lê Đại hành cho xây lại; Đền Hạ xây vào thế kỷ 19, năm 1898 đền bị cháy chỉ còn đôi ngựa gỗ là di tích cổ. Khu đền vừa được trùng tu lại khang trang, bên cạnh có chùa Đại Bi, Miếu Thánh Mẫu, nhà bia.

Tương truyền ông Gióng đánh tan giặc, về tới đây, cởi áo treo ởđồi Mã rồi phi ngựa thẳng lên núi cưỡi mây bay về trời. Trên núi, nay còn một mô đá hình như cái gốc cây, gọi là “cây cởi áo”.

Dưới chân núi, ở dốc Mã và làng Mã có rất nhiều ao chuôm, người ta bảo đó là dấu chân ngựa của Thánh Gióng, khi vềđến đây ngài xoay ngựa khắp bốn phía. Ngựa hí vang trời rồi mới nhún mạnh bốn vó phóng lên trời.

Nhân dân trong xã cho biết: trước kia đền quay về hướng đông, tới đời Lê mới xoay về hướng Bắc với lý do “giặc thường từ hướng đó đến”, biểu lộ ý thức cảnh giác cao của cha ông ta trong truyền thống đánh giặc giữ nước. Hội đền Sóc Sơn mở vào ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch. Lời ca giao duyên xưa còn có câu:

Sóc Sơn là ngọn núi nào

Có ông Thánh Gióng bay vào trời xanh.

Hội đền ngay ở gần quốc lộ 3, có núi cao, rừng thông, hồ rộng tạo nên cảnh quan du lịch hấp dẫn không chỉ với du khách trong nước mà thu hút sự quan tâm, thích thú của đông đảo khách nước ngoài. Từ trung tâm Thủđô đến Đền Sóc chỉ hơn 40 km. Có thểđi băng 2 ngảđường Thăng Long – Nội Bài quặt xuống Phủ Lỗ rồi lên Sóc Sơn theo quốc lộ 3 hoặc đi qua cầu Gia Lâm, cầu Đuống rẽ lên Phủ Lỗ thẳng tới đền Sóc.

Tháp Rùa

Xây trên gò Rùa ở phía nam Hồ, từng là nơi câu cá giải trí của vua quan triều Lê Tầng dưới vốn là đình Tả Vọng, di tích cũ do Trịnh Giang xây từ thế kỳ 18. Năm 1884, một tên tay sai của giặc Pháp lấy cớ xây tháp lên trên để làm “gối đăng sau” cho chùa Báo Ân ở phía đông hồ, nhưng chính là âm mưu đưa thi hài cốt bố mẹ y ra táng ở Gò Rùa, một mảnh đất rất tốt theo thuật phong thủy. Nhưng nhân dân biết đã bí mât đào hai nắm xương tàn ấy quẳng xuống hồ mất tăm.

Hồ Gươm im bóng Thap Rùa ánh đèn soi tỏ mái chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn…

Tháp Rùa gắn bó với Đền Ngọc Sơn trở thành một cảnh quan ngoạn mục tô điểm cho Hồ Gươm.

Một phần của tài liệu Ha Noi - Trai tim Viet Nam.pdf (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)