4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá
3.2.5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh trong việc thực hiện nội dung GDSK
viên và học tập của học sinh trong việc thực hiện nội dung GDSK
3.2.5.1 Mục tiêu
Làm cơ sở để cải tiến, đề xuất nội dung và phương pháp GDSK đạt hiệu quả.
3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện
Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối của một chu trình và được coi là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học nó không chỉ bằng nhận xét trình độ nhận thức mà còn kiểm nghiệm cả kỹ năng, kỹ xảo, kiểm tra thái độ, tình cảm …của học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa cho cả học sinh, giáo viên lẫn cả những người quan tâm đến việc dạy học. Qua đó, GV có thể rút kinh nghiệm cho mình trong việc dạy học, biết được phương pháp phù hợp với học sinh để phát huy và phương pháp nào không phù hợp để kịp thời điều chỉnh. Đối với học sinh, kết quả đánh giá ghi nhận mức độ thu nhận kiến thức của mình. Đối với các cấp quản lý có cơ sở thực tiễn để điều chỉnh những chính sách về GDSK. Hơn nữa, việc
kiểm tra, đánh giá tạo ra một động lực thúc đẩy học sinh tìm tòi, học tập nội dung này tốt hơn, tạo cho giáo viên một cách nhìn khác, buộc giáo viên phải quan tâm hơn đến vấn đề này. Vì vậy, đánh giá là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học góp phần làm nên chất lượng GDSK trong nhà trường nói chung. Một yêu cầu gần như là một nguyên tắc bắt buộc đó là: Đánh giá vô tư, khách quan và khoa học. Ngược lại, vì một lí do nào đó, sự đánh giá không đảm bảo nguyên tắc này làm cho kết quả đánh giá không đúng thực chất, tạo ra bất công, sẽ giết chết động cơ người học, mà thủ phạm ở đây là người dạy, người đánh giá. Cơ sở để đánh giá phải xuất phát từ mục tiêu của việc học, có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, nhưng suy cho cùng đó là 4 cột trụ của việc học: Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình, học để hoà nhập cộng đồng. Vì vậy cần đánh giá kết quả học tập của HS theo xu hướng mới.
Chúng ta cần sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá. Có thể sử dụng câu hỏi tự luận hoặc câu hỏi trắc nghiệm, cũng có thể đánh giá bằng cách cho học sinh ghi nhật kí hay bộ sưu tập bài làm. Trong những phương pháp đó thì phương pháp đánh giá bằng cách cho học sinh ghi nhật kí phù hợp với việc đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh đối với sức khỏe. Cho HS cơ hội suy nghĩ và đánh giá việc học tập trước đây của mình.
Từ những mục đích đó, có thể thấy được các ưu điểm nổi bật khi đánh giá kết quả GDSK của học sinh bằng cách cho học sinh ghi nhật kí. Như vậy, khi đưa yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với sức khỏe của học sinh vào đánh giá dù bằng hình thức nào thì đó luôn là biện pháp
tối ưu nhằm tạo động lực cho giáo viên và học sinh học tập và nghiên cứu nội dung này