việc nâng cao chất lượng
180 40% 190 42% 80 18%
5
GDSK cho học sinh TH. Trách nhiệm bảo vệ sức khỏe bản thân.
320 71,1% 95 21,1% 35 7%
6
Các việc cần làm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia
đình. 135 30% 170 37,7% 145 32,3%
Như vậy, học sinh hiểu tương đối các khái niệm sức khỏe và BVSK, hiểu được vai trò của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội đối với cuộc sống và nhất là đối với sức khỏe con người và biết được một số tác hại đến sức khỏe.
Tuy nhiên, mức độ nhận thức của các em học sinh có khác nhau. Mặt khác, do chưa hiểu cặn kẽ bản chất của các vấn đề về sức khỏe nên nhiều em còn có lối hiểu sai lệch về cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình và cộng đồng. Một số em vẫn cho rằng việc bảo vệ sức khoẻ đối với bản thân là chưa cần thiết bởi vì sức khỏe trẻ em tràn đầy mạnh mẽ không cần giữ gìn và bảo vệ.
Một số học sinh cũng nhận thức được việc BVSK là trách nhiệm của tất cả mọi người, của toàn xã hội và các em có thể làm nhiều việc để BVSK.
Phần lớn các em suy nghĩ việc BVSK chủ yếu là của người lớn và việc BVSK chỉ là những việc làm đơn giản như vệ sinh cá nhân. Chỉ một số ít học sinh hiểu được việc rèn luyện sức khỏe dẻo dai từ lứa tuổi học đường, hiểu được sự quan trọng của việc nhận thức được các tác hại các loại bệnh để biết cách phòng tránh chúng thì còn rất hạn chế.
2.2.4.3. Thực trạng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ở học sinh tiểu học
Qua quá trình điều tra, quan sát, theo dõi thái độ, hành vi BVSK của học sinh. Chúng tôi thu được kết quả như bảng 2.7 dưới đây:
a. Về vệ sinh thân thể:
Bảng 2.7. Hành vi Bảo vệ sức khỏe của học sinh tiểu học
STT Nội dung
Mức độ
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
SL TL SL TL SL TL
1 Vệ sinh da 395 87,8% 55 12,2% 0 0%
2 Vệ sinh rửa tay 260 57,7% 170 37,7% 0 0%
3 Vệ sinh rửa mặt 404 89,8% 46 10,2% 0 0%
4 Vệ sinh tắm gội 320 71,1% 130 28,8% 0 0%
6 Vệ sinh mắt 219 48,6% 215 47,7% 16 3%
7 Vệ sinh tai 241 53,6% 125 27,7% 84 18,7%
8 Vệ sinh mũi 315 70% 65 14,4% 75 16,6%
9 Vệ sinh tuổi dậy thì 120 26,6% 165 36,7% 165 36,7%
Phần lớn các em biết tác hại của việc không tắm rửa hằng ngày nên đã hình thành ở các em thói quen tắm gội, vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn phải chú ý đến việc vệ sinh mắt, tai, mũi, vệ sinh ở tuổi dậy thì chưa cao. Do các em chưa ý thức được những bộ phận ấy cần thiết phải vệ sinh như thế nào.
Bên cạnh đó, có một điều mà chúng ta cần phải quan tâm đến, đó là tuổi dậy thì của học sinh ngày càng nhỏ dần nhưng những hiểu biết về quan hệ tình dục ở trẻ ngày nay rất phiến diện nên việc giữ gìn vệ sinh ở tuổi dậy thì, biết về giáo dục giới tính không còn là chuyện mà người lớn chúng ta giữ bí mật. Hiện nay vấn đề giáo dục giới tính ở lứa tuổi vị thành niên đang được các cấp, các ngành giáo dục, các nhà nghiên cứu và xã hội quan tâm nhất là các bậc cha mẹ. Chúng ta cần phải cung cấp cho trẻ biết về giáo dục giới tính, biết về cách phòng tránh xâm hại, vệ sinh ở tuổi dậy thì đúng cách. Đó là điều mà trẻ em ở tuổi Tiểu học trong xã hội hiện đại cần đặc biệt chú trọng.