Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, hệ thống và toàn diện

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 71 - 72)

4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, hệ thống và toàn diện

Trong tài liệu GDSK phài phù hợp với khoa học kỹ thuật hiện đại, đồng thời phải có sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa lời nói và hành động. Tính khoa học còn thể hiện ở chỗ các biện pháp tổ chức và thực hiện cũng phải rất khoa học.

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề ra phải dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học: nghiên cứu lý luận về vấn đề quản lý hoạt động CSSK cho trẻ, cũng như nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động CSSK cho trẻ ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Tính toàn diện luôn gắn liền với tính hệ thống. Theo đó, toàn bộ các giải pháp đề xuất phải nằm trong một chỉnh thể, tác động một cách hệ thống đến hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ, qua đó tác động một cách toàn diện và có hệ thống đến sự phát triển của trẻ.

Nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm của sự phát triển ở trẻ tiểu học - tuân theo qui luật toàn diện và hệ thống. Theo đó, sự phát triển từng mặt của trẻ luôn nằm trong sự phát triển tổng thể và ngược lại. Sự phát triển

từng mặt của trẻ chịu sự tác động của nhiều tác động chăm sóc - giáo dục khác nhau và mỗi tác động đến trẻ đều có tác dụng phát triển nhiều mặt của nó. Trẻ phát triển không phải bằng những tác động cụ thể mà để chăm sóc - giáo dục trẻ thành công, các tác động giáo dục phải trở thành một hệ thống theo một định hướng nhất định. Do đó, trong quá trình quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ, phải làm cho các tác động trở thành một hệ thống, chỉ có như vậy mới tạo ra sự phát triển của trẻ một cách toàn diện trên các lĩnh vực như mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w