1.3.3.1. Phương pháp giáo dục
PPGD là cách thức hoạt động của giáo viên, được thực hiện trong quá trình dạy học để tác động đến người học và việc học của họ nhằm hướng dẫn họ học tập và giúp họ đạt mục tiêu học tập [10].
Mỗi mô hình lí luận dạy học, PPGD đều có những điểm mạnh, điểm hạn chế nhất định. GDSK có chất lượng thể hiện ở các tiêu chí về kiến thức, thái độ và hành vi, trong đó chủ yếu là hành vi. Để đạt được điều đó phương pháp giáo dục đóng vai trò quan trọng. Phương pháp giáo dục phải huy động đến mức tối đa sự tham gia đóng góp của học sinh vào họat động học tập và thực tiễn bảo vệ sức khỏe. Quán triệt tư tưởng “Tập trung vào người học”, quá trình giáo dục sức khỏe cho học sinh tiểu học có thể sử dụng các phương pháp sau qua 2 phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp giao tiếp trực tiếp: giữa người với người là cách làm tốt nhất, tiết kiệm nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất đối với cá nhân, tập thể và cộng đồng. Phương pháp giao tiếp trực tiếp bao gồm: Đối thọai trực tiếp giữa người làm công tác GDSK với từng cá nhân trong lúc tiến hành các dịch vụ y tế. Nói chuyện phổ biến các kiến thức y học thường thức. Trong phương pháp đối thọai trực tiếp, ta có thể áp dụng các phương pháp dạy học tích cực như:
+ Phương pháp giải quyết vấn đề: là một hệ phương pháp yêu cầu học sinh phải tìm tòi, suy nghĩ, lập luận, xây dựng và tiến hành giải pháp đối với các vấn đề sức khỏe
+ Thảo luận nhóm: là sự trao đổi ý kiếm và quan niệm về một chủ đề giữa người học và giáo viên cũng như giữa những người học với nhau. Kết thúc thảo luận nhóm phải dẫn đến một kết luận hay một giải pháp. Phương pháp thảo luận giúp học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, học sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề môi trường nào đó.
+ Đóng vai: Là phương pháp học sinh thực hành, làm thử một số cách ứng xử nào đó trong những tình huống giả định (Ví dụ: trong các giờ học TN&XH choc học sinh đóng vai trong các tình huống để GDSK một cách trực tiếp và mang lại hiểu quả).
+ Trò chơi: Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp
tác và sự tự đánh giá. Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học (trong GDSK cũng như vậy). Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới.
+ Phương pháp thuyết trình là phương pháp dạy học mà cơ bản dùng để thực hiện là lới nói sinh động của giáo viên (Trong các giờ học về GDSK trong TN&XH lớp 2, GV sẽ phân tích cho HS hiểu hơn vè tác dụng của việc ăn đủ chất dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên...). + Phương pháp kể chuyện trong GDSK là một phương pháp dùng lời nói để diễn tả một cách sinh động hấp dẫn, có hình ảnh về một câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Câu chuyện liên quan đến nội dung bài học nhằm mục đích GDSK cho học sinh (Ví dụ: Bài: Làm thế nào để xương và cơ phát triển tốt (TN&XH lớp 2), GV sẽ lồng ghép những câu chuyện của những em học sinh biếng ăn và lười tập thể dục sẽ ẫn đến hậu quả như thế nào…Từ đó các em rút ra được bài học: Phải ăn uống đủ chất và luyện tập thể dục thường xuyên để xương và cơ phát triển tốt…).
+ Phương pháp điều tra: Điều tra là tìm tòi, khám phá một vấn đề nào đó. Và muốn GDSK cho học sinh đạt hiệu quả thì chúng ta cần tìm hiểu nhiều vấn đề xoay quanh GDSK. Điều tra đòi hỏi cả một quá trình, một dãy những họat động được tiến hành theo một trật tự, nhằm khám phá câu trả lời cho một vần đề đã được thừa nhận là có thật. Từ đó mới tiến hành các biện pháp tránh xa rời thực tế và không khả thi.
