Xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm nằm trên bờ bắc sông Đuống, cách ga Yên Viên 8km về phía Đông, còn có tên nôm là làng Gióng, quê hương của người anh hùng nổi tiếng trong truyền thuyết, lên ba tuổi đã cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt đánh tan giặc Ân xâm lược vào thời vua Hùng thứ 6.
Đền Gióng
Tương truyền thời vua Lý Thái Tổ cho dựng trên nền nhà cũ của ông Gióng ngay từ khi nhà vua dời đô ra Thăng Long. Đền còn giữđược nhiều bộ phận kiến trúc của thời Lê Trung Hưng như chính diện, bái đường, nhà thiêu hương, nhà thủy đình để múa rối nước ở ao trước đền (1775). Tam quan được xây sau vào năm cuối thế kỷ 19. Tượng Thánh Gióng khá lớn đặt trong chính điện, ngồi giữa hai dãy tượng 6 quan văn, võ, 2 người hầu cận đứng, 2 phỗng quỳ và 4 viên cận, vệ binh. Hiện vật đáng chú ý ởĐền Thượng này là đôi rồng đá cách điệu làm bậc thềm, nét chạm khỏe và phóng khoáng; đôi sư tửđá tạc từ thời Lê Dụ Tông (1705), một số gạch trang trí rồng ở ven thềm đền; cỗ ngai thờ khá đẹp thời Lê, bia năm 1660; đôi chóe sứ cổ tương truyền là của bà Chúa Chè Đặng Thị Huệ cung tiến cuối thế kỷ 18. Đặc biệt có nhiều hoành phi câu đối, đáng quý la câu đối của Nguyễn Du:
Thiên giáng thánh nhân bình Bắc địch Địa lưu thần tích trấn Nam bang. Dịch
Người thánh vốn trời sinh, dẹp tan giặc Bắc Dấu thần lưu đất cũ, giữ vững nước Nam Và Cao Bá Quát đã viết Phá tặc thượng hiềm tam tuế vãn Đằng không do hận cửu thiên đê Dịch Đánh giặc lên ba hiềm vẫn muộn Vượt trời tầng chín giận chưa cao
Đền Mẫu
Còn gọi là đền Hạ, tên chữ là khánh Quang Điện, ở ngoài đê là nơi thờ bà mẹ Thánh Gióng. Đền được xây dựng năm 1693. Trước đền có ao hình bầu dục là nơi hàng năm tiến hành lấy nước rước về đền Thượng cúng. Cách đền Mộu nửa km về phía đông bắc là khu vườn cũ của mẹ Thánh Gióng, có bia đá đặt trong một nhà bia nhỏ và tảng đá in dấu chân người khổng lồđã từng giẫm nát vườn rau này trong một đêm mưa, sau đó bà mẹ Gióng ướm thử chân vào đấy nên đã có mang sinh ra Gióng. Nơi này được gọi là Cố Viên (vườn cũ)
Miếu đền còn dấu Cố Viên Sử xanh, bia đá lưu truyền từ xưa.
Miếu Ban
Cũng thờ mẹ Thánh Gióng, ở nơi sinh ra người anh hùng. Sau miếu, trên mô đất nổi giữa giếng tròn có đặt một bểđá, một liền đá để ghi lại sự tích ấy.
Hội Gióng tổ chức vào ngày 09 tháng 4 Âm lịch là một cuộc diễn xướng tổng hợp ca múa nhạc, nhắc lại bản anh hùng ca của ông Gióng dẹp giặc Ân, một Hội trận truyền thống có quy mô lớn nhất vùng Hà Nội. Ca dao cổ còn nhắc:
Ai ơi mồng chín tháng tư Không đi Hội Gióng cũng hư mất đời
Cạnh đền Thượng, còn có ngôi chùa Kiến Sơ, một ngôi chùa rất cổ, tương truyền nhà sư Võ Ngôn Thông đời Đường đã sang tu ởđây và mở ra phái Thiền Tông trong đạo Phật ở nước ta. Trong chùa có tượng Lý Công Uốn, người mở mang đền Gióng rồi sau về tu tại chùa này, ngoài ra còn có tượng 18 vị La Hán, đông thập điện, chuông đồng, khánh đá, bia trụ…
Ngoài cụm di tích Phù Đổng, còn hai nơi khác ở Hà Nội thơ Thánh Gióng.