Tích hợp, lồng ghép nội dung Giáo dục sức khỏe trong các môn học cho phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 81 - 87)

4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá

3.2.4. Tích hợp, lồng ghép nội dung Giáo dục sức khỏe trong các môn học cho phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh tiểu học

môn học cho phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh tiểu học

3.2.4.1. Mục tiêu

Nhằm đưa nội dung GDSK một cách gần gũi và thực tế đến HS đảm bảo mang lại hiệu quả thiết thực của công tác GDSK.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện

Nội dung GDSK trước đây trong trường Tiểu học được thể hiện chủ yếu ở môn Tự nhiên và xã hội, Sức khỏe. Việc nghiên cứu lồng ghép nội dung GDSK đã dần dần hình thành trong các môn học. Điều quan trọng là, chương trình Tiểu học mới đã được thiết kế, xây dựng trên tinh thần gắn với các nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh theo Luật Giáo dục năm 2005. Nội dung GDSK được thể hiện ở tất cả các môn học: Tự nhiên và Xã hội, Nghệ thụât, Đạo đức, Thế dục… và gắn vào từng bài cụ thể với các mức độ mà ta có thể nhìn thấy.

Tuy nhiên, GV có thể gặp khó khăn trong việc xác định nội dung kiến thức GDSK tương ứng cho từng bài học cụ thể. Vì vậy, theo chúng

tôi, để khai thác kiến thức GDSK qua các môn học thì GV cần phải chú ý những yêu cầu sau:

- Giáo viên phải nắm vững nội dung GDSK, bao gồm những kiến thức về sức khỏe tương ứng cho từng bài học cụ thể.

- Giáo viên phải nắm vững nội dung GDSK, bao gồm những kiến thức về sức khỏe và thái độ, hành vi sức khỏe như thế nào. Ngoài ra, sẽ thuận lợi hơn nếu GV cập nhật những thông tin về sức khỏe hiện nay đặc biệt là các thông tin tình hình dịch bệnh hiện nay.

- Giáo viên phải lập ra được hệ thống kiến thức về GDSK qua từng môn học, từng bài cụ thể trong chương trình môn học mà mình phụ trách. Cụ thể hơn, GV phải lập ra được một bảng liệt kê kiến thức GDSK cụ thể tương ứng với từng phần nội dung kiến thức môn học.

Các vấn đề môi trường diễn ra xung quanh các học sinh hết sức đa dạng và sinh động. Bản thân các cơ hội GDSK trong chương trình giảng dạy chưa đủ phong phú. Hơn nữa, không thể tách rời GDSK ra khỏi cuộc sống hiện đại.

Việc tích lũy kinh nghiệm thực tiễn là một yếu tố quan trọng trong giáo dục, học sinh cần có cơ hội thực tiễn để thực hành hành vi sức khỏe có lợi, chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống sau này. Hơn nữa, thái độ, hành vi và trong học sinh chỉ được hình thành và diễn ra trong bối cảnh có thực. Từ đó, học sinh nhận thức được các điều sau:

- Nhu cầu dinh dưỡng cho học sinh. - Dịch bệnh

- Điều trị bệnh và vết thương

- Nước sạch và môi trường ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe - Cách phòng bệnh, phát hiện bệnh, xử lý khi bị bệnh.

Qua việc tìm hiểu đó, hàng loạt vấn đề xung quanh cuộc sống hàng ngày mà khi được giải đáp nó sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bản thân học sinh về nhận thức cũng như thói quen quan tâm đến những vấn đề sức khỏe và bảo vệ sức khỏe. Điều quan trọng là qua đó kĩ năng, thói quen hành vi về giữ gìn sức khỏe và góp phần bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, cộng đồng. Chúng tôi tin rằng việc tìm hiểu này sẽ mang lại hiệu quả cao về nhiều mặt trong giáo dục sức khỏe.

Ngày nay nhiều học sinh không có khả năng đáp ứng kịp thời những đòi hỏi và sự căng thẳng ngày càng tăng của xã hội vì thiếu sự hỗ trợ cần thiết để tăng cường và xây dựng các kỹ năng sống cơ bản. Điều đó có thể gây ra những tổn hại về mặt sức khỏe và đạo đức của mỗi người.

Vì vậy việc GD KNS thông qua các môn học cho các em là một việc làm rất cần thiết:

- Nâng cao kiến thức và hiểu biết về sức khỏe, giới tính.

- Giúp học sinh hiểu và tự giải quyết những vấn đề về sức khỏe bản thân. - Phát triển ở họ những giá trị và những kỹ năng sống có khả năng đưa đến

một phong cách sống lành mạnh, tích cực và có trách nhiệm.

- Nâng cao khả năng tự đánh giá bản thân và tính tự trọng, tự tin ở học sinh, trong quan hệ với bạn bè cùng trang lứa và người lớn.

- Biết coi trọng phụ nữ và các em gái.

- Ngăn chặn những hành vi bất bình đẳng giới tính trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.

- Nâng cao sự hiểu biết của học sinh về những tác động xấu của tệ nạn xã hội với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của đất nước cũng như sự phát triển giống nòi của mỗi dân tộc.

