Đặc điểm hoạt động

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 42)

Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi thì đến tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Tuy nhiên, song song với hoạt động học tập ở các em còn diễn ra các hoạt động khác như:

Hoạt động vui chơi: Trẻ thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ vật sang các trò chơi vận động.

Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản thân và gia đình như tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa...

Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của trường, của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong,...

Những thay đổi kèm theo:

- Trong gia đình: các em luôn cố gắng là một thành viên tích cực, có thể tham gia các công việc trong gia đình. Điều này được thể hiện rõ nhất trong các gia đình neo đơn, hoàn cảnh, các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn,...các em phải tham gia lao động sản xuất cùng gia đình từ rất nhỏ.

- Trong nhà trường: do nội dung, tích chất, mục đích của các môn học đều thay đổi so với bậc mầm non đã kéo theo sự thay đổi ở các em về phương pháp, hình thức, thái độ học tập. Các em đã bắt đầu tập trung chú ý và có ý thức học tập tốt.

- Ngoài xã hội: các em đã tham gia vào một số các hoạt động xã hội mang tính tập thể (đôi khi tham gia tích cực hơn cả trong gia đình). Đặc biệt là các em muốn thừa nhận mình là người lớn, muốn được nhiều người biết đến mình [13].

Tóm lại, học sinh tiểu học là lứa tuổi mà nhân cách của các em đang định hình và phát triển. Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học: Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong môi trường nhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi

nổi, mạnh dạn... Sau 5 năm học, "Tính cách học đường" mới dần ổn định và bền vững ở trẻ. Do đó, các em dễ tiếp thu những giá trị định hướng mới. Các em hiếu động và rất thích tham gia các hoạt động xã hội. Đây là những thuận lợi để đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe.

Kết luận chương 1

GDSK cho học sinh tiểu học có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục tòan diện cho học sinh. Những nội dung GDSK gần gũi với đời sống và đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của các em. Các em cũng là lứa tuổi mà trong mối quan hệ với người thân trong gia đình cũng như ngoài xã hội dễ gần gũi, điều đó thuận lợi trong việc tuyên truyền các nội dung của GDSK.

GDSK cho học sinh tiểu học nhằm mục đích giáo dục cho các em biết thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe. Bao gồm vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống, phòng chống dịch bệnh và các vấn đề xã hội, rèn luyện lối sống. Cần bám sát mục tiêu GDSK cho học sinh tiểu học để lựa chọn nội dung, phương pháp GDSK phù hợp.

Ba yếu tố di truyền, môi trường và lối sống (hành vi cá nhân) tác động qua lại, liên quan mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất[3]. Muốn xây dựng nên những con người đáp ứng những yêu cầu phát triển một xã hội mới thì phải chú trọng tới giáo dục sức khỏe học đường. Giáo dục sớm ngay từ độ tuổi tiểu học nhằm hình thành nhân cách tốt với những hành vi lành mạnh ở trẻ. Chương trình giáo dục sức khỏe học đường có vai trò hết sức quan trọng và đem lại hiệu quả cao vì tuổi học sinh rất nhạy cảm trong hình thành các hành vi sức khỏe lành mạnh, đồng thời qua giáo dục sức khỏe học sinh sẽ có ảnh hưởng đến gia đình các em và cộng đồng nói chung. Tóm lại, tùy theo từng lý do đằng sau các hành vi hay các nguyên nhân dẫn đến hành vi mà chúng ta có các chiến

lược hoạt động và các phương pháp GDSK phối hợp để hổ trợ quá trình thay đổi hành vi.

Chương 2

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w