Đối tượng thực nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 91 - 92)

4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá

3.3.3. Đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm tất cả các biện pháp đã đề xuất ở cả 3 trường Tiểu học đã lựa chọn là Trường Tiểu học Xuân An 2, Trường tiểu học Xuân Giang 2, Trường tiểu học Xuân Phổ từ năm học 2013 2014. Chúng tôi đã tham mưu về các điều kiện đảm bảo cho triển khai, giảng dạy GDSK trong nhà trường theo các định hướng của các biện pháp đã đề xuất. Qua việc triển khai khảo nghiệm, chúng tôi nhận được sự đồng tình và chấp nhận. Kết quả bước đầu về nhận thức và việc lập kế hoạch triển khai nội dung GDSK ở nhà trường thực nghiệm đã được tiến hành.

Để chứng minh tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm vận dụng nội dung các biện pháp vào trực tiếp đối tượng học sinh. Bước đầu chúng tôi tiến hành trên đối tượng là học sinh lớp 4 của 3 trường tiểu học thực nghiệm.

Chúng tôi chọn tương ứng một lớp đối chứng (ĐC) với một lớp TN ở cả 3 trường. Các lớp có đảm bảo tương đương nhau về sĩ số, trình độ, thành phần, giới tính.

Chúng tôi đặt tên cho lớp TN là 4A1, 4A2, 4A3 và các lớp ĐC là 4B1, 4B2, 4B3. Qua kiểm tra ban đầu chúng tôi có bảng sau:

Bảng 3.2. Trình độ học sinh lớp TN và lớp ĐC STT Lớp Sĩ số Trình độ Giới tính Giỏi Khá Trung bình Yếu Nam Nữ 1 TN 4A1 32 14 9 8 1 13 19 2 ĐC 4B1 33 13 12 7 1 13 20 3 TN 4A2 33 10 14 9 14 19 4 ĐC 4B2 33 11 15 6 1 15 18 5 TN 4A3 34 13 11 8 2 17 17 61 ĐC 4B3 33 12 13 6 2 19 14

Giáo viên sử dụng các biện pháp do chúng tôi đề xuất để dạy cho học sinh ở các lớp TN, ở các lớp ĐC giáo viên vẫn tiến hành theo cách cũ thông qua các môn học bằng kinh nghiệm của mình không có cơ sở lý luận.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w