STT Bậc học Số trường Số lớp Số học sinh Số cán bộ quản lý, giáo viên 1 Mầm non 19 133 4.123 289 2 Tiểu học 20 380 10.460 580 3 Trung học cơ sở 11 225 9.225 397 4 Tổng cộng 50 692 23.808 1.266
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh)
Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, Ủy ban nhân dân huyện, sự đồng tình phối hợp giữa các cấp, các ngành, của toàn xã hội, cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Vì vậy, sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Nghi Xuân đã đạt được một số thành quả nhất định: ưu tiên ngân sách đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục tăng 5,25%, hàng năm trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 98% trở lên, tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Huyện đã hoàn thành xóa mù chữ, giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở. Toàn huyện có 2 trường đạt chuẩn quốc gia: cấp học mầm non có
trường Mầm non Xuân An, cấp học tiểu học có trường Tiểu học Xuân An 2.
Hiện nay giáo dục và đào tạo huyện Nghi Xuân có quy mô phát triển nhanh và tương đối ổn định, đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu học tập của học sinh. Chất lượng giáo dục toàn diện có chuyển biến trên tất cả các trường, tỷ lệ học sinh giỏi ngày càng tăng, không có học sinh vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá. Có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được quan tâm, phát triển và đem lại hiệu quả. Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", cuộc vận động "Hai không", cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" đã đi vào thực tiễn hoạt động dạy học và giáo dục trong các nhà trường, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và việc làm của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì giáo dục và đào tạo huyện Nghi Xuân vẫn còn biểu hiện nhiều mặt tồn tại đó là: Mạng lưới trường lớp chưa đồng bộ về cơ sở vật chất, vẫn còn trường có phòng học nhỏ, thiếu sân chơi, thiếu phòng chức năng; năng lực quản lý của một số đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế; trình độ chuyên môn của một số cán bộ, giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay; chất lượng học sinh còn bất cập; hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa thực sự có hiệu quả.
Nguyên nhân: Một số địa phương tập trung dân lao động nghèo khá đông nên đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu quan tâm đến công tác phối hợp cùng với nhà trường trong việc giáo dục học sinh chậm tiến và chưa ngoan, việc huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục còn nhiều hạn chế, một bộ phận cán bộ quản lý chưa có kinh nghiệm trong công tác tham mưu và chỉ đạo, chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên chưa đồng đều, một bộ phận giáo viên đã lớn tuổi nên tuy đã được đào tạo chuẩn hóa nhưng chất lượng giảng dạy chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.