- Phương pháp giao tiếp gián tiếp - thông tin đại chúng:
Phương pháp này kém hiệu quả và tốn kém hơn so với các phương pháp giao tiếp trực tiếp vì phải gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng từ người làm GDSK tới các đối tượng GDSK. Có nhiều hình thức khác nhau trong thông tin đại chúng: Sách, báo, tranh ảnh,… Các phương tiện nghe nhìn: đài, phim, sân khấu, video,…Tổ chức câu lạc bộ sức khỏe, góc truyền thống giáo dục sức khỏe trong lớp. Tóm lại, mục tiêu cuối cùng của giáo dục sức khỏe là nhằm giúp học sinh có những hiểu biết về các vấn đề sức khỏe, xây dựng các hành vi và thói quen có lợi cho sức khỏe.
Vì vậy, khi thực hiện nội dung GDSK cần lựa chọn các phương pháp có khả năng hình thành kỹ năng và hành vi bảo vệ sức khỏe. Đó là những phương pháp cho phép người học suy nghĩ một cách độc lập, tìm tòi vào những phán đoán có lí lẽ.
1.3.3.2. Hình thức GDSK trong nhà trường tiểu học
Trong nhà trường tiểu học các mục tiêu giáo dục sức khỏe như đã phân tích ở trên được thực hiện theo hai hình thức tổ chức giáo dục chủ yếu. Đó là:
a) Giáo dục sức khỏe thông qua nội dung các môn học
Bằng con đường giáo dục qua các môn học, học sinh được hiểu biết, phân tích và tỏ thái độ trước những tình huống, được tiếp nhận thông tin đúng để hình thành kiến thức về sức khỏe và xây dựng các hành vi có lợi cho sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng ở bậc tiểu học, cơ hội GDSK qua các nội dung môn học là rất lớn. Có thể khái quát thành ba dạng cơ bản sau:
- Thứ nhất, nội dung chủ yếu của bài học, hay một số phần của nội dung môn học có sự trùng lặp với nội dung GDSK.
- Thứ hai, một số nội dung của bài hay một số phần nhất định của môn học có liên quan trực tiếp đến nội dung GDSK.
- Thứ ba, một số phần của nội dung môn học, bài học khác, các ví dụ, bài tập, bài làm được xem như là một dạng vật liệu dùng để khai thác các vấn đề GDSK.
Phải truyền đạt kiến thức về sức khỏe cho học sinh theo từng dạng bài cụ thể đòi hỏi người giáo viên phải biết khai thác nội dung GDSK, vừa đảm bảo yêu cầu của môn học.
b) Giáo dục sức khỏe thông qua các hoạt động độc lập:
Bằng việc thực hiện các hình thức giáo dục phong phú như: thuyết trình, tranh luận, trò chơi, đóng vai, tổ chức các câu lạc bộ sức khỏe, các buổi chuyên đề, tham luận, trò chuyện, đọc sách, kể chuyện, hát, đọc thơ, đóng kịch, bản tin cho cha mẹ,… học sinh sẽ được rèn luyện dần dần về thái độ, kĩ năng, hành vi bảo vệ sức khỏe. Các hình thức giáo dục sức khỏe thống nhất với nhau, hổ trợ cho nhau. Tuy nhiên, mỗi hình thức có ưu thế nhất định. Vì vậy trong công tác GDSK cần phải biết lựa chọn phối hợp nhịp nhàng của các phương pháp và hình thức giáo dục để bài học đạt hiệu quả cao nhất. Đó chính là nhờ vào nghệ thuật giảng dạy của người giáo viên. Ví dụ: trong giờ Thể dục để học sinh có ý thức luyện tập và hứng thú học hơn GV sử dụng phương pháp thuyết trình để phân tích cho các em thấy được lợi ích của việc luyện tập thể dục thể thao…