Cụm này hiện ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh gồm dấu tích của ba nếp thành đất do Thục Phán An Dương Vương cho
đắp sau khi đã hợp nhất Âu Việt và Văn Lang, đổi quốc hiệu là Âu Lạc, khoảng năm 257 - 255 trước Công nguyên và một sốđền miếu.
Thục Phán đóng đô ở Cổ Loa. Theo các tư liệu ghi chép, thành Cổ Loa có chín vòng, chu vi vòng ngoài 8 km, chu vi vòng giữa 6,5 km; vòng trong cùng 1,6 km, xoáy chôn ốc, tường thành cao, có hào sâu và các ụ nhô ra ngoài lũy để bắc nỏ xuống. Các cửa của ba vòng thành được bố trí lệch, do đó đường nối hai cửa thành ở cùng một hướng đều quanh co.
Sau năm chục năm ở ngôi, Thục Phán để nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà. Đà dùng mẹo hiểm cho con trai là Trọng Thuỷ sang giảng hoà và cầu hôn với công chúa Mỵ Châu. Không nghe các triều thần can gián, Thục Phán chấp nhận. Sau ba năm ở rể, Trọng Thuỷđánh cắp được nỏ thần - biểu tượng của bí mật kỹ thuật quân sự. Nhờ vậy, Triệu Đà đánh chiếm được nước Âu Lạc vào năm 179 trước Công nguyên. Tấn bi kịch này chứa đựng bài học đắt giá về thiếu cảnh giác.
Con đường mòn dẫn vào khu di tích qua bãi Mèn là tới cầu Sa. Cầu bắc trên một ngòi nước nhỏ. Thời An Dương Vương, đây là sông Hoàng thông với sông Ngũ Huyện Khê và ra Lục Đầu Giang. Truyền thuyết kể, chính chỗ cầu đá ấy là nơi thần Kim Quy hiện lên giúp vua phép mầu dựng thành, giữ nước. Qua cửa thành là tới đình làng Cổ Loa, trong đình có bức hoành phi "Ngự Triều di quy".
Cạnh đình là miếu thờ công chúa Mỵ Châu, nằm nép dưới gốc đa già cổ thụ. Trong am có một tảng đá hình người cụt đầu, các cụ già bảo đó là tượng Mỹ Châu. Đi tiếp tới đền Thượng tức đền An Dương Vương, tương truyền là dựng trên nền cung cấm ngày trước. Đền mới làm lại đầu thế kỷ XX, có đôi rồng đá ở bậc tam cấp là di vật thời Trần hoặc Lê sơ. Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng. Trước đền là Ngọc Tỉnh (giếng Ngọc) - theo lưu truyền trong dân gian đây là nơi Trọng Thuỷ tự vẫn vì hối hận. Nước giếng này đem rửa ngọc trai thì ngọc sáng bội phần ! Cái chết của Trọng Thuỷ là lời thú tội và là bằng chứng minh oan cho Mỵ Châu thơ dại.
Gần đây, ngành khảo cổ học đã phát hiện nhiều di chỉđồđá, đồđồng ở khu vực Cổ Loa: Rìu, lưỡi cày, mũi tên đồng, vỏ trấu, xương thú vật và trống đồng. Tất cảđã nói lên rằng hàng ngàn năm, trớc khi Thục Phán tới Cổ Loa dựng kinh đô nơi đây đã có dân cư.
Nếu vào dịp đầu xuân, khách đến được dự lễ hội tưng bừng do 12 xóm của làng Cổ Loa tổ chức vào ngày mùng sáu tháng giêng âm lịch. Có tế Vua Thục ởđền Thượng, có đám rước kiệu đi vòng qua giếng Ngọc tới cổng làng, có hát chèo, hát cửa đình, đánh đu, kéo co, bắn cung nỏ, chơi cờ người, chọi gà...