Gò Đống Đa

Một phần của tài liệu Ha Noi - Trai tim Viet Nam.pdf (Trang 39)

Nằm bên đường phố Tây Sơn phường Quang Trung, quận Đống Đa. Khu vực này là nơi diễn ra trận chiến thắng oanh liệt của quân Tây Sơn với sự tham gia của nhân dân vùng Khương Thượng, do đô đốc Long (còn có tên là Đặng Tiến Đông) chỉ huy vào đêm 4 rạng ngày 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789) diệt tan đồn Khương Thượng của giặc Thanh. Tướng giặc Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tửở núi ốc (Loa Sơn) gần chùa Bộc bây giờ. Trận đánh đã mởđường cho đại quân ta từ Ngọc Hồi thừa thắng tiến vào giải phóng Thăng Long.

Sau chiến thắng, vua Quang Trung cho thu nhặt xác quân giặc xếp vào 12 cái hố rộng, lấp đất chôn và đăp cao thành gò gọi là “kình nghê quán” (gò tô chôn xác kình ghê - 2 loài cá dữ ngoài biển) nhằm biểu dương chiến công của quân ta và cảnh cáo bọn nước lớn xâm lược.

12 gò này nằm giải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng, trên các gò đã mọc um tùm nên thành tên Đống Đa. Năm 1851, do mởđường mở chợ, đào xẻ nhiều nơi thấy nhiều hài cốt giặc, lại cho thu vào một hố cao lên nối liền với núi Xưa, thành chiễ gò thứ 13, tức là gò còn lại hiện nay. Còn 12 gò khác đã bị phạt đi trong thời gian giặc Pháp mở rộng Hà Nội năm 1890.

Chiến thắng Ngọc Hồi - Đầm Mực cùng với chiến thắng Đống Đa đã đập tan hoàn toàn 27 vạn quân Thanh, giải phóng thành Thăng Long, trong niềm hân hoan của dân chúng kinh thành.

Mây tạnh, mù tan, trời lại sáng Đầy thành già trẻ mặt như hoa Chen vai khoác cánh cùng nhau nói “Cốđô vãn thuộc núi sông ta” (Đào Khê - Ngô Ngọc Du)

Kỷ niệm 200 năm chiến thắng Đống Đa, khu tượng đài Quang Trung và công viên văn hóa Đống Đa đã được xây dựng tại khu đất bên cạnh gò lịch sử này, trông ra phốđược mang tên Đặng Tiến Đông, người chỉ huy trận Đống Đa oanh liệt.

Hội chiến thắng Đống Đa – Khương Thượng thường mở vào ngày mồng 5 tết hàng năm với tục rước rồng lửa đã thành lễ hội truyền thống tốt đẹp của người Hà Nội.

Một phần của tài liệu Ha Noi - Trai tim Viet Nam.pdf (Trang 39)