Nội dung giáo dục nói chung và nội dung GDSK nói riêng có đạt mục đích, hiệu quả hay không phụ thuộc và hình thức tổ chức dạy học và phương pháp tổ chức dạy học của giáo viên. Lí luận giáo dục, dạy học đã chỉ ra rằng không có phương pháp nào là vạn năng. Do đó, trong việc thực hiện nội dung GDSK phải thực hiện đa dạng, linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học.

Như đã trình bày ở phần lí luận về hình thức và phương pháp GDSK, ở đây, chúng tôi đề cập:

- Về hình thức tổ chức: Việc tổ chức nội dung GDSK được thực hiện theo hai hình thức tổ chức giáo dục chủ yếu. Đó là: GDSK thông qua nội dung các môn học và GDSK thông qua việc tổ chức các hoạt động độc lập.

Việc tổ chức dạy học GDSK thông qua nội dung các môn học theo trong thực tế cần vận dụng vào đặc điểm vùng miền đối với môn Mỹ thuật, thông qua nội dung vẽ tranh cần tổ chức cho các em vẽ về đề tài: Bé với thể thao, bé tập thể dục; Đối với môn Tiếng Việt có thể liên hệ như bài: Tiếng Việt lớp 1 có bài Oa - Oe, Sức khỏe là vốn quý nhất; Đối với môn Khoa học có những bài có nội dung GDSK trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục chung thì tiến hành ngoài thiên nhiên, cho học sinh hoạt động tự tìm ra kiến thức sẽ mang lại kết quả cao hơn. Vì trong thực tế đó học sinh sẽ có được những

kiến thức tốt nhất về sức khỏe, hình thành những hành vi có lợi và những hành vi thiết thực nhất.

Để giờ học mang lại tính thực tiễn và đạt hiệu quả, giáo viên có thể giao cho các nhóm hoặc cá nhân nhiệm vụ khám phá các nội dung GDSK thông qua sách, báo, các phương tiện thông tin đại chúng hoặc quan sát trực tiếp các điều kiện sinh sống hàng ngày của các em.

Việc tổ chức GDSK thông qua việc tổ chức các hoạt động độc lập. Cần tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú như hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ bảo vệ sức khỏe, chuyên đề sức khỏe, phong trào “giữ gìn sức khỏe của bạn”, tổ chức các hội thi Chữ thập đỏ. Các tổ bộ môn có sự phân công theo các nhóm chuyên đề để có kế hoạch tổ chức các chuyên đề ngoại khóa về giáo dục sức khỏe cho học sinh. Theo các chủ điểm cụ thể, ví dụ như:

+ Môn Tự nhiên - Xã hội, tổ chức các chuyên đề giáo dục sức khỏe cá nhân, bệnh học đường[16]…

+ Môn Khoa học, tổ chức các chuyên đề về dịch bệnh, giới tính, các phòng bệnh.

+ Môn Đạo đức, tổ chức các chuyên đề về phát triển bền vững.

+ Thành lập Câu lạc bộ sức khỏe trong nhà trường và nâng cao nhiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ. Các câu lạc bộ sức khỏe có thể tổ chức sinh hoạt theo các chủ đề ăn uống sạch, vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, vệ sinh ở tuổi dậy thì,…

+ Tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động chủ điểm sức khỏe và giáo dục sức khỏe: Tìm hiểu ngày Môi trường thế giới 5 tháng 6; Tuần lễ nước

sạch ở Việt Nam vào tháng 5 hàng năm; Hàng ngày em cùng nhau chải răng; Chúng em với đôi mắt khỏe đẹp,…

+ Thi tuyên truyền viên giỏi về giáo dục và bảo vệ sức khỏe; vận động mọi người cùng thực hiện bảo vệ sức khỏe.

+ Các hoạt động bảo vệ sức khỏe: chải răng đúng cách, rửa mặt, vệ sinh tai, mũi, giáo dục giới tính.

+ Tổ chức đóng vai, đoán ô chữ, hái hoa dân chủ về đề tài sức khoẻ.

Trong khuynh hướng đổi mới giáo dục hiện nay, biên giới giữa nhà trường và xã hội dần được rút ngắn lại để có thể giúp học sinh phát triển thực sự toàn diện về tri thức, kĩ năng, thái độ và nhân cách văn hóa nói chung.

Muốn vậy, theo chúng tôi cần phải:

- Nhà trường phải đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục.

- Nhà trường và chính quyền địa phương nên có kế hoạch cụ thể trong việc phối hợp hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động GDSK nói riêng.

- Liên hệ với các tổ chứ y tế ở địa phương để tổ chức cho học sinh có những chuyên đề về phòng, chống dịch bệnh và có thể đi tham quan thực tế.

- Có những hướng dẫn cụ thể cho học sinh tham gia các hoạt động BVSK ở gia đình và cộng đồng: phát động phong trào mỗi em “Tôi là một siêu nhân tí hon” ở nhà.

- Nhà trường cần có cơ chế, chính sách cụ thể về công tác GDSK, có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để triển khai những hoạt động cụ thể, đem lại hiệu quả giáo dục cao.

- Xây dựng cơ chế, chính sách phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị y tế trong địa bàn để tạo ra trong đông đảo nhân dân thói quen BVSK và GDSK cho mọi người.

- Luôn cập nhật các vấn đề xã hội, bệnh dịch đang phát triển đe doạ tính mạng học sinh,… để đưa hoạt động GDSK của nhà trường vào thực tiễn chương trình bảo vệ sức khỏe địa phương.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w